Trong thời đại số hóa hiện nay, “Data Migration” không còn xa lạ với những người làm trong lĩnh vực công nghệ thông tin. Tuy nhiên, với nhiều người khác, khái niệm này vẫn khá mơ hồ. Vậy Data Migration là gì và tại sao nó lại quan trọng?
Cùng Renova Cloud tìm hiểu về Data Migration, phân loại và cách thực hiện một dự án chuyển dữ liệu thành công. Với sự hướng dẫn chi tiết, bạn sẽ có cái nhìn sâu hơn vào thế giới kỹ thuật của ngành công nghiệp dữ liệu và làm thế nào để tận dụng lợi ích từ quá trình này. Hãy cùng khám phá ngay nhé!
Bạn đang xem: Bí quyết chuyển dữ liệu: Data Migration là gì và làm thế nào?
Contents
- 1 Data Migration là gì?
- 2 Tại sao Data Migration quan trọng?
- 3 Phân loại Data Migration
- 3.1 1. Cloud Migration (Di chuyển đám mây)
- 3.2 2. Storage Migration (Di chuyển bộ nhớ)
- 3.3 3. Data Center Migration (Di chuyển trung tâm dữ liệu)
- 3.4 4. Application Migration (Di chuyển ứng dụng)
- 3.5 5. Business Process Migration (Di chuyển quy trình kinh doanh)
- 3.6 6. Database Migration (Di chuyển cơ sở dữ liệu)
- 4 Cách triển khai dự án Data Migration
- 5 Rủi ro trong quá trình di chuyển dữ liệu
- 6 Phân biệt: Data Migration vs Data Conversion vs Data Integration
- 7 Dịch vụ Tích hợp & Di chuyển dữ liệu hiệu quả – bảo mật hàng đầu Việt Nam
Data Migration là gì?
Data Migration (Chuyển dữ liệu) là quá trình di chuyển dữ liệu giữa các hệ thống lưu trữ dữ liệu, hệ thống máy tính hay định dạng dữ liệu, mà vẫn đảm bảo tính toàn vẹn và độ chính xác của dữ liệu. Quá trình này đòi hỏi sự kỹ lưỡng, lập chiến lược bài bản và kỹ năng chuyên môn cao để xử lý các vấn đề rủi ro có thể xảy ra.
Data Migration là quá trình chuyển dữ liệu từ một hệ thống máy tính, định dạng dữ liệu và hệ thống lưu trữ dữ liệu
Một tổ chức có thể thực hiện dự án Data Migration vì nhiều lý do sau:
- Thay thế hoặc nâng cấp thiết bị lưu trữ hay máy chủ.
- Di chuyển dữ liệu giữa các nhà cung cấp đám mây bên thứ ba.
- Chuyển cơ sở hạ tầng tại chỗ sang các dịch vụ dựa trên đám mây.
- Hợp nhất các trang web.
- Thực hiện bảo trì cơ sở hạ tầng.
- Di chuyển ứng dụng hoặc cơ sở dữ liệu.
- Cài đặt nâng cấp phần mềm.
- Di chuyển dữ liệu trong quá trình sáp nhập công ty hoặc di dời trung tâm dữ liệu.
READ MORE:
Tại sao Data Migration quan trọng?
Data Migration đảm bảo rằng dữ liệu được truyền thành công và an toàn sang các ứng dụng, hệ thống lưu trữ hoặc đám mây khác. Mặc dù việc di chuyển dữ liệu từ nền tảng này sang nền tảng khác có thể rủi ro và tốn kém nhưng nó cũng mang lại nhiều lợi ích lớn cho tổ chức.
Ví dụ: Ngoài việc nâng cấp ứng dụng và dịch vụ, các tổ chức có thể tăng năng suất và giảm chi phí lưu trữ.
