20 kỹ năng sống cho trẻ mầm non ba mẹ cần dạy càng sớm càng tốt

Ngày nay, việc giáo dục kỹ năng sống cho trẻ mầm non đang trở nên vô cùng quan trọng trong gia đình, nhà trường và xã hội. Kỹ năng sống cho bé đóng vai trò đặc biệt quan trọng trong sự phát triển toàn diện của trẻ. Chính vì vậy, bố mẹ cần cho con tiếp xúc với các kiến thức này từ khi còn bé để giúp con hình thành những thói quen tốt cho tương lai.

Contents

1. Kỹ năng sống cho trẻ mầm non là gì?

Kỹ năng sống cho trẻ mầm non là những kỹ năng cơ bản và quan trọng mà trẻ cần phát triển từ giai đoạn mầm non để có thể đối mặt và thích nghi tốt hơn trong cuộc sống. Giáo dục kỹ năng sống cho bé là cách rèn luyện để hình thành những kỹ năng sống cần thiết như kỹ năng nhận thức, kỹ năng tư duy, kỹ năng giao tiếp, kỹ năng xử lý tình huống… nhằm giúp trẻ phát triển nhận thức về mọi mặt.

Kỹ năng sống cho bé chính là nền tảng để cho trẻ biết thích nghi với môi trường xung quanh, yêu thương, quan tâm giúp đỡ người khác, biết xử lý tình huống khi gặp phải vấn đề trong cuộc sống. Đồng thời, giáo dục kỹ năng cho trẻ mầm non còn giúp trẻ phát triển tư duy hiệu quả. Vì vậy, ngày nay các bậc phụ huynh và nhà trường rất quan tâm đến công tác giáo dục kỹ năng sống cho bé ở lứa tuổi mầm non.

2. Tầm quan trọng của việc dạy kỹ năng sống cho bé

Lứa tuổi mầm non, đặc biệt ở giai đoạn từ 3 – 6 tuổi là thời điểm tốt để trẻ khám phá, học hỏi, tiếp thu để phát triển toàn diện về thể chất, trí tuệ, tinh thần, tình cảm và nhân cách. Vì vậy, dạy kỹ năng sống cho bé ở giai đoạn này đóng vai trò vô cùng quan trọng nhằm giúp trẻ nâng cao khả năng nhận thức, khơi gợi đam mê học hỏi, nhu cầu khám phá, tìm hiểu về thế giới xung quanh. Giáo dục kỹ năng sống cho trẻ mầm non có nhiều lợi ích như:

  • Dần hình thành cho trẻ khả năng thích nghi với môi trường xung quanh khi không có bố mẹ bên cạnh.
  • Tạo tiền đề tốt nhất cho sự phát triển của trẻ trong tương lai.
  • Giáo dục kỹ năng cho bé giúp bé hòa nhập tốt với thầy cô, bạn bè ở trường lớp.
  • Xây dựng cho trẻ khả năng tự lập từ khi còn bé.
  • Khơi gợi tinh thần chủ động học tập, khám phá, tìm tòi thế giới xung quanh. Đây chính là nền tảng để trẻ đam mê học tập về sau.
  • Rèn luyện cho trẻ tính kiên trì, bền bỉ, tinh thần sẵn sàng vượt qua khó khăn, năng động, vui tươi, thích nghi với hoàn cảnh.
  • Dạy kỹ năng sống cho trẻ mầm non giúp con nâng cao tinh thần trách nhiệm, biết quan tâm, sẻ chia với mọi người, hình thành lòng biết ơn, bao dung ở trẻ.
  • Giúp trẻ tự tin trong giao tiếp, biết lễ phép, vâng lời và cư xử đúng mực.

3. Những kỹ năng sống cho bé mầm non nên rèn từ sớm

Dưới đây là những kỹ năng sống cho trẻ mầm non vô cùng quan trọng, cần được giáo dục sớm cho trẻ:

3.1. Kỹ năng tự ăn – rèn cho trẻ sự tự lập từ bé

Kỹ năng tự ăn là một trong những kỹ năng quan trọng mà trẻ mầm non cần được dạy từ sớm. Việc tự mình ăn có thể giúp tăng tính độc lập, tự giác, khả năng tập trung ở trẻ, giúp trẻ hứng thú hơn với bữa ăn. Đồng thời, việc tự xúc ăn cũng giúp cho cơ tay, cơ bụng, não và các cơ quan khác của trẻ phát triển. Vì vậy, bố mẹ nên rèn luyện kỹ năng tự ăn cho trẻ từ sớm.

