Hiện nay việc tạo ra một ứng dụng di động chất lượng không đủ để đảm bảo sự thành công của ứng dụng. Vì điều quan trọng hơn là làm thế nào để người dùng dễ tìm và tải về ứng dụng của bạn từ hàng triệu ứng dụng khác. Đây chính là lý do mà ASO trở thành công việc không thể thiếu khi phát triển ứng dụng. Vậy ASO là gì? Cùng FPT Shop tìm hiểu chi tiết ngay nhé.
Contents
ASO là gì?
ASO là viết tắt của “App Store Optimization” hay còn gọi là tối ưu hóa cửa hàng ứng dụng. Đây là một quá trình tối ưu hóa ứng dụng di động trên các cửa hàng ứng dụng phổ biến như App Store của Apple và Google Play của Android. Mục tiêu của ASO là cải thiện hiển thị của ứng dụng, giúp cho ứng dụng dễ dàng được tìm thấy và tải về từ người dùng.
Bạn đang xem: ASO là gì? Hướng dẫn cách tối ưu hóa ứng dụng trên Google Play và App Store
READ MORE:
Ưu điểm của ASO
Với hàng triệu ứng dụng có sẵn trên cửa hàng ứng dụng, cạnh tranh để thu hút sự chú ý của người dùng là một thách thức lớn. ASO chính là công cụ mà các nhà phát triển ứng dụng sử dụng để giúp nổi bật trong đám đông và tối ưu hóa hiển thị.
ASO có thể giúp tăng lượng tải về ứng dụng, tăng lợi nhuận và tạo sự nhận diện thương hiệu tốt hơn. Nếu bạn không tối ưu hóa ứng dụng của mình, khả năng cao nó sẽ bị “chôn vùi” dưới hàng loạt các ứng dụng khác và không được tải về. Dưới đây là những ưu điểm của ASO mà bạn cần biết.
Tăng sự nhận diện
ASO giúp tạo ra một tiêu đề và biểu tượng ứng dụng hấp dẫn, khiến người dùng chú ý hơn trong môi trường phát triển ứng dụng cạnh tranh ngày càng khốc liệt.
Cải thiện tỷ lệ chuyển đổi
Một tiêu đề và mô tả tốt có thể thuyết phục người dùng cài đặt ứng dụng của bạn. Tỷ lệ chuyển đổi tăng lên sẽ giúp tăng số lượt tải về.
Tiết kiệm ngân sách quảng cáo
ASO có thể giúp giảm chi phí quảng cáo bằng cách tìm kiếm tự nhiên từ cửa hàng ứng dụng. Khi ứng dụng xuất hiện cao trong kết quả tìm kiếm, bạn có thể giảm phụ thuộc vào các quảng cáo trả tiền.
Tăng thứ hạng và tải về
ASO còn cải thiện thứ hạng của ứng dụng trong danh sách xếp hạng tải về phổ biến, nên sẽ được tải về nhiều hơn từ người dùng tiềm năng.
Đo lường và tối ưu hóa
ASO cho phép bạn theo dõi hiệu suất và điều chỉnh chiến dịch của mình. Bằng cách kiểm tra và tối ưu hóa tiêu đề, mô tả, từ khóa và hình ảnh, bạn có thể cải thiện liên tục hiệu suất, vị trí của ứng dụng.
Figure: ASO là gì? – Hình 2
Cách tối ưu hóa ứng dụng ASO
Bước 1: Nghiên cứu và lựa chọn từ khóa
Xem thêm : Governing law là gì và cấu trúc cụm từ Governing law trong câu Tiếng Anh
Bước đầu tiên là bạn cần nghiên cứu và chọn các từ khóa phù hợp cho ứng dụng của bạn. Bạn cần tìm ra các từ khoá mà người dùng tiềm năng có thể sử dụng khi tìm kiếm các ứng dụng tương tự. Các công cụ nghiên cứu từ khóa như Google Keyword Planner hoặc các dịch vụ chuyên biệt trong ASO có thể giúp bạn xác định những từ khóa phù hợp.
Bước 2: Tối ưu hóa tiêu đề và mô tả
Tiêu đề và mô tả của ứng dụng là cơ hội để bạn sử dụng các từ khóa quan trọng mà bạn đã chọn ở bước 1. Tiêu đề cần tóm tắt một cách ngắn gọn giá trị và tính năng chính của ứng dụng. Sử dụng từ khóa ở đây để cải thiện khả năng tìm kiếm. Một số lưu ý khi tối ưu tiêu đề:
- Tiêu đề ứng dụng chứa từ khóa quan trọng và phù hợp với ngữ cảnh.
- Tuân thủ giới hạn ký tự: tối đa 30 ký tự cho App Store và 50 ký tự cho Google Play Store.
Mô tả ứng dụng cần cung cấp thông tin chi tiết về ứng dụng, lợi ích mà người dùng có thể nhận được và cách ứng dụng giải quyết vấn đề của họ. Đảm bảo sử dụng từ khóa liên quan và cách ứng dụng giải quyết vấn đề của người dùng. Một số lưu ý khi tối ưu mô tả (description):
- Sử dụng từ khóa một cách tự nhiên và chiến lược.
- Cung cấp thông tin về tính năng và lợi ích của ứng dụng.
- Giới hạn đoạn mô tả trong 4.000 ký tự theo quy định cửa hàng ứng dụng.
Bước 3: Tạo hình ảnh và video ứng dụng thu hút
Hình ảnh và video của ứng dụng đóng vai trò quan trọng trong việc thu hút sự chú ý của người dùng. Hãy tạo hình ảnh và video thu hút, mô tả rõ ràng tính năng và lợi ích của ứng dụng. Sử dụng màu sắc, phông chữ và thiết kế phù hợp với đối tượng mục tiêu của ứng dụng. Một số lưu ý trong quá trình tạo hình ảnh và video ứng dụng:
- Sử dụng ảnh chụp màn hình và video giới thiệu để thu hút sự chú ý của người dùng.