Cho dù doanh nghiệp của bạn đang chuyển sang môi trường đám mây công cộng (public cloud), đám mây riêng tư (private cloud), đám mây lai (hybrid cloud) hay đa đám mây (multi cloud), thì đều cần một phương pháp di chuyển dữ liệu an toàn, tiết kiệm và hiệu quả.
Phân loại Data Migration
Nâng cấp hệ thống hay mở rộng trung tâm dữ liệu lên môi trường đám mây mang lại rất nhiều lợi thế kinh doanh cho doanh nghiệp. Đối với nhiều công ty, đây là sự cải tiến thuận theo tự nhiên, họ sử dụng đám mây để có thể thúc đẩy tăng trưởng doanh thu, tăng tính linh hoạt và giảm chi phí vốn.
Loại Data migration khác nhau sẽ cần lượng thời gian khác nhau để nhân viên công nghệ thông tin có thể hoàn thành di chuyển dữ liệu.
1. Cloud Migration (Di chuyển đám mây)
Là quá trình di chuyển dữ liệu, các yếu tố kinh doanh hay các ứng dụng từ từ đám mây này sang đám mây khác hoặc từ trung tâm dữ liệu tại chỗ sang đám mây. Quá trình này giúp các tổ chức tận dụng những lợi ích của đám mây như tính linh hoạt, mở rộng quy mô, tiết kiệm chi phí và tiếp cận công nghệ tiên tiến.
Cloud Migration (Di chuyển sang đám mây) là quá trình di chuyển dữ liệu và ứng dụng từ hạ tầng on-premises lên các đám mây
2. Storage Migration (Di chuyển bộ nhớ)
Là quá trình di chuyển dữ liệu từ vị trí lưu trữ này sang vị trí khác – có thể xảy ra giữa các hệ thống lưu trữ cục bộ, hay từ hệ thống lưu trữ cục bộ sang môi trường lưu trữ đám mây, hoặc ngược lại. Phương pháp Storage Migration được thực hiện để nâng cấp, mở rộng hệ thống, tối ưu hóa hiệu suất, đáp ứng các yêu cầu pháp lý, tăng cường bảo mật và tối ưu chi phí.
3. Data Center Migration (Di chuyển trung tâm dữ liệu)
Là quá trình di chuyển dữ liệu từ cơ sở hạ tầng trung tâm dữ liệu cũ sang thiết bị mới tại cùng một vị trí thực tế, hoặc di chuyển cơ sở hạ tầng trung tâm dữ liệu đến một vị trí khác. Trung tâm dữ liệu chứa cơ sở hạ tầng lưu trữ dữ liệu, giúp bảo mật các ứng dụng quan trọng của tổ chức như: máy chủ, bộ chuyển mạch, bộ định tuyến mạng, thiết bị lưu trữ, máy tính và các thiết bị dữ liệu liên quan.
4. Application Migration (Di chuyển ứng dụng)
Xem thêm : Thiết kế đồ chơi và đồ dùng dạy học – Kỹ năng cần có của giáo viên mầm non
Phương pháp này diễn ra khi một tổ chức muốn thay đổi nhà cung cấp ứng dụng hoặc thay đổi các phần mềm ứng dụng – các dữ liệu sẽ được di chuyển từ môi trường điện toán đám mây này sang môi trường điện toán đám mây khác.
5. Business Process Migration (Di chuyển quy trình kinh doanh)
Là quá trình di chuyển các chỉ số/dữ liệu về kinh doanh hoặc các ứng dụng kinh doanh sang một môi trường mới, bao gồm: thông tin sản phẩm, thông tin khách hàng và thông tin hoạt động. Di chuyển quy trình kinh doanh được thức đẩy bằng cách tối ưu hóa và tổ chức lại doanh nghiệp, hoặc mua bán và sáp nhập (M&A).