3.2. Kỹ năng sống an toàn cho bé – biết tự chăm sóc mình

Tự chăm sóc bản thân là kỹ năng sống cho trẻ mầm non vô cùng cần thiết. Trẻ cần được hướng dẫn để làm quen với việc tự lấy đồ, mặc quần áo, giày dép và rửa tay sau khi sử dụng nhà vệ sinh. Đây là những kỹ năng tự quản lý cơ bản. Các kỹ năng an toàn cho bé sẽ hình thành tư duy độc lập, giúp bé biết cách tự chăm sóc bản thân khi không có bố mẹ bên cạnh. Từ đó, trẻ sẽ thích nghi tốt với môi trường sống.

3.3. Kỹ năng thu dọn, sắp xếp đồ chơi, đồ đạc

Phát triển kỹ năng thu dọn và tự sắp xếp đồ đạc là một phần quan trọng của việc giáo dục trẻ từ nhỏ về khả năng tự quản lý và tổ chức, giúp trẻ hình thành thói quen ngăn nắp, chỉnh chu. Với kỹ năng sống cho bé này, bố mẹ có thể bắt đầu từ những việc đơn giản như dạy bé cách cho đồ chơi vào giỏ khi chơi xong, để dép lên kệ sau khi đi về, xếp quần áo ngăn nắp… Ban đầu, bố mẹ nên thực hiện cùng con để tạo cho trẻ cảm giác hào hứng, thích thú.

3.4. Kỹ năng sống cho trẻ không đi theo người lạ

Kỹ năng sống cho trẻ không đi theo người lạ (kỹ năng an toàn cá nhân) là những kỹ năng quan trọng giúp trẻ nhận biết và ứng phó đúng cách khi đối mặt với tình huống có nguy cơ từ người lạ. Trong xã hội hiện nay đang tồn tại rất nhiều mối nguy hiểm đe dọa đến sự an toàn của trẻ. Do vậy, khi còn ở lứa tuổi mầm non, các bậc phụ huynh nên dạy cho bé cách phòng tránh nguy hiểm. Bố mẹ có thể dạy cho trẻ các kỹ năng đơn giản trước như không nhận đồ từ người lạ, không đi theo người khác ngoài bố mẹ, ông bà, không mở cửa cho người lạ khi bố mẹ vắng nhà…

3.5. Kỹ năng ứng xử – kỹ năng thiết yếu phải dạy bé

Kỹ năng giao tiếp ứng xử là kỹ năng cơ bản và thiết yếu mà trẻ cần được dạy để có thể tương tác xã hội, quản lý cảm xúc và xây dựng mối quan hệ tốt với người khác. Trẻ ở độ tuổi mầm non chưa có nhiều nhận thức về các sự việc diễn ra xung quanh. Do đó, trẻ có thói quen bắt chước theo lời nói, hành động của người lớn. Các bậc phụ huynh có thể dạy kỹ năng cho bé thông qua việc làm gương cho trẻ trong cách chào hỏi, dạ thưa, nhường nhịn… Các thói quen tốt sẽ dần hình thành và giúp trẻ cho được lối ứng xử đẹp về sau.

3.6. Kỹ năng sống cho bé – nói sự thật và biết nhận lỗi

Kỹ năng nói sự thật và biết nhận lỗi là những khía cạnh quan trọng của phát triển nhân cách và tư duy đạo đức của trẻ. Để rèn luyện kỹ năng sống cho trẻ mầm non biết nói thật và nhận lỗi, bố mẹ chính là tấm gương cho trẻ noi theo. Khi bố mẹ nói sự thật và biết nhận lỗi, trẻ sẽ học hỏi và thực hiện theo. Bố mẹ cũng nên thường xuyên nói chuyện với trẻ, kể cho trẻ nghe những câu chuyện theo chủ đề trên để nâng cao nhận thức của trẻ về tầm quan trọng của việc nói thật và biết nhận lỗi, xin lỗi.

