Contents
- 1 Nên hay không khi dạy trẻ mầm non bảng chữ cái tiếng Việt?
- 2 Những khó khăn trong giai đoạn đầu dạy học chữ cái cho bé mẫu giáo
- 3 Mẹo hay để dạy trẻ mầm non học chữ cái tiếng Việt hiệu quả ngay tại nhà
- 3.1 Dạy trẻ học chữ mẫu giáo thông qua trò chơi
- 3.2 Cho bé làm quen với bảng chữ cái dựa trên các bài hát
- 3.3 Sử dụng các phần mềm học tiếng Việt trực tuyến
- 3.4 Học với phương pháp “Nhắc lại” vô cùng hiệu quả
- 3.5 Bắt ép con học xong rồi mới được chơi
- 3.6 La mắng khi thấy trẻ học không tốt
- 3.7 Bắt con học quá nhiều trong một ngày
Nên hay không khi dạy trẻ mầm non bảng chữ cái tiếng Việt?
Giáo dục sớm giúp con chuẩn bị tốt cho việc học tập và rèn luyện kỹ năng tiếp nhận thông tin một cách nhanh hơn. Vậy câu hỏi được đặt ra là: Liệu có nên dạy trẻ mầm non học bảng chữ cái không? Hãy cùng Monkey tìm hiểu những ưu và nhược điểm của phương pháp dạy này nhé.
Ưu điểm khi dạy con học chữ cái tiếng Việt mẫu giáo
Ở độ tuổi mầm non, ba mẹ hãy nhớ rằng việc dạy con học chữ mang đến những giá trị như:
Bạn đang xem: Top 5 bí quyết dạy con học chữ mẫu giáo tại nhà mà bố mẹ không nên bỏ lỡ
- Nuôi dưỡng tâm hồn của bé: Kể chuyện, đọc sách, ca hát,… Những hoạt động này mang đến sự tích cực, giúp con tự tin hơn và không sợ khi tiếp xúc với lượng kiến thức quá mới.
- Hình thành nề nếp học tập: Con luyện tập với các kỹ năng tự giác, tập trung và hình thành nên thói quen nghiêm túc khi trẻ ngồi vào bàn học.
- Tăng khả năng tư duy của con: Bé sớm tiếp thu và hiểu được mọi vật xung quanh tạo nên những suy nghĩ riêng và hình thành nên lối tư duy từ nhỏ.
Nhược điểm khi dạy trẻ học chữ quá sớm
- Bé bị bị áp lực ngay từ nhỏ: Nhiều gia đình đưa con vào khuôn phép khiến trẻ bị gò bó và dần đánh mất đi tuổi thơ mà ba mẹ chưa hề biết.
- Mắc các bệnh về tâm lý quá sớm: Độ tuổi dưới 5 thường các cơ quan thần kinh của con phát triển chưa toàn diện nên trẻ dễ nhạy cảm, sợ hãi và sẽ làm mất đi cảm xúc bỡ ngỡ, thờ ơ với môi trường học tập.
Vì thế, những phương pháp dạy học ở Việt Nam luôn thể hiện mặt tích cực và tiêu cực. Quan trọng nhất chính là hướng tiếp thu và cách nhìn nhận vấn đề của ba mẹ, vì nếu bạn suy nghĩ sai lệch, trẻ em sẽ là người gánh hậu quả. Nhưng nếu bạn nhận thức đúng về cách dạy con, các em sẽ được phát triển toàn diện và tự lập tốt cho sau này.
READ MORE:
Những khó khăn trong giai đoạn đầu dạy học chữ cái cho bé mẫu giáo
Vì bảng chữ cái là một dạng kiến thức mới, có những quy tắc riêng cần phải nhớ. Điều này dễ làm cho bé cảm thấy chán nản nên luôn có những khó khăn trong bước đầu dạy con.
Bé dễ mất tập trung khi học
Thông thường, các bé mầm non thường hiếu động và không tập trung vào một vấn đề nào đó. Các em chỉ muốn mình được vui vẻ, thoải mái vui đùa và điều này là một khó khăn phổ biến khi ba mẹ dạy con học. Và khi dạy, chúng ta dễ bắt gặp những hoàn cảnh: Con không chịu ngồi yên, bị phân tâm và không chịu nhớ những gì đã dạy.
Và bấy giờ cần ba mẹ phải kiên nhẫn và từ tốn dạy con một cách nhẹ nhàng, tránh la mắng nếu con không chịu học nhé. Ngoài ra, trẻ em ngủ thiếu giấc hay thức quá khuya cũng là nguyên nhân gây nên tình trạng mất tập trung. Hãy đảm bảo cho con ngủ đủ 8 – 10 tiếng/ ngày, bổ sung dinh dưỡng lành mạnh trong các bữa ăn của trẻ.
