Sinh viên lên đại học học những môn gì? Những lưu ý cần nên biết

Trong quá trình chuyển từ cấp 2 sang cấp 3, nhiều học sinh nhận ra rằng chương trình học có sự thay đổi. Vậy khi kết thúc cấp 3 để vào đại học, chương trình học có gì khác không? Không khó để nhận ra rằng nhiều sinh viên lo lắng không biết lên đại học học những môn gì, vậy bài viết dưới đây sẽ giải đáp cho bạn.

Sinh viên lên đại học học những môn gì?

Một số bạn đặt câu hỏi lên đại học học những môn gì chỉ đơn giản vì thắc mắc, nhưng một số bạn muốn biết chương trình học ở đại học để chuẩn bị tâm lý và sách vở cho các ngành học này.

Ở đại học, chương trình học được chia thành 2 loại: môn đại cương và môn chuyên ngành. Chương trình này được học dựa trên lộ trình chuẩn của Bộ Giáo dục và Đào tạo.

Các môn học đại cương ở đại học

Các môn học đại cương ở đại học là những môn nghiên cứu về lý thuyết, giúp sinh viên hình thành kiến thức nền tảng từ những năm đầu đại học. Các môn học đại cương ở đại học thường gặp là:

  • Triết học
  • Kinh tế chính trị
  • Chủ nghĩa xã hội khoa học
  • Lịch sử Đảng
  • Tư tưởng Hồ Chí Minh
  • Pháp luật đại cương
  • Tâm lý
  • Xác suất thống kê

Vào năm nhất và năm 2 đại học, sinh viên sẽ học các môn học đại cương. Đây là những môn học khá trừu tượng nên sinh viên thường chọn phương pháp học thuộc lòng để thi cuối kỳ.

Tuy nhiên, các môn học đại cương ở đại học sẽ giúp bạn rèn luyện khả năng tư duy logic và cải thiện khả năng tự học. Nếu học tốt các môn đại cương, kiến thức và kỹ năng từ các môn này sẽ là nền tảng để sinh viên đạt thành tích tốt trong các môn chuyên ngành.

Môn học đại cương phần lớn là lý thuyết
Môn học đại cương phần lớn là lý thuyết

Các môn học chuyên ngành ở đại học

Môn học chuyên ngành ở đại học là những môn học cung cấp kiến thức chuyên môn và kỹ năng cần thiết về ngành học cụ thể. Do đó, mỗi ngành nghề sẽ có những môn học chuyên ngành khác nhau.

Hiện nay, các trường đại học đều có chương trình đào tạo riêng cho từng chuyên ngành, trong đó mỗi chuyên ngành sẽ có lượng kiến thức và môn học khác nhau. Các môn chuyên ngành chung nhất là kiến thức chuyên môn sẽ lớn hơn và nặng hơn rất nhiều so với môn đại cương.

Một số trường học thiết lập lịch học của sinh viên theo lộ trình cứng trong 4 năm đại học, tức là sinh viên không được đăng ký môn tự chọn hoặc đăng ký giờ học. Ngược lại, đa số trường đại học cho phép sinh viên đăng ký môn học chuyên ngành tự chọn theo sở thích và nhu cầu của bản thân. Vì vậy, môn học chuyên ngành của sinh viên có sự khác nhau.

Có thể hiểu rằng, nếu bạn học ngành Marketing, môn chuyên ngành của bạn là nghiên cứu marketing, digital marketing hay marketing dịch vụ. Nhưng nếu bạn học chuyên ngành dược, môn học chuyên ngành là kinh tế dược, dược thực vật, bào chế thuốc.

Môn học chuyên ngành là môn bạn có thể tự đăng ký học
Môn học chuyên ngành là môn bạn có thể tự đăng ký học

Những môn học bắt buộc ở đại học theo quy định

Khác với chương trình học và môn học ở THPT, sinh viên ở đại học phải chia chuyên ngành và học những môn trong chuyên ngành đó. Tuy nhiên có một số môn học vẫn được gọi là những môn học bắt buộc ở đại học, tất cả sinh viên học đại học trên toàn quốc đều phải học các môn bắt buộc như nhau.

Triết học Mác – Lênin

Môn triết học, hay còn gọi là triết học Mác – Lênin, là môn học đại cương trong chương trình đại học. Đây là môn học lý thuyết, mang tính trừu tượng cao và khá khó hiểu. Hầu hết sinh viên đại học đều thấy khó khăn khi học môn này.

Phương pháp duy nhất để học tốt môn triết học Mác – Lênin là chú ý tập trung nghe giảng và hỏi lại bài giảng viên ngay lập tức nếu không hiểu điểm nào đó.