3.7. Rèn kỹ năng sống cho trẻ mầm non – tư duy và tự học hỏi

Rèn kỹ năng quan sát, kỹ năng tư duy và khuyến khích tự học hỏi cho trẻ mầm non là cách giúp trẻ phát triển tư duy sáng tạo, tò mò và khả năng tự quản lý học tập từ sớm. Trẻ ở độ tuổi mầm non thường hay quan sát, khám phá, tò mò và muốn tìm hiểu mọi thứ xung quanh. Vì vậy, bố mẹ hãy tạo điều kiện tốt nhất để rèn luyện kỹ năng sống cho bé tư duy và tự học hỏi từ sớm. Các bậc phụ huynh có thể hướng dẫn cho trẻ cách tự đặt câu hỏi để trẻ tự tìm ra đáp án nhằm giúp cho não bộ, tư duy của bé phát triển nhanh nhạy.

3.8. Kỹ năng biết giúp đỡ, cảm thông và chia sẻ

Kỹ năng biết giúp đỡ, cảm thông và chia sẻ là những kỹ năng xã hội quan trọng giúp trẻ phát triển mối quan hệ tốt và thể hiện sự lòng nhân ái và tình thương đối với người khác. Đây là một trong những kỹ năng sống cho trẻ mầm non quan trọng. Các phụ huynh nên tạo cơ hội để trẻ giúp đỡ người khác như lau bàn sau khi ăn, xếp bát đĩa, quét nhà, chia sẻ kẹo bánh cùng bạn bè…

Những việc làm đơn giản này là cơ sở để giúp trẻ thấu hiểu, biết quan tâm, chia sẻ công việc với người xung quanh. Kỹ năng sống cho bé này giúp trẻ hoà nhập tốt với cộng đồng và có góc nhìn tích cực đối với cuộc sống.

3.9. Kỹ năng nhận biết nguy hiểm và cách phòng tránh

Kỹ năng nhận biết nguy hiểm và cách phòng tránh là rất quan trọng để giúp trẻ mầm non đảm bảo an toàn cho bản thân trong các tình huống tiềm ẩn nguy cơ. Kỹ năng sống cho bé này cần được dạy từ sớm để trẻ biết cách phòng tránh nguy hiểm, tự bảo vệ bản thân. Bố mẹ có thể hướng dẫn cho con các việc đơn giản trước như nhớ số điện thoại liên lạc của bố mẹ, địa chỉ nhà, cảnh giác với người lạ…

3.10. Kỹ năng tham gia giao thông một cách an toàn

Kỹ năng tham gia giao thông an toàn là một phần quan trọng của việc giúp trẻ mầm non phát triển sự nhận thức về an toàn khi đi lại trên đường. Kỹ năng sống cho trẻ mầm non này cần được giáo dục cho trẻ sớm. Các bậc phụ huynh có thể dạy và giúp trẻ thực hành thông qua việc nhận biết đèn giao thông, xin qua đường, nhận biết vạch kẻ sang đường…

3.11. Kỹ năng sống cho bé – chăm sóc động vật và trồng cây

Dạy kỹ năng sống cho trẻ mầm non biết chăm sóc động vật và trồng cây là những hoạt động có thể giúp trẻ phát triển tình yêu thương, trách nhiệm và nhận thức về sự kết nối giữa con người và thiên nhiên. Bố mẹ có thể giáo dục cho trẻ thông qua các hoạt động như hướng dẫn cách trẻ cho thú cưng ăn, tưới nước cho cây, thử trồng cây, xem các chương trình về động vật…

3.12. Kỹ năng bơi lội phòng chống đuối nước

Bơi lội là một trong các kỹ năng sinh tồn được nhiều bố mẹ quan tâm khi nuôi dạy con. Kỹ năng sống cho bé này không những hỗ trợ phát triển thể chất mà còn giúp trẻ đối phó với nguy cơ xảy ra đuối nước. Làm quen với bộ môn này, còn giúp trẻ tiếp xúc với môi trường mới, những người bạn mới, tạo sự hứng thú, tăng khả năng sáng tạo trong học tập.