Trí nhớ của các bé mầm non thường kém
Cơ thể của trẻ em dưới 5 tuổi thì xương tay còn yếu, bán cầu não phải phát triển mạnh nhưng chưa đủ hoàn thiện để có thể ghi nhớ tốt như người lớn. Nên dễ xảy ra các trường hợp: Bé dễ quên, vừa học xong từ này hỏi lại thì không nhớ,… Và nếu vấn đề này xảy ra thường xuyên, ba mẹ có thể đổi cách dạy cho con bằng hình ảnh nhé.
Hay nhầm lẫn giữa các chữ với nhau
Tình trạng này rất dễ phổ biến khi bạn dạy con học, các em không thể ghi nhớ tốt bởi vì thiếu tính liên tưởng hay tư duy. Vì thế, ba mẹ hãy cho con xem video về các con vật gợi ý của mỗi chữ cái hoặc hoạt hình màu sắc để kích thích sự hứng thú của trẻ. Từ đó, bé sẽ thấy thích và học dễ dàng hơn.
Bé dễ bị tác động bởi phương ngữ vùng miền
Xem thêm : Cách dạy trẻ 4 tuổi học chữ cực vui nhộn cho bé
Phương ngữ vùng miền chính là phần ngôn ngữ riêng dùng để giao tiếp trong vùng, miền của quê hương. Và khi các em lớn lên trong một vùng, miền sẽ dễ bị tác động bởi cách nói chuyện của người nơi đó. Đó được xem là một cái chất riêng của mỗi người, nhưng sẽ gây khó khăn khi dạy trẻ phát âm chữ cái tiếng Việt.
READ MORE:
Mẹo hay để dạy trẻ mầm non học chữ cái tiếng Việt hiệu quả ngay tại nhà
Để có một không gian học tập cho bé tiếp thu tốt những nền tảng cơ bản trước khi vào lớp 1. Ba mẹ phải trang bị những phương pháp phù hợp để nhằm giúp bé học nhanh mà không gây nhàm chán. Tham khảo các mẹo hay của Monkey gợi ý dưới đây nhé.
Dạy trẻ học chữ mẫu giáo thông qua trò chơi
Dạy bé học thông qua các trò chơi là một phương pháp khá phổ biến trong môi trường mầm non. Tuy nhiên, nhiều ba mẹ vẫn chưa biết nên áp dụng như thế nào ngay tại ngôi nhà mình. Thật ra, giáo dục trẻ qua trò chơi là áp dụng các yếu tố như: Luật chơi, ghi điểm và tính cạnh tranh nhằm thu hút người chơi để giải quyết vấn đề.
Phương pháp này giúp ba mẹ có thời gian bên con nhiều, cho trẻ thấy được sự kết nối nên việc học chữ bé cũng thoải mái và vui hơn. Đặc biệt, trong công nghệ điện tử hiện nay thì các trò chơi mang tính chất học tập vô cùng nhiều, ba mẹ có thể dễ dàng tìm kiếm trên mạng và áp dụng ngay với bé nhé.
Cho bé làm quen với bảng chữ cái dựa trên các bài hát
Âm nhạc chính là thứ năng lượng tích cực truyền tải cho bé những mộng mơ, giai điệu của các bài hát thiếu nhi tạo sự hứng thú cho trẻ. Đó là lý do từ khi còn trong bụng, người mẹ đã cho con nghe nhạc từ sớm. Vì thế, dù cho bé đang ở bất kì độ tuổi nào, các bài hát thiếu nhi vẫn luôn nên gắn liền với con.
Không chỉ mang đến tính giải trí, âm nhạc còn giúp bé mở rộng tư duy với thế giới xung quanh. Vì thế, ba mẹ có thể dễ dàng tìm kiếm những bài hát vui nhộn trên Youtube để bé làm quen với bảng chữ cái tiếng Việt trước. Ngoài lời bài hát, video còn kèm các hình ảnh minh họa vui nhộn giúp bé học nhưng không bị chèn ép nữa đấy.
Sử dụng các phần mềm học tiếng Việt trực tuyến
Hiện nay, có rất nhiều phần mềm dạy tiếng Việt trực tuyến giúp bé có thể học mọi lúc mọi nơi chỉ cần có Internet. Trong đó, ứng dụng học được xem là số 1 về phương pháp dạy giúp trẻ tiếp thu nhanh mà bạn có thể tham khảo chính là VMonkey.