Tư tưởng Hồ Chí Minh

Một trong những môn học bắt buộc khó nhằn đối với sinh viên là tư tưởng Hồ Chí Minh. Môn học này đòi hỏi sinh viên phải ghi nhớ nhiều mốc thời gian và sự kiện trong quá khứ. Tuy nhiên, với sự chăm chỉ học và cách học đúng, môn tư tưởng Hồ Chí Minh có thể trở thành môn học thú vị và sinh viên có thể vượt qua môn này dễ dàng.

Toán xác suất

Nếu bạn thắc mắc liệu có phải học toán khi lên đại học không, câu trả lời sẽ là môn toán xác suất. Tuy nhiên, môn toán xác suất ở đại học không giống như toán ở cấp 3. Các chương trình trong môn này giúp sinh viên rèn luyện tư duy đúng, mạch lạc. Môn này chỉ bắt buộc đối với những ngành kinh tế, kỹ thuật, điện tử, viễn thông,… Còn những ngành về ngôn ngữ, báo chí, viết lách sẽ không cần học môn này.

Toán xác suất là môn học bắt buộc ở đại học
Toán xác suất là môn học bắt buộc ở đại học

Ngoại ngữ chuyên ngành

Đối với sinh viên đại học chính quy, môn ngoại ngữ là môn học không thể thiếu. Hầu hết các trường đại học tại Việt Nam đều chọn tiếng Anh là môn học ngoại ngữ bắt buộc. Tuy nhiên, sinh viên vẫn có thể chọn môn ngoại ngữ khác như tiếng Pháp, tiếng Trung hay tiếng Nhật.

Học tốt môn tiếng Anh ở đại học cũng giúp sinh viên ôn luyện kiến thức và thi đậu các loại văn bằng ngoại ngữ như TOEIC, IELTS.

Học phần/ môn học thể dục

Bên cạnh những môn học về lý thuyết và tính toán, sinh viên cũng phải học môn thể dục để rèn luyện sức khoẻ và nâng cao năng lực của mình. Mỗi trường đại học sẽ có các học phần thể dục riêng, bao gồm tập võ, bóng đá, cầu lông, bóng chuyền, thể dục nhịp điệu, và nhiều môn thể thao khác.

Môn thể dục ở đại học có đa dạng môn thể thao khác nhau
Môn thể dục ở đại học có đa dạng môn thể thao khác nhau

Môn học ở đại học và cấp 3 có gì khác nhau?

Môn học ở đại học và cấp 3 có nhiều sự khác biệt về cách giảng dạy, nội dung và phương pháp học. Dưới đây là một số điểm khác nhau chính:

Khác biệt trong cách đăng ký môn học/ học phần

Nếu ở cấp 2 hay cấp 3, học sinh được sắp xếp lịch học và môn học sẵn và chỉ cần học và thi đúng lộ trình là được. Tuy nhiên, ở đại học sẽ có sự thay đổi nhất định. Lên đại học học những môn gì và thời gian học như thế nào phụ thuộc vào lựa chọn của sinh viên.

Ví dụ, môn triết học sẽ được mở 5 lớp do 5 giảng viên khác nhau giảng dạy và có thời gian học khác nhau. Bạn sẽ được tự chọn một lớp học của một giảng viên yêu thích cũng như thời gian học phù hợp với mình.

Sinh viên có quyền đăng ký môn học, giáo viên và thời gian học
Sinh viên có quyền đăng ký môn học, giáo viên và thời gian học

Khác biệt trong việc chọn môn học

Nhiều học sinh không biết lên đại học học những môn gì, thậm chí một số bạn lo lắng tự hỏi “lên đại học có học hoá không?”. Câu trả lời dành cho bạn là không! Bạn sẽ chỉ gặp những môn học tương tự hoá khi đăng ký học các ngành liên quan đến y và dược.

Ở môi trường đại học, tất cả các môn học sẽ được đổi mới và phù hợp hơn với ngành nghề sau này. Sự nâng cấp khó hơn ở môn học cũng giúp sinh viên rèn luyện tư duy một cách triệt để nhất.

Khác biệt ở số lượng học sinh trong lớp học

Một sự khác biệt lớn hơn của đại học so với cấp 3 là số lượng học sinh trong một lớp học. Ở cấp 3, một lớp học có khoảng 30-40 học sinh, trong khi đó ở đại học, số lượng sinh viên có thể lên đến 100-150 người.

