Đối với học sinh, học thuộc lòng nhanh và nhớ lâu là những tố chất vô cùng cần thiết để giúp các em vượt qua được chương trình học ở trường. Tuy nhiên, bí quyết học thuộc lòng làm sao để vừa hiểu bài, vừa nhớ lâu, mà không phải là “học vẹt” hay “nhồi nhét” lại là vấn đề nan giải. Hôm nay, chúng ta sẽ khám phá phương pháp sơ đồ tư duy – một phương pháp hiệu quả giúp học sinh giải quyết khó khăn này.
- Cách dạy kỹ năng sống cho trẻ 4 tuổi nhất định cha mẹ phải biết
- Quy trình đánh giá và xếp loại kết quả đánh giá theo chuẩn hiệu trưởng cơ sở giáo dục phổ thông
- Khóa học TƯ DUY PHẢN BIỆN – CRITICAL THINKING cùng GV. Huỳnh Thị Xuân Liên sẽ giúp bạn dễ dàng áp dụng kiến thức và kỹ năng vào trong công việc, cuộc sống.
- Dạy kỹ năng rửa tay cho trẻ mầm non đúng cách, bảo vệ sức khỏe
- Sơ đồ tư duy “công cụ học tập vạn năng” dành cho bé tiểu học
Contents
Như thế nào là sơ đồ tư duy?
Phương pháp sơ đồ tư duy được Tony Buzan và Peter Russell phát triển vào giữa thập niên 70 như một cách “ghi lại bài giảng” mà chỉ dùng các từ then chốt và các hình ảnh. Sơ đồ tư duy là phương pháp trình bày ý tưởng bằng hình ảnh, giúp não bộ ghi nhớ chi tiết, để tổng hợp, hay để phân tích, giải quyết vấn đề một cách tối ưu. Thay vì dùng chữ viết để miêu tả quan hệ giữa các nội dung, sơ đồ tư duy dùng giản đồ ý, tổng thể của vấn đề được chỉ ra dưới dạng một hình trong đó các đối tượng thì liên hệ với nhau bằng các đường nối. Với cách thức đó, các dữ liệu được ghi nhớ và nhìn nhận dễ dàng và nhanh chóng hơn.
Bạn đang xem: Học thuộc lòng nhanh và nhớ lâu
READ MORE:
Tác dụng của sơ đồ tư duy đối với việc ghi nhớ
Tóm tắt các ý chính
Mục đích ban đầu khi phát triển phương pháp sơ đồ tư duy của “cha đẻ” Tony Buzan là nhằm giúp cho việc ghi chép nhanh hơn, dễ nhớ và dễ ôn tập hơn. Khi sử dụng sơ đồ tư duy, bạn chỉ ghi chép và ghi nhớ những từ khóa chính, từ những từ khóa chính này sẽ triển khai rộng ra. Việc giản lược từ ngữ và xác định ý chính rõ ràng sẽ giúp cho quá trình học thuộc lòng nhanh và nhớ lâu trở nên đơn giản hơn.
Liên kết kiến thức
Sơ đồ tư duy có thể mô tả chi tiết cấu trúc đối tượng hay sự kiện mà chúng chứa các mối liên hệ phức tạp hay chằng chéo. Chính nhờ vậy mà bí quyết học thuộc lòng dựa vào sơ đồ tư duy đã vẽ, các em học sinh có thể liên kết kiến thức một cách hiệu quả, thay vì phải nhớ chúng qua những câu chữ máy móc, dài dòng.
Bao quát toàn bộ kiến thức
Sơ đồ tư duy sẽ giúp các em học sinh tổng hợp được dữ liệu, hợp nhất thông tin từ các nguồn nghiên cứu khác nhau. Như vậy, thông qua phương pháp sơ đồ tư duy, thay vì phải học thuộc lòng nhanh và nhớ lâu hàng trang giấy và cố gắng liên kết chúng với nhau thì thông qua các nét vẽ, các em có thể bao quát toàn bộ kiến thức mà lại tránh bỏ sót nội dung.