3.13. Kỹ năng sống cho trẻ em khi gặp chó dữ

Kỹ năng giao tiếp và cách ứng xử khi gặp chó dữ là kỹ năng sống cho bé rất quan trọng để đảm bảo an toàn cho cả trẻ em và chó. Bố mẹ cần dạy con cách tôn trọng động vật. Trường hợp gặp chó sủa lớn, dạy con cách giữ bình tĩnh, không la hét hoặc chạy, tìm người lớn giúp đỡ…

3.14. Kỹ năng an toàn khi sử dụng các thiết bị điện

Các thiết bị điện trong nhà có thể gây nguy hiểm cho trẻ nếu tiếp xúc, cầm nắm không đúng cách. Chính vì vậy, bố mẹ cần dạy kỹ năng sống cho trẻ mầm non an toàn khi sử dụng thiết bị điện càng sớm càng tốt. Dạy trẻ không nên sờ vào ổ điện, dây cắm điện và các thiết bị khác nếu không có sự cho phép của người lớn. Bố mẹ, cô giáo mầm non có thể thông qua các mô hình để giúp trẻ nhận thức về sự nguy hiểm của các thiết bị điện.

3.15. Kỹ năng tìm kiếm, nhờ giúp đỡ khi cần

Kỹ năng sống cho bé tìm kiếm sự giúp đỡ từ người khác vô cùng quan trọng. Các bậc phụ huynh cần cho con biết trong trường hợp bị thương, đi lạc hay gặp các vấn đề cần sự giúp đỡ, hãy nói ngay với người lớn. Nếu không có bố mẹ bên cạnh, hãy nhờ đến thầy cô, người thân, những người quen biết. Dạy cho con cách thức liên hệ với gia đình, nhớ số nhà, số điện thoại người thân. Khi đi lạc, hãy tìm đến đồn cảnh sát hoặc chạy đến khu vực đông người để nhờ giúp đỡ.

3.16. Kỹ năng phòng chống bạo lực, tránh thương tích

Kỹ năng phòng chống bạo lực và tránh thương tích là những kỹ năng quan trọng mà trẻ em cần được học để bảo vệ bản thân và duy trì an toàn. Bố mẹ cần giáo dục cho trẻ tư duy an toàn bằng cách giúp trẻ phân biệt được các tình huống an toàn và nguy hiểm, cách nhận biết những dấu hiệu sớm của nguy cơ và tránh xa khỏi chúng. Bên cạnh đó, bố mẹ cần dạy trẻ cách nói “không”, cách từ chối nếu cảm thấy không thoải mái trong một tình huống nào đó, cách nói chuyện lịch sự và tử tế với mọi người.

3.17. Kỹ năng xử trí khi bị lạc

Kỹ năng xử trí khi bị lạc là một kỹ năng quan trọng giúp bạn tự bảo vệ và tìm đường trở về an toàn trong tình huống khẩn cấp. Dạy con cách thức liên lạc với bố mẹ, người thân. Hướng dẫn trẻ khi bị lạc, phải giữ bình tĩnh, tìm đến đồn công an gần nhất để được giúp đỡ. Nếu khu vực xung quanh không có đồn công an, hãy chạy đến nơi có đông người, tìm sự giúp đỡ từ những người xung quanh. Dạy con cách tránh xa người lạ, không đi theo người lạ, đi đến nơi vắng người.

3.18. Kỹ năng sinh tồn ở nơi hoang dã

Kỹ năng sống cho trẻ mầm non sinh tồn ở nơi hoang dã là kỹ năng quan trọng giúp con tự bảo vệ và tồn tại trong môi trường thiên nhiên khắc nghiệt. Nhà trường, các bật phụ huynh có thể rèn kỹ năng sinh tồn cho con thông qua việc dạy cách xử lý vết thương, cách phát tín hiệu cầu cứu, tìm kiếm nguồn nước, thức ăn, cách thắp lửa đơn giản, làm nơi trú ẩn…

3.19. Kỹ năng sắp xếp thời gian biểu

Kỹ năng quản lý thời gian là một kỹ năng sống cho bé quan trọng giúp con hình thành thói quen chủ động tổ chức công việc và hoạt động một cách hiệu quả. Với kỹ năng này, bạn đầu bố mẹ có thể dạy con cách xem đồng hồ, xem lịch, sắp xếp các việc đơn giản. Lớn hơn một chút, bố mẹ có thể dạy con cách lên kế hoạch hằng ngày, sắp xếp giờ chơi, giờ học hợp lí, cách xác định các công việc quan trọng…

