Có rất nhiều cách dạy trẻ 7 tuổi biết nghe lời mà phụ huynh có thể tìm thấy trong các nguồn thông tin giáo dục. Tuy nhiên, không có cách nào hoàn hảo để áp dụng với mọi đứa trẻ. Dưới đây là những thông tin tổng quát xoay quanh vấn đề dạy trẻ 7 tuổi nghe lời đơn giản và hiệu quả, kính mời quý phụ huynh tham khảo.
Contents
- 1 1. Tìm hiểu rõ nguyên nhân khiến trẻ 7 tuổi không nghe lời
- 2 1.1. Trẻ không nghe lời do khủng hoảng tâm lý lứa tuổi
- 3 1.2. Trẻ không nghe lời do sai lầm trong cách giáo dục của cha mẹ
- 4 1.3. Trẻ không nghe lời do không hiểu ý của cha mẹ
- 5 1.4. Trẻ không nghe lời vì thật sự không muốn
- 6 2. Cách dạy trẻ 7 tuổi biết nghe lời
- 6.1 2.1. Trước tiên, phụ huynh cần giữ bình tĩnh
- 6.2 2.2. Cho trẻ hiểu rõ hậu quả khi không vâng lời, đặt ra quy tắc và hình phạt rõ ràng
- 6.3 2.3. Hãy nói con NÊN làm gì, đừng nói KHÔNG NÊN làm gì
- 6.4 2.4. Kiên nhẫn lắng nghe, đừng tranh luận mà hãy nhẹ nhàng giải thích
- 6.5 2.5. Tránh nói những lời tiêu cực, thể hiện sự tôn trọng con
- 6.6 2.6. Không bao bọc trẻ quá mức
- 6.7 2.7. Phớt lờ những đòi hỏi không thỏa đáng của con
- 6.8 2.8. Động viên và khen ngợi con khi cần thiết, thể hiện tình yêu thương với con
- 6.9 2.9. Đừng cố bắt ép trẻ làm điều mà chúng không thích, hãy cho trẻ quyền lựa chọn
- 6.10 2.10. Hãy cho trẻ được sống trong một gia đình yên ấm, hạnh phúc
1. Tìm hiểu rõ nguyên nhân khiến trẻ 7 tuổi không nghe lời
Có nhiều nguyên nhân dẫn đến việc trẻ không nghe lời, bao gồm khủng hoảng tâm lý lứa tuổi, sai lầm trong cách giáo dục của cha mẹ, không hiểu ý của cha mẹ và do trẻ thực sự không muốn.
Bạn đang xem: 14+ Cách dạy trẻ 7 tuổi biết nghe lời đơn giản và hiệu quả
READ MORE:
1.1. Trẻ không nghe lời do khủng hoảng tâm lý lứa tuổi
Ở giai đoạn 7 tuổi, phần lớn những khuynh hướng bộc lộ tính cách, cư xử của trẻ đều có thể giải thích bằng các lý thuyết Tâm lý học phát triển. Theo Jean Piaget, giai đoạn 7 tuổi được gọi là giai đoạn “trước thời lí luận”. Vì vậy, trẻ thường ra sức giải nghĩa mọi việc để phân định đúng – sai. Sự phản đối, không nghe lời của trẻ xuất phát từ việc trẻ nhận thấy tính mâu thuẫn của vấn đề và chưa được làm rõ các ý nghĩa cũng như cam đoan của người lớn trước đó.
1.2. Trẻ không nghe lời do sai lầm trong cách giáo dục của cha mẹ
Có một số trường hợp con trẻ 7 tuổi không nghe lời là do cách nuôi dạy sai lầm của gia đình, gồm việc quá nuông chiều, mâu thuẫn trong cách dạy con của bố mẹ, bênh vực con quá mức, áp lực quá lớn và cha mẹ không là tấm gương tốt.
1.3. Trẻ không nghe lời do không hiểu ý của cha mẹ
Cha mẹ cần giảm bớt độ dài và phức tạp của lời giải thích cho trẻ. Hãy đảm bảo rằng con đang hiểu những gì cha mẹ nói để con có thể hiểu và làm theo.