Business Process Migration là quá trình di chuyển các ứng dụng kinh doanh và dữ liệu về các quy trình kinh doanh sang một môi trường mới
6. Database Migration (Di chuyển cơ sở dữ liệu)
Là một phương tiện lưu trữ và sắp xếp cấu trúc dữ liệu một cách có tổ chức hơn. Cơ sở dữ liệu được quản lý bởi Hệ thống quản lý cơ sở dữ liệu (DBMS), và Database Migration liên quan đến quá trình nâng cấp từ phiên bản DBMS cũ lên phiên bản mới, hoặc di chuyển từ DBMS này sang DBMS khác.
Cách triển khai dự án Data Migration
Tính đến năm 2011: “Gần 40% dự án Phân loại Data Migration đã vượt quá thời gian, vượt quá ngân sách hoặc thất bại hoàn toàn.” Vì vậy, việc lập kế hoạch phù hợp là rất quan trọng để thực hiện việc di chuyển dữ liệu thành công.
Mặc dù mỗi tổ chức sẽ lập kế hoạch triển khai Data Migration khác nhau (tùy theo từng dự án), nhưng có 5 bước chính đối với hầu hết dự án di chuyển dữ liệu dưới đây:
Bước 1: Chuẩn bị tài liệu nêu rõ các nhu cầu kỹ thuật và kinh doanh của quá trình di chuyển
Yêu cầu đội ngũ IT của bạn viết một danh sách liệt kê tất cả thông số kỹ thuật và chức năng của quá trình di chuyển dữ liệu. Tài liệu này cho phép các nhóm làm việc trong dự án có cái nhìn chi tiết và toàn diện về các mục tiêu cần đáp ứng.
Đồng thời, tài liệu cũng phải mô tả cụ thể loại dữ liệu hoặc di chuyển NAS (Bộ lưu trữ đính kèm mạng) dự kiến:
- Di chuyển tất cả cùng một lúc.
- Hợp nhất dữ liệu từ nhiều nguồn lưu trữ khác nhau.
- Di chuyển đồng bộ hóa dài hạn.
- Một số lựa chọn thay thế tồn tại.
Bước 2: Liệt kê các rủi ro có thể xảy ra khi di chuyển
Sau khi hoàn thành bước 1, bạn cần bắt tay xây dựng một kế hoạch bài bản – bao gồm các rủi ro có thể xảy ra trong quá trình thực hiện Data Migration, cũng như các yêu cầu cần thiết của việc di chuyển. Dưới đây là những thông tin quan trọng cần thêm vào kế hoạch:
Thông tin cần đưa vào tài liệu:
- Môi trường CNTT có phức tạp không? Các định dạng và giao thức mạng là gì? Dữ liệu được lưu trữ như thế nào? Mô tả bản chất của dữ liệu được đề cập. Các câu hỏi phát sinh khác tùy thuộc vào bản chất của dữ liệu sẽ được di chuyển.
- Dữ liệu có cấu trúc hay phi cấu trúc? Dữ liệu có cấu trúc được lưu trữ ở định dạng được xác định trước. Ngược lại, dữ liệu phi cấu trúc là một cụm gồm các loại dữ liệu khác nhau và thường được lưu trữ ở định dạng gốc: tệp văn bản, tệp đa phương tiện…
- Cần xử lý một lượng lớn dữ liệu? Mức độ và dung lượng của dữ liệu chắc chắn sẽ ảnh hưởng đến quyết định của bạn.
Bước 3: Chuẩn bị và làm sạch dữ liệu để di chuyển
Một trong những điều kiện tiên quyết để thực hiện Data Migration thành công là chuẩn bị những dữ liệu thích hợp cho việc di chuyển. Dưới đây là những gì bạn cần làm:
- Nghiên cứu kiến trúc lưu trữ dữ liệu gốc: Có bao nhiêu thư mục? Dung lượng dữ liệu mỗi thư mục là bao nhiêu? Các tệp tin liên quan đến nhau như thế nào?
- Tìm và loại bỏ dữ liệu trùng lặp cũng như dữ liệu hỏng. Không có lý do gì để chuyển dữ liệu bị lỗi!
