Ôn tập Vật Lý 8 Chương 1 Cơ Học

sơ đồ tư duy vật lý 8 chương 1

A. Tóm tắt lý thuyết

1. Chuyển động cơ học

  • Khi vị trí của vật so với vật mốc thay đổi theo thời gian, vật chuyển động so với vật mốc (gọi là chuyển động cơ học).
  • Vật chuyển động hay đứng yên phụ thuộc vào việc chọn vật mốc, vì vật chuyển động hay đứng yên có tính tương đối. Ta thường chọn những vật gắn với Trái Đất làm vật mốc.
  • Các dạng chuyển động thường gặp là chuyển động thẳng và chuyển động cong.

2. Vận tốc

  • Vận tốc là đại lượng đặc trưng cho mức độ nhanh chậm của chuyển động.
  • Công thức tính vận tốc: v = s/t, trong đó:
    • s là quãng đường vật dịch chuyển
    • t là thời gian vật dịch chuyển được quãng đường s.
  • Đơn vị của vận tốc phụ thuộc vào đơn vị quãng đường và đơn vị thời gian.
  • Chuyển động đều là chuyển động có vận tốc không thay đổi theo thời gian, chuyển động không đều là chuyển động có vận tốc thay đổi theo thời gian.
  • Vận tốc trung bình của chuyển động không đều được xác định theo công thức: v_tb = s/t.

3. Biểu diễn lực

  • Lực là một đại lượng vector (có phương, chiều và độ lớn).
  • Kí hiệu vector lực: F.
  • Biểu diễn lực: Dùng một mũi tên có:
    • Gốc là điểm mà lực tác dụng lên vật (gọi là điểm đặt)
    • Phương và chiều là phương và chiều của lực
    • Độ dài biểu diễn cường độ (độ lớn) của lực theo một tỉ xích cho trước.

4. Hai lực cân bằng, quán tính

  • Hai lực cân bằng là hai lực cùng đặt lên một vật, có cường độ bằng nhau, cùng phương nhưng ngược chiều.
  • Quán tính đặc trưng cho xu thế giữ nguyên vận tốc. Mọi vật không thể thay đổi vận tốc đột ngột vì có quán tính.
  • Dưới tác dụng của hai lực cân bằng, một vật đang đứng yên sẽ tiếp tục đứng yên, đang chuyển động sẽ tiếp tục truyển động thẳng đều.

5. Lực ma sát

  • Lực ma sát trượt: Lực xuất hiện khi một vật trượt trên vật khác, có chiều ngược với chiều chuyển động của vật.
  • Lực ma sát lăn: Lực xuất hiện khi một vật lăn trên vật khác, có chiều ngược với chiều chuyển động của vật.
  • Lực ma sát nghỉ: xuất hiện giữ cho vật không trượt khi bị tác dụng của lực khác, có chiều ngược với chiều của lực tác dụng.
  • Lực ma sát có thể có hại hoặc có ích.

6. Áp suất

  • Áp lực: là lực ép có phương vuông góc với mặt bị ép.
  • Áp suất: Độ lớn của áp lực trên một đơn vị diện tích bị ép: p = F/S.
    Trong đó: p là áp suất, F là áp lực tác dụng lên mặt bị ép có diện tích là S.
    Nếu F có đơn vị là N, S có đơn vị là m2 thì p có đơn vị là N/m2 (niutơn trên mét vuông), N/m2 còn gọi là paxcan (Pa). 1Pa = 1N/m2.
  • Áp suất chất lỏng: Chất lỏng gây ra áp suất theo mọi phương lên đáy bình, thành bình và các vật ở trong lòng nó.
    Công thức tính áp suất chất lỏng: p = d.h, trong đó h là độ sâu tính từ mặt thoáng của chất lỏng đến điểm tính áp suất, d là trọng lượng riêng của chất lỏng.
    Bình thông nhau: Trong bình thông nhau chứa cùng một chất lỏng đứng yên, các mặt thoáng của chất lỏng ở các nhánh khác nhau đều ở cùng một độ cao.
  • Áp suất khí quyển: Không khí cũng có trọng lượng nên Trái Đất và mọi vật trên Trái Đất đều chịu áp suất của lớp không khí bao quanh Trái Đất.
    Áp suất khí quyển bằng áp suất của cột thuỷ ngân trong ống Tôrixeli.