Phát huy khả năng sáng tạo
Xem thêm : Sơ đồ tư duy “công cụ học tập vạn năng” dành cho bé tiểu học
Trong quá trình sử dụng sơ đồ tư duy, các em có thể thỏa sức sáng tạo với nhiều hình ảnh và màu sắc đa dạng, sinh động. Màu sắc không chỉ kích thích tinh thần học tập mà còn giúp vận dụng óc sáng tạo phong phú của mình. Cấu trúc lan toả của sơ đồ tư duy cho phép phát triển ý tưởng, các em chỉ việc viết ra, sắp xếp theo ý chính.
Phát huy tối đa tiềm năng ghi nhớ của não bộ
Ưu điểm của sơ đồ tư duy là tận dụng những từ khóa và hình ảnh sáng tạo, từ đó cô đọng kiến thức trong một trang giấy nhưng vẫn đầy đủ thông tin. Khi dùng sơ đồ tư duy, não sẽ kết hợp thông tin dưới cả dạng chữ viết, con số, hình ảnh và màu sắc, từ đó mà khiến cả não trái lẫn não phải cùng được kích thích và hoạt động, tăng công suất toàn bộ sức mạnh của cả bộ não.
READ MORE:
Sử dụng sơ đồ tư duy để học thuộc lòng nhanh và nhớ lâu?
Hãy cùng tìm hiểu các bước để vẽ một sơ đồ tư duy đơn giản:
Bước 1: Xác định chủ đề chính ở trung tâm
Với mỗi nội dung bài học cụ thể, cần xác định nội dung kiến thức trọng tâm của bài học đó. Đầu tiên các em hãy viết hoặc vẽ chủ đề chính ở trung tâm trang giấy. Việc sử dụng màu sắc sẽ nâng cao chất lượng và vận tốc ghi nhớ. Nếu viết chữ thì hãy cô đọng nó thành một từ khóa chính (danh từ kép chẳng hạn).
Bước 2: Vẽ các tiêu đề phụ
Các tiêu đề phụ thường là các nội dung, đề mục lớn như I, II, III,…Với mỗi tiêu đề phụ, vẽ một đường phân nhánh từ trung tâm tới mỗi ý phụ.
Bước 3: Vẽ thêm các nhánh cấp 2, 3
Xem thêm : Ngữ pháp tiếng Anh cơ bản bằng sơ đồ tư duy 25 chuyên đề ngữ pháp tiếng Anh
Tùy từng bài học sẽ có các nhánh cấp 2, 3 hoặc 4. Từ mỗi ý quan trọng, lại vẽ các phân nhánh mới các ý phụ bổ sung cho ý đó. Từ các ý phụ này lại, mở ra các phân nhánh chi tiết cho mỗi ý. Tiếp tục vẽ hình phân nhánh các ý cho đến khi đạt được giản đồ chi tiết nhất.
Sơ đồ tư duy vẽ thêm các nhánh cấp 2,3
Trong khi vẽ thêm các nhánh cần lưu ý, sử dụng hình ảnh minh hoạ nếu có thể thay cho chữ viết cho mỗi ý và cố gắng rút gọn câu thành những từ khóa nổi bật. Ngoài ra, nên dùng các loại hình mũi tên khác nhau để chỉ ra chiều hướng và kiểu liên hệ giữa các ý.
Bước 4: Thêm hình minh họa
Sau khi đã hoàn thành đầy đủ và ngắn gọn kiến thức của bài học vào sơ đồ tư duy, các em có thể thêm hình ảnh minh họa vào sơ đồ hoặc trang trí các nhánh “cây” để sơ đồ tư duy thêm sinh động, phong phú hơn.
Sơ đồ tư duy là một công cụ hiệu quả, giúp cho học sinh, sinh viên hiểu được nội dung bài học một cách rõ ràng và hệ thống, việc ghi nhớ và vận dụng cũng trở nên dễ dàng hơn. Đây là cách học thuộc lòng nhanh và nhớ lâu vô cùng hiệu quả mà phụ huynh cần biết. Đồng thời, các vị phụ huynh và các em học sinh cũng có thể tham khảo thêm chương trình học UCMAS.
Nếu quan tâm tới cách học thuộc lòng nhanh và nhớ lâu nhờ UCMAS, phụ huynh có thể tham khảo qua website ucmasvietnam.com hoặc hotline 0967868623.
Nguồn: https://ispacedanang.edu.vn
Danh mục: Học tư duy