- Xây dựng quy tắc đặt tên cho các định dạng và tệp.
- Ưu tiên và xếp hạng dữ liệu sẽ được di chuyển.
- Xem xét các biện pháp bảo vệ dữ liệu sẽ được thực thi trong quá trình chuyển dữ liệu.
Hãy ghi nhớ: Tự động hóa mọi hành động mà bạn có thể! Điều này giúp bạn tiết kiệm thời gian quý báu và giảm đáng kể nguy cơ xảy ra lỗi trong quá trình này.
Bước 4: Tiến hành thử nghiệm
Mục tiêu của việc thử nghiệm là thu thập thông tin quan trọng về cách thức di chuyển dữ liệu sẽ diễn ra như thế nào. Hãy thử nghiệm việc di chuyển trên một mẫu dữ liệu cụ thể, trước khi triển khai cho toàn bộ dự án.
Xem thêm : Gợi ý 7 bài tập Scratch đơn giản dành cho trẻ
Bước sơ bộ này giúp công việc của bạn trở nên dễ dàng hơn và có thể đảm bảo sự thành công của dự án. Đồng thời, nó cũng giúp bạn lựa chọn các công cụ phù hợp để thực hiện việc di chuyển.
Bước 5: Đánh giá kết quả
Tiến hành kiểm tra và phân tích quá trình di chuyển dữ liệu diễn ra như thế nào. Kiểm tra dữ liệu đã di chuyển và xem liệu có gặp vấn đề gì không. Đừng quên điều tra mức độ hài lòng của người dùng cuối cùng với kết quả của việc di chuyển – họ là những người có kiến thức về kinh doanh, sẽ cung cấp cho bạn thông tin hữu ích về việc di chuyển dữ liệu đã thành công hay chưa.
Rủi ro trong quá trình di chuyển dữ liệu
Dưới đây là 6 rủi ro lớn nhất mà các doanh nghiệp phải đối mặt khi triển khai dự án Data Migration:
- Mất dữ liệu: Điều này hoàn toàn có thể xảy ra. Do đó, bạn cần tiến hành sao lưu và lập kế hoạch di chuyển dữ liệu kỹ lưỡng với sự trợ giúp từ các chuyên gia Renova Cloud.
- Bảo mật: Khi di chuyển dữ liệu, việc mã hóa an toàn là bước quan trọng không thể bỏ qua. Đối với những dự án di chuyển ngoại tuyến bao gồm thiết bị lưu trữ, bạn nên chắc chắn rằng dịch vụ vận chuyển và hậu cần của đối tác có tính bảo mật tuyệt đối.
- Có thể di chuyển dữ liệu không chính xác/không mong muốn: Kho dữ liệu hiện tại của bạn có thể chứa thông tin không cần thiết hoặc không chính xác. Trước khi chuyển sang kho mới, hãy loại bỏ những dữ liệu này. Nếu không, chúng sẽ làm giảm chất lượng và hiệu suất của kho dữ liệu mới.
- Thời gian di chuyển kéo dài: Thời gian di chuyển dữ liệu có thể dao động từ vài giờ đến cả tuần, tùy thuộc vào khối lượng thông tin cần chuyển. Lượng dữ liệu càng lớn, thời gian hoàn thành dự án càng lâu hơn.
- Có thể làm gián đoạn kinh doanh: Khi việc di chuyển dữ liệu kéo dài hơn dự định, có thể ảnh hưởng không nhỏ đến hoạt động kinh doanh của bạn như việc phục vụ khách hàng và đối tác chậm hơn, thậm chí mất đi sự tin tưởng của khách hàng – đẩy họ về phía các đối thủ.
- Chi phí cao hơn dự kiến: Những khoản chi phí phát sinh không mong muốn có thể xuất hiện nếu quá trình lập kế hoạch của bạn bị sai lệch.