3.20. Kỹ năng sống cho bé quan trọng – cách sử dụng đồng tiền

Kỹ năng quản lý tiền và sử dụng đồng tiền là một phần quan trọng của việc dạy kỹ năng sống cho trẻ mầm non nhằm giúp con hiểu về giá trị của tiền, giá trị của lao động, tránh lãng phí. Từ đó, hình thành trong trẻ thói quen chi tiêu đúng cách, không đòi hỏi mua những thứ không cần thiết. Bố mẹ có thể dạy con tiết kiệm bằng cách bỏ ống heo, giao cho con các nhiệm vụ nhỏ trong nhà hoặc tạo các cơ hội dọn dẹp để kiếm tiền nhằm giúp con hiểu rằng tiền phải là kết quả của công sức làm việc chân chính.

4. Cách dạy kỹ năng sống an toàn cho trẻ mầm non

Dạy kỹ năng sống cho bé là một hoạt động quan trọng. Bố mẹ có thể giáo dục kỹ năng cho trẻ thông qua các cách sau:

  • Cho bé tham gia các lớp học kỹ năng sống với giáo án bài bản…
  • Các bậc phụ huynh nên dành thời gian dạy cho trẻ những kỹ năng cần thiết… khi ở nhà
  • Mua sách kỹ năng sống cho trẻ tiểu học, sách kỹ năng sống cho bé và cùng con tìm hiểu, cũng như thực hành trang bị các kỹ năng…
  • Dùng trò chơi, hoạt động vẽ, tô màu hoặc thiết kế mô hình để trực quan hóa và hấp dẫn trẻ.
  • Dạy trẻ những kỹ năng cơ bản như cách qua đường an toàn, cách sử dụng đồ dùng hàng ngày như kéo, dao, bật lửa một cách an toàn.
  • Sử dụng câu chuyện về các tình huống để giải thích cho trẻ. Câu chuyện có thể giúp trẻ hiểu rõ hơn về các tình huống cụ thể và cách ứng xử.
  • Lập lịch để luyện tập kỹ năng sống an toàn thường xuyên. Luyện tập sẽ giúp trẻ ghi nhớ và áp dụng tốt hơn trong thực tế.
  • Hãy kêu gọi sự tham gia của gia đình và người lớn. Giáo dục về kỹ năng sống an toàn cần phải là một phần của môi trường hằng ngày.
  • Khuyến khích trẻ đặt câu hỏi và thảo luận về kỹ năng sống cho trẻ mầm non. Điều này giúp trẻ hiểu rõ hơn và tự tin khi đối diện với những tình huống thực tế.

Ngoài việc dạy kỹ năng sống cho bé tại nhà, ở các cơ sở giáo dục, các bậc phụ huynh có thể cho con đi du lịch, khám phá những vùng đất mới, để trẻ được học hỏi, trải nghiệm nhiều điều lý thú, bổ ích về cuộc sống xung quanh.

Đi du lịch cùng con trẻ, bố mẹ nhớ đưa con đến các cơ sở của hệ thống công viên giải trí VinWonders – nơi trẻ có thể học hỏi được nhiều điều hay thông qua các hoạt động vui chơi, giải trí thú vị. Đến với VinWonders, gia đình bạn sẽ có những phút giây thư giãn sảng khoái, chinh phục vô số trò chơi cảm giác mạnh như Sóng thần Oahu, Đĩa quay siêu tốc, Zipline…; thỏa thích vui đùa, rèn luyện kỹ năng cho con ở Thế giới nước; con trẻ được tìm hiểu về thế giới động vật cùng các vườn thú safari, thế giới đại dương huyền bí, nhiều sắc màu; hiểu về văn hóa, nghệ thuật truyền thống thông qua các các show diễn; thỏa thích check in với không gian đẹp lung linh…

Nên dạy kỹ năng sống cho trẻ mầm non càng sớm càng tốt. Tùy vào độ tuổi, bé cần được học những kỹ năng phù hợp để hình thành những thói quen tốt cho tương lai và biết tự bảo vệ bản thân.

Tham khảo các ưu đãi VinWonders hot nhất!

FEATURED TOPIC