1.4. Trẻ không nghe lời vì thật sự không muốn
Xem thêm : Đông Trùng Hạ Thảo Tươi – Viện Hàn Lâm KH&CN Việt Nam
Ở độ tuổi này, trẻ bắt đầu có những mong muốn và nhu cầu riêng. Trẻ đã có thể thích hoặc không thích điều gì đó với những lý do hoàn toàn chính đáng và phù hợp với mức độ nhận thức hiện tại.
READ MORE:
2. Cách dạy trẻ 7 tuổi biết nghe lời
Để trẻ nghe lời, bên cạnh sự thấu hiểu, cha mẹ cần khéo léo chỉ bảo và hướng dẫn trẻ. Dưới đây là một số cách mà phụ huynh có thể tham khảo:
2.1. Trước tiên, phụ huynh cần giữ bình tĩnh
Khi trẻ không nghe lời, nói lớn tiếng và không kiểm soát được hành động của mình với người đối diện, cha mẹ cần nghĩ rằng con vẫn là một đứa trẻ và đặt mình vào vị trí của con.
2.2. Cho trẻ hiểu rõ hậu quả khi không vâng lời, đặt ra quy tắc và hình phạt rõ ràng
Trước khi áp dụng một quy định nào đó, hãy giải thích với con về việc con sẽ bị phạt thế nào nếu con vi phạm. Với những quy tắc đã đặt ra, cha mẹ có thể viết ra rồi dán ở những vị trí dễ thấy. Việc áp dụng hình phạt này giúp con làm quen với việc con sẽ phải chịu trách nhiệm với hành động của mình.
2.3. Hãy nói con NÊN làm gì, đừng nói KHÔNG NÊN làm gì
Rất nhiều bố mẹ dạy con nghe lời bằng cách nói phủ định. Thay vì nói rằng “con không được làm” điều gì đó, hãy nói “con nên làm” điều gì đó. Việc dùng cách nói khẳng định giúp trẻ nhận thông tin dễ dàng hơn và biết cách làm đúng.
2.4. Kiên nhẫn lắng nghe, đừng tranh luận mà hãy nhẹ nhàng giải thích
Khi trẻ bướng bỉnh và không chịu nghe lời, cha mẹ cần ngồi xuống trò chuyện với trẻ và giải thích cụ thể. Như vậy, trẻ sẽ có thể nhìn nhận dưới góc độ mà cha mẹ kỳ vọng.
2.5. Tránh nói những lời tiêu cực, thể hiện sự tôn trọng con
Xem thêm : Làm thế nào để biết trẻ đã sẵn sàng đi học chưa?
Khi phát sinh mâu thuẫn hay khi nóng giận, cha mẹ rất dễ nói ra những lời lẽ tiêu cực. Hãy thể hiện sự tôn trọng và thái độ tích cực trong cư xử với trẻ.
2.6. Không bao bọc trẻ quá mức
Trẻ luôn cần sự tự lập ngay từ sớm. Cha mẹ không nên quá bao bọc trẻ khiến trẻ hình thành sự ỷ lại.
2.7. Phớt lờ những đòi hỏi không thỏa đáng của con
Đôi khi việc cha mẹ luôn đáp ứng mọi yêu cầu của con sẽ khiến con trở nên bướng bỉnh, khó bảo hơn.
2.8. Động viên và khen ngợi con khi cần thiết, thể hiện tình yêu thương với con
Động viên và khen ngợi con khi con làm được việc tốt. Thể hiện tình yêu thương với con thông qua lời khen và đánh giá cao sự cố gắng của trẻ.
2.9. Đừng cố bắt ép trẻ làm điều mà chúng không thích, hãy cho trẻ quyền lựa chọn
Không nên áp đặt suy nghĩ của mình vào trẻ trong mọi trường hợp. Hãy cho trẻ cơ hội được lựa chọn những điều mình muốn trong một giới hạn nhất định.
2.10. Hãy cho trẻ được sống trong một gia đình yên ấm, hạnh phúc
Hãy mang đến cho trẻ một gia đình yên ấm, hạnh phúc, cha mẹ luôn có sự nhã nhặn và lắng nghe, thấu hiểu lẫn nhau.
Nguồn: https://ispacedanang.edu.vn
Danh mục: Học tư duy