Đơn xin học thêm là một loại văn bản được nhiều phụ huynh và học sinh quan tâm khi có nhu cầu đăng ký học thêm trong và ngoài nhà trường sau buổi học chính khóa. Bài viết này sẽ giới thiệu đến bạn 5 mẫu đơn xin học thêm phổ biến cùng cách viết chi tiết để bạn tham khảo.
Contents
5 Mẫu Đơn Xin Học Thêm Phổ Biến
Dựa vào nguyện vọng của bản thân, bạn có thể tham khảo 5 mẫu đơn xin học thêm sau:
Bạn đang xem: 5 mẫu đơn xin học thêm chuẩn nhất và cách viết
Đơn Xin Học Thêm Ở Ngoài Trường
Đơn xin học thêm ngoài nhà trường thường được sử dụng khi học sinh có nhu cầu học thêm tại trung tâm vào buổi tối, các ngày cuối tuần, ngày lễ và kỳ nghỉ hè.
Ví dụ: Học thêm ngoài nhà trường giúp củng cố và mở rộng kiến thức.
Đơn Xin Học Thêm Trong Nhà Trường
Khi nhận đơn này, nhà trường sẽ xem xét tình hình thực tế và tổ chức các lớp phụ đạo cho học sinh sao cho phù hợp nhất. Mẫu đơn xin học thêm trong nhà trường thường được sử dụng để đăng ký học thêm trong năm học.
Tùy vào số lượng học sinh đăng ký nhiều hay ít, nhà trường sẽ sắp xếp thời gian học thêm phù hợp để đảm bảo các em vẫn tham gia đầy đủ các buổi học chính khóa.
Ví dụ: Ôn tập, bồi dưỡng kiến thức bằng cách học thêm trong nhà trường.
Đơn Xin Học Thêm Tại Nhà
Đơn xin học thêm tại nhà thầy/cô giáo của học sinh là mẫu đơn được khá nhiều phụ huynh và học sinh quan tâm. Mẫu đơn này được áp dụng cho học sinh từ tiểu học, THCS đến cấp THPT khi có nhu cầu đăng ký học thêm tại nhà giáo viên để bổ sung kiến thức ngoài giờ học chính thức trên lớp.
Ví dụ: Học thêm tại nhà tạo cảm giác thoải mái để tiếp thu kiến thức.
Đơn Xin Học Thêm Theo Môn Học
Xem thêm : Kinh nghiệm chọn lớp kỹ năng sống cho trẻ 9 tuổi uy tín, chất lượng
Trong quá trình học tập trên lớp, nếu các em học sinh cảm thấy những môn học nào mình còn yếu và cần cải thiện, thì có thể tham khảo đơn xin học thêm theo môn học.
Ví dụ: Đăng ký học thêm theo môn để trau dồi kiến thức môn học đó.
Đơn Xin Học Thêm Kỹ Năng Sống
Mặc dù học thêm kỹ năng sống không phải là điều bắt buộc, nhưng giáo dục kỹ năng sống sẽ trang bị cho học sinh những kiến thức, thái độ và kỹ năng cần thiết để các em hình thành những hành vi, thói quen tốt, cũng như giải quyết được những vấn đề trong cuộc sống hàng ngày.
Ví dụ: Học thêm kỹ năng sống để phát triển tốt hơn trong cuộc sống.
Cách Viết Đơn Xin Học Thêm Hiệu Quả
Mẫu đơn xin học thêm gồm 03 phần chính: đoạn mở đầu (giới thiệu), nội dung chính (trình bày lý do) và lời cam kết (hứa hẹn). Dưới đây là cách viết chi tiết nội dung từng phần cho bạn tham khảo:
Đoạn Mở Đầu
Căn cứ vào Điều 8 Thể thức văn bản của Nghị định 30/2020/NĐ-CP, đơn xin học thêm sẽ bao gồm những thành phần chính như:
- Quốc hiệu: CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM.
- Tiêu ngữ: Độc lập – Tự do – Hạnh phúc.
- Tên đơn: Đơn xin học thêm (ngoài trường, trong trường, tại nhà, theo môn, kỹ năng sống).
- Nơi nhận đơn (Kính gửi): Ban giám hiệu nhà trường, giáo viên, …
Ví dụ:
CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
ĐƠN XIN HỌC THÊM TẠI NHÀ
Kính gửi: Hiệu trưởng/Ban giám hiệu nhà trường...
Sau đó, người viết phải trình bày một số thông tin cá nhân của học sinh hoặc phụ huynh như:
- Họ, tên của phụ huynh hoặc học sinh.
- Tên trường, tên lớp của học sinh.
Ví dụ:
- Đối với phụ huynh: Tôi tên là…, là phụ huynh của học sinh…hiện đang học lớp…của trường…
- Đối với học sinh: Em tên là…học sinh lớp…của trường…
Nội Dung Chính
Trong phần này, người viết phải trình bày rõ lý do làm đơn. Các lý do đưa ra phải cụ thể và có sức thuyết phục để nhà trường chấp nhận yêu cầu đăng ký học thêm của học sinh.
Ví dụ:
-
Đối với phụ huynh: Hiện nay, con tôi đang học lớp 7B, nhưng học lực còn hơi yếu. Vì vậy, tôi viết đơn này kính mong được Ban giám hiệu nhà trường tạo điều kiện, giúp đỡ cho cháu được tham gia lớp học phụ đạo của môn Anh để bổ sung những kiến thức cần thiết và cải thiện trình độ học vấn của mình.
-
Đối với học sinh: Em là học sinh lớp 7B, hôm nay em viết đơn này mong nhà trường tạo điều kiện cho em được học lớp tiếng Anh nâng cao vào các buổi chiều thứ 3, 5 và 7 hàng tuần để chuẩn bị cho kỳ thi học sinh giỏi cấp huyện.
Đoạn Kết Đơn
Phần cuối cùng trong mẫu đơn xin học thêm là lời cam kết, hứa hẹn và chữ ký của phụ huynh hoặc học sinh nhằm tăng thêm tính thuyết phục.
Ví dụ:
-
Đối với phụ huynh: Nếu cháu được học thêm, tôi sẽ thường xuyên nhắc nhở cháu chăm chỉ học hành, thực hiện đúng quy định nhà trường và đóng học phí đầy đủ.
-
Đối với học sinh: Nếu em được học thêm, em sẽ chấp hành đầy đủ nội quy của nhà trường như đi học và về đúng giờ, hoàn thành tốt số buổi học, làm bài tập về nhà và đóng học phí đúng hẹn.
Tiếp theo, phụ huynh hoặc học sinh cũng không quên gửi lời cảm ơn đến Ban giám hiệu nhà trường vì đã tạo điều kiện cho con em/mình được tham gia học thêm.
Cuối cùng, phụ huynh hoặc học sinh cần ghi rõ ngày, tháng, năm làm đơn và chữ ký của mình ở góc phải của mẫu đơn, rồi gửi cho những người có thẩm quyền như: Hiệu trường, giáo viên chủ nhiệm, thầy/cô giáo bộ môn, …
READ MORE:
Lời Kết
Đó là 5 mẫu đơn xin học thêm phổ biến và cách viết chi tiết. Hãy tham khảo để hoàn thành đơn xin học thêm một cách chỉn chu nhất nhé!
Nguồn: https://ispacedanang.edu.vn
Danh mục: Học tư duy