Teen 2k8 cần làm gì để học môn Ngữ văn 9 hiệu quả suốt cả năm học?

Môn Ngữ văn là môn thi bắt buộc trong kỳ thi tuyển sinh vào 10, vì thế học sinh 2k8 cần có kế hoạch học môn Ngữ văn để giảm tải áp lực và bứt phá điểm số môn học này trong kỳ thi vào 10.

Năm cuối cấp là thời điểm các em có nhiều băn khoăn, lo lắng nhất. Câu hỏi đặt ra chính là học sinh sắp lên lớp 9 phải chuẩn bị những gì để học tốt các môn thi vào 10, trong đó Ngữ văn là môn quan trọng các em lại càng phải lưu ý. Hiểu được những băn khoăn đó, cô Đỗ Khánh Phượng – Giáo viên tại Hệ thống Giáo dục HOCMAI đã có những chia sẻ đầy tâm huyết nhằm giúp các bạn có học tốt môn Ngữ văn 9.

Kiến thức môn Ngữ văn lớp 9 nhiều và khó

Theo nhận định của cô Phượng lượng kiến thức môn Ngữ văn lớp 9 nhiều và khó, do đó học sinh cần lên kế hoạch học tập theo từng giai đoạn. Nếu không có sự chuẩn bị sớm, việc ôn thi vào 10 của các bạn sẽ trở nên vô cùng khó khăn.

Phần đọc Văn

  • Số lượng tác phẩm rất “đồ sộ”: Điều này khiến học sinh ôn thi vào 10 cũng vất vả không kém việc ôn thi đại học.
  • Nhiều giai đoạn văn học: Văn học trung đại (Truyện kiều, Người con gái Nam Xương,…); Văn học hiện đại trước và sau kháng chiến. Vì vậy, buộc học sinh không chỉ nhớ kiến thức nội dung của tác phẩm đó mà còn phải nhớ cả lịch sử Văn học.
  • Nhiều tác phẩm văn học nước ngoài thuộc nhiều quốc gia khác nhau: Đây cũng là một trở ngại cho các bạn học sinh “yếu” môn Ngữ văn. Tuy nhiên, cũng là cơ hội để chúng ta mở rộng vốn hiểu biết về nền văn học trên toàn thế giới.
  • Thể loại văn học phong phú: Tiểu thuyết; truyện ngắn; thơ (lục bát, tự do, 8 chữ,…); lý luận phê bình văn học;ký,…

Cô Đỗ Khánh Phượng chia sẻ phương pháp giúp học sinh 2k8 học Ngữ văn hiệu quả.

Phần Tiếng Việt

  • Kiến thức về từ vựng gồm: Cấu tạo từ và cách phân loại từ; Nghĩa của từ; Các biện pháp tu từ từ vựng.
  • Kiến thức về ngữ pháp: Từ loại Tiếng Việt; Các thành phần câu; Câu phân theo mục đích nói; Câu phân theo cấu tạo ngữ pháp; Biến đổi câu; Liên kết câu; Tu từ cú pháp; Phương châm hội thoại,…

Tập làm văn

Trong chương trình Ngữ văn lớp 9, học sinh phải học nhiều dạng bài Tập làm văn như: Văn thuyết minh; Văn tự sự; Văn biểu cảm; Văn nghị luận.

Đặc biệt, dạng bài học sinh thường gặp nhất trong các đề thi chính là Văn nghị luận, gồm:

  • Nghị luận xã hội: Nghị luận về một tư tưởng đạo lí; Nghị luận một hiện tượng đời sống.
  • Nghị luận văn học: Nghị luận về nhân vật văn học; Nghị luận về tình huống truyện; Nghị luận về chi tiết văn học.

Tìm kiếm cho mình phương pháp học tập môn Ngữ văn hiệu quả

Trong thực tế, nhiều học sinh quan niệm sai lầm rằng học tốt Văn là do bạn có năng khiếu. Điều này không hoàn toàn chính xác. Để học tốt bất kỳ một môn học nào đòi hỏi chúng ta phải có phương pháp học tập phù hợp. Với môn Ngữ văn cũng không ngoại lệ, cô Phượng cũng đã có những chia sẻ hữu ích giúp các bạn tìm ra phương pháp để đạt kết quả cao ở môn học này.