Số lượng sinh viên quá đông khiến giảng viên không thể kiểm soát được từng sinh viên. Do đó, nếu muốn học tốt môn học ở đại học, sinh viên phải đọc giáo trình ở nhà trước khi lên lớp và nhờ sự giải thích của giảng viên sau khi học xong.

Số lượng sinh viên ở đại học thường từ hơn 50-150 sinh viên
Số lượng sinh viên ở đại học thường từ hơn 50-150 sinh viên

Trong quá trình học những môn ở đại học cần lưu ý gì?

Với những bạn chuẩn bị bước vào ngưỡng cửa đại học, việc tìm hiểu về việc lên đại học học những môn gì là rất quan trọng. Bên cạnh đó, bạn nên ghi chú lại những lưu ý và mẹo để vượt qua những môn học khó ở đại học.

Soạn đầy đủ giáo trình, tài liệu và sách vở

Giống như học cấp 3, sinh viên đại học cũng cần chuẩn bị đầy đủ sách vở, giáo trình và tài liệu học tập. Một lưu ý là giáo trình của những môn học ở đại học khá đắt nên bạn có thể chọn cách mượn sách tại thư viện của trường. Ngoài ra, bạn cũng có thể mua lại giáo trình cũ từ các anh chị sinh viên năm trước hoặc mượn sách từ bạn để photocopy.

Lưu ý, giáo trình và tài liệu ở đại học có lượng kiến thức rất lớn và giảng viên cũng không cho bạn nhiều thời gian để đọc bài trước khi học. Do đó, bạn nên đọc sách ở nhà trước khi học để nắm vững kiến thức cơ bản.

Sinh viên nên mượn sách ở thư viện vì sách ở đại học khá đắt
Sinh viên nên mượn sách ở thư viện vì sách ở đại học khá đắt

Ghi chép phần quan trọng

Đối với sinh viên năm nhất, bạn hầu hết chưa biết cách ghi chép bài đúng nên dễ bỏ lỡ thông tin của giảng viên. Ở đại học, giảng viên sẽ chiếu thông tin trên powerpoint và tài liệu này học sinh nào cũng có được. Vì vậy, bạn không nên ghi lại phần thông tin này. Thay vào đó, bạn nên tập trung nghe giảng và ghi chép những lời nói mà giảng viên nhấn mạnh hoặc nhắc đi nhắc lại nhiều lần.

Để ghi chép nhanh hơn, sinh viên có thể sử dụng laptop cá nhân trong lớp học để đánh máy. Môi trường đại học không cấm sinh viên mang laptop vào lớp học.

Đăng ký số lượng học phần phù hợp

Sinh viên đại học được quyền đăng ký học phần tự chọn tùy sở thích và mục tiêu học tập. Điều này giúp sinh viên phát triển khả năng tự học và rèn luyện kỹ năng sắp xếp thời gian hợp lý. Tuy nhiên, bạn chỉ nên đăng ký từ 4-7 môn/ 1 kỳ học để không mất khả năng kiểm soát khối lượng kiến thức và thời gian, đồng thời đạt kết quả cao trong học tập.

Tham gia nhóm, diễn đàn về học tập

Có rất nhiều nhóm học tập và diễn đàn học tập của sinh viên được thành lập ở đại học. Bạn nên tìm hiểu và tham gia để củng cố kiến thức cho bản thân. Nếu có câu hỏi hay bài tập khó hiểu, sinh viên có thể đăng bài trên diễn đàn để nhờ giúp đỡ từ các bạn sinh viên hay anh chị đã học trước đó. Đây là cách học hiệu quả và khá thú vị mà sinh viên nên thử.

Tham gia vào nhóm học tập là bí quyết củng cố kiến thức của sinh viên
Tham gia vào nhóm học tập là bí quyết củng cố kiến thức của sinh viên

Cân nhắc phương pháp học vượt, học lại, học hè

Bên cạnh việc đăng ký môn tự chọn, sinh viên cũng có quyền đăng ký số lượng môn nhiều hơn để học vượt hoặc đăng ký học hè. Đây là cách để sinh viên rút ngắn thời gian học, ra trường sớm hơn và có cơ hội làm việc thực tế sớm hơn.

Sinh viên khi lên đại học học những môn gì hoặc thời gian học như thế nào còn tùy thuộc vào sự lựa chọn của mỗi bạn. Môn học ở đại học có phần khác biệt và khó hơn so với cấp 2, cấp 3 nhưng nếu ghi chú những phần lưu ý và mẹo học trên, bạn có thể vượt qua các môn học dễ dàng. Chúc các bạn sinh viên thành công rực rỡ tại môi trường đại học nhé!

FEATURED TOPIC