Viết hàm trả về giá trị, số lượng và vị trí xuất hiện của phần tử lớn nhất trong danh sách. (Tham số

Bài toán cần xử lý

Viết hàm với tham số truyền vào là một danh sách các số thực. Trả về giá trị, số lượng và vị trí xuất hiện của phần tử lớn nhất trong danh sách.

Kiến thức cần có

  • Hàm input() và hàm print()
  • Cấu trúc lặp trong Python
  • Cấu trúc rẽ nhánh trong Python
  • Biến và kiểu dữ liệu
  • Hàm trong Python
  • Xử lý ngoại lệ (Exception Handling)
  • Các phương thức xử lý List trong Python:
    • split()
    • len()
    • max()
    • count()
    • List Comprehension
    • Unpacking arguments

Định dạng đầu vào

Gồm một dòng duy nhất chứa các phần tử là số thực của danh sách, các phần tử cách nhau bởi khoảng trắng.

Định dạng đầu ra

Gồm ba dòng:

  1. Dòng đầu tiên hiển thị giá trị phần tử lớn nhất trong danh sách.
  2. Dòng thứ hai hiển thị số lượng phần tử lớn nhất.
  3. Dòng thứ ba hiển thị các vị trí của phần tử lớn nhất, các vị trí cách nhau bởi khoảng trắng.

Lưu ý: Nếu danh sách rỗng thì xuất thông báo: “Danh sach rong”. Nếu input nằm ngoài định dạng đầu vào thì xuất thông báo: “Vui long nhap cac phan tu la so thuc!”

Ví dụ

Input 1:
-5 3.5 9 2 -3.75 6 9 9 3.375 9

Output 1:
9.0
4
2 6 7 9

Input 2:
123.456

Output 2:
123.456
1
0

Input 3:
10 10 10 10 10

Output 3:
10.0
5
0 1 2 3 4

Input 4:

Output 4:
Danh sach rong

Input 5:
4 3$ 5 kteam 8.9 3.3.4

Output 5:
Vui long nhap cac phan tu la so thuc!

Gợi ý

  • Định nghĩa hàm phan_tu_lon_nhat với tham số là danh sách số thực.
  • Sử dụng hàm max() để tìm giá trị lớn nhất trong danh sách.
  • Sử dụng hàm count() để đếm số phần tử lớn nhất.
  • Sử dụng List Comprehension kết hợp với vòng lặp for và hàm if để khởi tạo list gồm các vị trí của phần tử lớn nhất.
  • Trả về các kết quả cho hàm.
  • Dùng hàm input() và hàm split() để nhập dòng đầu tiên từ bàn phím và cắt chúng thành danh sách các phần tử.
  • Sử dụng cấu trúc rẽ nhánh và hàm len() để kiểm tra xem có phải là danh sách rỗng không. Xuất thông báo lỗi nếu có.
  • Sử dụng cấu trúc Xử lý ngoại lệ để xử lý các trường hợp gây ra lỗi khi ép kiểu dữ liệu.
  • Đặt chương trình trong khối try.
  • Dùng hàm list() và map() để ép kiểu dữ liệu của các phần tử sang số thực và trả về danh sách các số thực.
  • Gọi hàm phan_tu_lon_nhat và truyền vào tham số cần thiết.
  • Sử dụng hàm print() và kỹ thuật Unpacking arguments để hiển thị kết quả ra màn hình theo định dạng đầu ra.
  • Lỗi sẽ phát sinh ở lệnh ép kiểu nếu định dạng đầu vào không hợp lệ. Dùng lệnh except để bắt lỗi.
  • Dùng hàm print() hiển thị thông báo lỗi ra màn hình.

Code mẫu

def phan_tu_lon_nhat(danhSachSo):
    giaTri = max(danhSachSo)
    soLuong = danhSachSo.count(giaTri)
    dsViTri = [vt for vt in range(0, len(danhSachSo)) if danhSachSo[vt] == giaTri]
    return giaTri, soLuong, dsViTri

#Nhập danh sách từ bàn phím
danhSach = input().split()

#Kiểm tra xem danh sách có rỗng hay không
if len(danhSach) == 0:
    print("Danh sach rong")
else:
    #Khoi lenh co the phat sinh loi
    try:
        #Ép kiểu dữ liệu sang số thực
        danhSachSo = list(map(float, danhSach))

        #Gọi thực thi hàm và truyền tham số cho hàm
        giaTri, soLuong, dsViTri = phan_tu_lon_nhat(danhSachSo)

        print(giaTri)
        print(soLuong) #Unpacking arguments
        print(*dsViTri)

    #Khoi lenh duoc thuc thi khi loi xay ra
    except:
        print("Vui long nhap cac phan tu la so thuc!")

Kết luận

Trong bài này, chúng ta đã hướng dẫn cách viết hàm với tham số truyền vào là một danh sách các số thực. Trả về giá trị, số lượng và vị trí xuất hiện của phần tử lớn nhất trong danh sách. Đồng thời, chúng ta cũng đã trả về danh sách các phần tử lẻ.

Thêm bài giải của bạn vào phần bình luận để được Kteam review code và fix lỗi (nếu có) trong livestream của khóa học này.

Đừng quên “Luyện tập – Thử Thách – Không ngại khó!”

Thảo luận

Nếu bạn có bất kỳ khó khăn hay thắc mắc gì về khóa học, đừng ngần ngại đặt câu hỏi trong phần BÌNH LUẬN bên dưới hoặc trong mục HỎI & ĐÁP trên thư viện Howkteam.com để nhận được sự hỗ trợ từ cộng đồng.

FEATURED TOPIC