  • Lên kế hoạch học tập bài bản: Muốn học tốt, học sinh cần lên kế hoạch học tập bài bản, hệ thống và khoa học. Bởi học sinh thường có thói quen học “manh mún”, thích bài nào học bài đó, mà quên một điều kiến thức đi theo một “quỹ đạo” và có mối liên hệ với nhau. Do đó, học sinh cần học gọn gàng kiến thức của bài trước để phục vụ cho bài sau.
  • Lựa chọn hình thức học phù hợp: Việc học hè trở nên dễ dàng hơn nếu các bạn tìm được cho mình một hình thức học nhẹ nhàng, hiệu quả. Thay vì đi học thêm, học sinh có thể lựa chọn tự học online tại nhà. Tìm hiểu cho mình các khóa học online trong Chương trình Học tốt 2022-2023 của HOCMAI cũng là một lựa chọn thông minh. Với chu trình học 4 bước khép kín HỌC – LUYỆN – HỎI – KIỂM TRA, chương trình sẽ giúp học sinh nắm chắc kiến thức nền tảng bám sát chương trình học trong sách giáo khoa môn Ngữ văn của Bộ Giáo dục và Đào tạo, đồng thời bứt phá điểm số trong các bài thi, bài kiểm tra trên lớp.
  • Ôn tập lại nhiều lần: Việc luyện tập nhiều lần là yếu tố quan trọng giúp học sinh thành thạo các dạng kiến thức cơ bản. Thậm chí, theo kinh nghiệm giảng dạy của cô Phượng, có những bài các bạn phải học đến 5-6 lần mới nhớ. Vì vậy, nếu cảm thấy kiến thức chưa vững vàng, học sinh đừng “nản chí” mà hãy kiên trì luyện tập đến lúc thành thạo.
  • Quản lý thời gian học hiệu quả: Hè là khoảng thời gian dài, rảnh rỗi, nhưng nếu không sắp xếp hợp lý, chúng ta sẽ bị lãng phí mà không học được nhiều kiến thức. Do đó, các bạn cần lên một thời gian biểu cụ thể, rõ ràng để phát huy hết khoảng thời gian “vàng’ này một cách hiệu quả.
  • Kết hợp học xen kẽ các môn học: Nếu các bạn chỉ dành cả ngày để học Văn thì sẽ nhanh bị nhàm chán và cũng không mang lại kết quả cao, do đó, nên kết hợp xen kẽ giữa các môn vào các thời điểm khác nhau trong ngày. Đồng thời, học sinh cần đánh giá được hiệu quả học tập của bản thân sau mỗi giai đoạn để khắc phục kịp thời những khó khăn đang vướng mắc.

Trên đây là những chia sẻ của cô Đỗ Khánh Phượng về bí kíp giúp học sinh chuẩn bị lên lớp 9 tự học tại nhà hiệu quả môn Ngữ văn, hi vọng các em cũng sẽ tìm kiếm được cho mình phương pháp học tập phù hợp, sẵn sàng bứt phá trong năm học mới.

Để học tốt môn Ngữ văn, năng khiếu chỉ là bước đệm khởi đầu, nó còn đòi hỏi rất nhiều yếu tố quan trọng khác. Vì vậy, các bạn học sinh hãy kiên trì, cố gắng trau dồi kiến thức cơ bản trước khi mở rộng kiến thức nâng cao thì việc học Văn sẽ trở nên đơn giản và sẽ không còn là nỗi sợ đối với các bạn nữa.

Phụ huynh – học sinh đăng ký nhận lộ trình học tốt Văn và được tham gia HỌC THỬ miễn phí ngay tại: https://hocmai.link/Lo-trinh-chinhphuc-Van9

FEATURED TOPIC