Phân biệt: Data Migration vs Data Conversion vs Data Integration
Data Migration và Data Conversion thường được sử dụng thay thế cho nhau trên internet, khiến nhiều người nhầm lẫn hai thuật ngữ này là một – nhưng thực tế, chúng hoàn toàn khác nhau.
Như Renova Cloud đã chia sẻ, Data Migration là quá trình di chuyển dữ liệu giữa các vị trí, định dạng hoặc hệ thống – bao gồm: lập hồ sơ dữ liệu, làm sạch dữ liệu, xác thực dữ liệu và đảm bảo chất lượng dữ liệu đang diễn ra trong hệ thống lưu trữ. Trong quá trình này, Data Conversion (Chuyển đổi dữ liệu) chỉ là bước đầu tiên!
Data Conversion đề cập đến quá trình chuyển đổi dữ liệu từ định dạng này sang định dạng khác. Điều này là cần thiết khi di chuyển dữ liệu từ một ứng dụng cũ sang phiên bản nâng cấp khác hoặc một ứng dụng hoàn toàn mới. Để thực hiện chuyển đổi, dữ liệu dữ liệu phải được trích xuất từ nguồn, chỉnh sửa và tải vào hệ thống lưu trữ mới dựa trên một bộ yêu cầu.
Trong khi đó, Data Integration (Tích hợp dữ liệu) đề cập đến quá trình kết hợp dữ liệu từ các nguồn khác nhau để cung cấp cho người dùng cái nhìn thống nhất về tất cả dữ liệu của tổ chức – điều này rất quan trọng cho việc phân tích dữ liệu.
Ví dụ: Data Integration bao gồm kho dữ liệu, hồ dữ liệu và NetApp® Fabric Pools, tự động hóa việc phân cấp dữ liệu giữa các trung tâm dữ liệu tại chỗ và đám mây, hoặc tự động phân cấp dữ liệu giữa bộ lưu trữ khối AWS EBS và kho lưu trữ đối tượng AWS S3.
READ MORE:
Dịch vụ Tích hợp & Di chuyển dữ liệu hiệu quả – bảo mật hàng đầu Việt Nam
Data Migration không chỉ là một khía cạnh kỹ thuật trong các dự án IT, mà còn là yếu tố quyết định cho sự linh hoạt và hiệu quả trong việc quản lý dữ liệu của doanh nghiệp. Để đảm bảo quá trình di chuyển dữ liệu diễn ra mượt mà và không gặp bất kỳ vấn đề nào – việc có sự hỗ trợ từ một đối tác tin cậy và có kinh nghiệm là vô cùng quan trọng.
AWS Glue – Dịch vụ tích hợp dữ liệu phi máy chủ từ được cung cấp bởi Amazon Web Services, mang đến một giải pháp hoàn hảo cho việc này, giúp doanh nghiệp bạn dễ dàng chuyển và tích hợp dữ liệu giữa các hệ thống khác nhau nhanh chóng và an toàn.
AWS Glue là một dịch vụ tích hợp dữ liệu phi máy chủ từ Amazon giúp quá trình chuẩn bị và tải dữ liệu dễ dàng hơn.
Tại Renova Cloud, chúng tôi tự hào có một đội ngũ chuyên gia về AWS Glue. Với kinh nghiệm và kiến thức sâu rộng, chúng tôi cam kết mang đến cho quý khách hàng dịch vụ Tích hợp & Di chuyển dữ liệu chất lượng, hiệu quả và bảo mật hàng đầu tại Việt Nam.
Đừng bỏ lỡ cơ hội tối ưu hóa quy trình làm việc và quản lý dữ liệu của bạn. Liên hệ Renova Cloud ngay – chúng tôi sẽ giúp bạn khám phá và tận dụng những lợi ích tuyệt vời từ AWS Glue!
Nguồn: https://ispacedanang.edu.vn
Danh mục: Học tập