- Chọn ảnh sắc nét, nổi bật cho ảnh chụp màn hình (screenshot) và tạo video sống động, nên để video trước cho khách hàng xem.
- Tuân thủ giới hạn số lượng ảnh: 8 ảnh cho Google Play và 10 ảnh cho App Store.
Bước 4: Quản lý phản hồi và đánh giá
Phản hồi và đánh giá từ người dùng là một phần quan trọng của ASO. Một chiến lược ASO bài bản cần phần quản lý phản hồi từ người dùng và đảm bảo trả lời kịp thời các câu hỏi, thắc mắc từ khách hàng. Bước này đảm bảo có thể cải thiện đánh giá tổng thể của ứng dụng và thúc đẩy người dùng tiềm năng tải về, một số lưu ý:
- Kêu gọi người dùng đánh giá (review) và xếp hạng ứng dụng khi đã dùng ứng dụng.
- Sử dụng các kênh khác như mạng xã hội và Email Marketing để kêu gọi đánh giá.
- Cung cấp phần thưởng như: vật phẩm, điểm thưởng, xu,… cho người dùng khi thực hiện đánh giá ứng dụng.
Các công cụ hỗ trợ trong quá trình ASO
Xem thêm : Cách Vẽ Hình Trong Scratch
Để thực hiện ASO một cách hiệu quả, có nhiều công cụ hỗ trợ phổ biến mà bạn có thể sử dụng. Các công cụ này giúp bạn nghiên cứu từ khóa, theo dõi biểu đồ xếp hạng và quản lý phản hồi từ người dùng nhanh chóng. Dưới đây là một số công cụ ASO phổ biến:
- Sensor Tower.
- AppAnnie.
- Mobile Action.
- App Radar.
- AppTweak.
Sự khác biệt giữa ASO và SEO
Tuy cả ASO và SEO khá giống nhau trong các bước cơ bản, nhưng có nhiều điểm khác biệt được tổng hợp trong bảng dưới đây:
Tiêu chí | ASO (App Store Optimization) | SEO (Search Engine Optimization) |
---|---|---|
Đối tượng | Ứng dụng di động | Trang web, blog, nội dung trực tuyến |
Mục tiêu chính | Tối ưu hóa hiển thị ứng dụng trên cửa hàng ứng dụng (App Store, Google Play) | Tối ưu hóa xếp hạng trang web trên các công cụ tìm kiếm (Google, Bing) |
Yếu tố quan trọng | – Từ khóa (Keywords) – Tiêu đề và mô tả ứng dụng – Hình ảnh và video ứng dụng – Phản hồi và đánh giá |
– Từ khóa (Keywords) – Nội dung trang web – Liên kết (Backlinks) – Cấu trúc trang web |
Lưu lượng | Tải về ứng dụng | Lưu lượng truy cập đến trang web |
Công cụ hỗ trợ | Sensor Tower, Mobile Action, AppAnnie, App Radar, AppTweak | Google Analytics, Google Search Console, SEMrush, Moz, Ahrefs |
Mục tiêu chính | Tăng lượng tải về ứng dụng, cải thiện xếp hạng trên cửa hàng ứng dụng | Tăng lưu lượng truy cập trang web, cải thiện xếp hạng các từ khoá trên các công cụ tìm kiếm |
Thời gian kết quả | Thường nhanh hơn, kết quả có thể thấy ngay sau khi thực hiện các tối ưu | Thường mất thời gian lâu hơn để thấy kết quả, đòi hỏi kiên nhẫn và cải thiện liên tục |
Nền tảng | Các cửa hàng ứng dụng di động như App Store, Google Play | Trình duyệt web và các công cụ tìm kiếm trực tuyến (Google, Bing) |
Phạm vi toàn cầu | Có thể tối ưu hóa ứng dụng để mục tiêu người dùng toàn cầu | Có thể tối ưu hóa trang web để mục tiêu người dùng toàn cầu |
READ MORE:
Phần kết
Tóm lại, ASO là một công cụ quan trọng và không thể thiếu cho bất kỳ nhà phát triển ứng dụng nào muốn tăng lượng tải về và nổi bật trên cửa hàng ứng dụng. Thực hiện ASO cần sự hiểu biết sâu rộng về người dùng mục tiêu, nghiên cứu từ khóa kỹ lưỡng và sự kiên trì trong việc cải thiện và tối ưu hóa liên tục.
Hy vọng thông qua bài viết, bạn đã hiểu rõ hơn ASO là gì, tầm quan trọng của nó trong việc nâng cao khả năng hiển thị và tải về ứng dụng di động của bạn. Hãy tiếp tục nghiên cứu và áp dụng những thông tin được chia sẻ phía trên để tối ưu hóa ứng dụng của bạn. Chúc bạn thành công!
Xem thêm:
- Affiliate Marketing là gì? Khám phá những hình thức và kỹ năng cần thiết để thành công
- Tổng quan Marketing Facebook? Chiến lược triển khai hiệu quả để đột phá doanh thu
Khi thực hiện một chiến dịch ASO chắc hẳn bạn sẽ cần một chiếc laptop để tiện triển khai và theo dõi chiến dịch của mình. Nếu chưa có, hãy đến ngay FPT Shop, nơi bạn sẽ khám phá được những sản phẩm hàng đầu với giá ưu đãi hấp dẫn và giá cạnh tranh.
Xem danh sách laptop giá tốt, bán chạy nhất tại đây:
Nguồn: https://ispacedanang.edu.vn
Danh mục: Học tập