7. Lực đẩy Acsimet

  • Một vật nhúng trong chất lỏng bị chất lỏng tác dụng một lực đẩy hướng từ dưới lên gọi là lực đẩy Acsimet.
  • Độ lớn của lực đẩy Acsimet: FA = d.V; Với d là trọng lượng riêng của chất lỏng, V là thể tích của phần chất lỏng bị vật chiếm chỗ.
    FA < P -> Vật chìm;
    FA = P -> Vật lơ lửng;
    FA > P -> Vật nổi.
    (P: trọng lượng của vật)

8. Công cơ học

  • Khi có một lực tác dụng vào vật và làm cho vật dịch chuyển thì lực này sinh công.
    A = F.s
    Công cơ học phụ thuộc vào hai yếu tố: Lực tác dụng F và quãng đường dịch chuyển s.
    Khi F = 1N, s = 1m thì A = 1N.1m = 1Nm
    Đơn vị tính công là J (Jun) (1J = 1Nm)

  • Định luật về công: Không một máy cơ đơn giản nào cho ta lợi về công. Được lợi bao nhiêu lần về lực thì thiệt bấy nhiêu lần về đường đi và ngược lại.

9. Công suất

  • Công suất là đại lượng đặc trưng cho tốc độ sinh công, được xác định bằng công thực hiện được trong một đơn vị thời gian.
  • Công thức tính công suất: P = A/t
  • Đơn vị công suất: Nếu A đo bằng J, t đo bằng s thì P = 1J/1s = 1J/s (Jun trên giây)
    Đơn vị công suất J/s gọi là oát (W)
    1W = 1J/s
    1kW = 1000W
    1MW = 1000kW = 1000000W

B. Bài tập minh họa

Bài 1:

Hướng dẫn giải:

  • Thời gian người đó đi quãng đường đầu là:
    t1 = s1/v1 = 3000/2 = 1500s = 5/12h

  • Vận tốc trung bình của người đó trên cả hai quãng đường:
    v_tb = (s1 + s2)/(t1 + t2) = (3 + 1.95)/(5/12 + 0.5) = 5.4km/h = 1.5m/s

Bài 2:

Hướng dẫn giải:

  • Trọng lượng của 1m3 nước là 10000N.

  • Trong thời gian t = 1ph = 60s, có 120m3 nước rơi từ độ cao h = 25m xuống dưới, thực hiện một công là:
    A = F.s = P.s = 120.10000.25 = 30000000J

  • Công suất của dòng nước:
    P = A/t = 30000000/60 = 500000W = 500kW

Trắc nghiệm Vật Lý 8 Chương 1

Đề kiểm tra Vật Lý 8 Chương 1

Lý thuyết từng bài chương 1 và hướng dẫn giải bài tập SGK

Lý thuyết các bài học Vật lý 8 Chương 1

Hướng dẫn giải Vật lý 8 Chương 1

Trên đây là tài liệu Ôn tập Vật Lý 8 Chương 1: Cơ học. Hy vọng rằng tài liệu này sẽ giúp các bạn ôn tập tốt và hệ thống lại kiến thức Chương 1 hiệu quả hơn. Để thi online và tải file đề thi về máy các bạn vui lòng đăng nhập vào trang hoc247.net và ấn chọn chức năng “Thi Online” hoặc “Tải về”. Ngoài ra, các bạn còn có thể chia sẻ lên Facebook để giới thiệu bạn bè cùng vào học, tích lũy thêm điểm HP và có cơ hội nhận thêm nhiều phần quà có giá trị từ HỌC247!

FEATURED TOPIC