Hệ thống kiến thức VMonkey mang lại trải nghiệm cho bé với hơn 350 quyển sách nói được chia cấp độ phù hợp với từng độ tuổi của con. Trẻ sẽ được học thông qua các tương tác ấn chạm với thiết bị vô cùng dễ dàng, hình ảnh mô tả sinh động, thế giới âm thanh của truyện tranh vô cùng sống động giúp bé cảm nhận một cách tự nhiên.
Xem thêm : 05 phẩm chất và 10 năng lực cốt lõi của học sinh trong chương trình giáo dục tổng thể
Ngoài ra, cấu trúc bài học được xây dựng bởi nhiều trò chơi dựa theo sự phát triển của các em. Giọng đọc chuẩn và truyền cảm giúp bé không bị ảnh hưởng bởi phương ngữ vùng miền, tạo sự hứng thú trong suốt buổi học.
Học với phương pháp “Nhắc lại” vô cùng hiệu quả
Khi ba mẹ phát âm ra từ nào thì nên nhắc đi nhắc lại nhiều lần, điều này khiến con nhớ lâu hơn. Nếu bé có thể đã nhớ chữ cái đó rồi, nhưng nếu việc chúng ta bỏ qua và lười nói lại sẽ khiến các em dễ quên và rất mất thời gian để mà có thể dạy lại. Vì thế, hãy kết hợp việc nhắc lại thông qua các hoạt động đi kèm để con dễ liên tưởng nhé.
Xem thêm: Phương pháp dạy học bằng cách tập tô chữ cái cho bé mẫu giáo liệu có hiệu quả?
Mặt khác, nếu ba mẹ áp dụng đúng phương pháp dạy học nhưng vẫn chưa hiểu con thì cũng khiến bé bị áp lực và mất tập trung khi học. Vì thế, để dạy bé học chữ mẫu giáo cần tránh những điều sau đây:
Bắt ép con học xong rồi mới được chơi
Trẻ em cũng như người lớn, các bé đều muốn có được sự cân bằng giữa việc học và chơi. Vì thế, việc bắt con học trước rồi mới được chơi không thể khiến con chăm chỉ mà bé sẽ học qua loa, học chán chường và cảm thấy mệt mỏi. Thay vào đó, hãy tạo cho con niềm đam mê với các con chữ thì từ đó con sẽ tự chủ động học hơn.
Do vậy, việc bắt con làm cái này trước sẽ đạt được cái kia thì hãy kết hợp cả hai việc với nhau. Bạn có thể tham khảo qua phương pháp “Vừa học vừa chơi” của VMonkey bao gồm cả truyện tranh và trò chơi tương tác sẽ giúp trẻ tiếp thu kiến thức hiệu quả, bé tự chủ động học mà không cần bắt ép.
La mắng khi thấy trẻ học không tốt
Đây là một trong những hình ảnh rất quen thuộc ở mỗi gia đình. Chúng ta thường có xu hướng la mắng con khi trẻ không vâng lời, học chậm, lười,.. Và nghĩ rằng khi trẻ bị la, chúng sẽ sợ và cố gắng vâng lời. Điều này có thể đúng, nhưng dần hình thành tâm lý của bé là sợ sệt, là áp lực khi chỉ mới ở cấp bậc mầm non.
Điều này khiến tuổi thơ của con không còn trong sáng và vui vẻ nữa. Vì thế, chúng ta hãy thay đổi suy nghĩ và dạy trẻ bằng những lời chia sẻ, động viên và khuyến khích nếu con mắc lỗi hoặc học chưa tốt. Những việc này vừa giúp bé thêm tự tin khi học mà còn tạo động lực cho bé nhiều hơn.
Bắt con học quá nhiều trong một ngày
Một trong những sai lầm của ba mẹ chính là giáo dục con quá sớm bằng hình thức bắt con học quá nhiều. Các gia đình nghĩ rằng việc con học nhiều đồng nghĩa sẽ tiếp thu được nhiều. Nhưng ý kiến đó hoàn toàn đi ngược lại, các em sẽ cảm thấy áp lực và chán nản hơn, thậm chí sẽ khiến trẻ dễ bị “Ghét học”.
Bài viết top 5 phương pháp dạy học chữ mẫu giáo phù hợp với trẻ. Thông qua bài viết, mong rằng bạn đã có thể lựa chọn được cách dạy học phù hợp với con mình. Và đừng quên những sai lầm thường mắc phải khi cho con học tại nhà nhé. Chúc bạn thành công!
Nguồn: https://ispacedanang.edu.vn
Danh mục: Học tư duy