Tổng Hợp Mẫu Báo Cáo Tài Chính Doanh Nghiệp

Cuối mỗi kỳ, doanh nghiệp cần lập và nộp báo cáo tài chính cho cơ quan thuế theo quy định. Trong bài viết này, đội ngũ giảng viên tại khóa học kế toán tổng hợp thực hành tại Kế toán Lê Ánh sẽ chia sẻ với bạn những mẫu báo cáo tài chính theo quy định mới nhất.

I. Báo cáo tài chính là gì? Hệ thống báo cáo tài chính doanh nghiệp

1. Báo cáo tài chính là gì?

Báo cáo tài chính tổng hợp và trình bày một cách tổng quát, toàn diện tình hình tài sản, nguồn vốn hình thành tài sản của doanh nghiệp, tình hình và kết quả hoạt động sản xuất, kinh doanh của doanh nghiệp trong một năm tài chính.

Báo cáo tài chính cung cấp các thông tin kinh tế, tài chính chủ yếu để đánh giá tình hình và kết quả hoạt động của doanh nghiệp, đồng thời đáp ứng yêu cầu quản lý của chủ doanh nghiệp, cơ quan Nhà nước và nhu cầu hữu ích của những người sử dụng.

2. Các đối tượng phải lập báo cáo tài chính

Tất cả các doanh nghiệp đang hoạt động sản xuất kinh doanh tại Việt Nam đều phải lập báo cáo tài chính doanh nghiệp năm. Các công ty mẹ, Tổng công ty cũng phải lập báo cáo tài chính cho tập đoàn, Tổng công ty. Các doanh nghiệp lớn áp dụng mẫu báo cáo tài chính theo Thông tư 200/2014/TT-BTC. Các doanh nghiệp vừa và nhỏ áp dụng mẫu báo cáo tài chính theo Thông tư 133/2016/TT-BTC.

3. Mục đích của việc lập báo cáo tài chính

Báo cáo tài chính doanh nghiệp cuối năm cung cấp thông tin về tình hình tài chính, tình hình kinh doanh và các luồng tiền thu – chi của doanh nghiệp. Báo cáo tài chính phải cung cấp những thông tin của một doanh nghiệp về tài sản, nợ phải trả và vốn chủ sở hữu, doanh thu, chi phí kinh doanh, lãi, lỗ và phân chia kết quả kinh doanh, thuế và các khoản nộp Nhà nước, tài sản khác có liên quan đến đơn vị kế toán, các luồng tiền. Ngoài ra, doanh nghiệp còn phải cung cấp các thông tin bổ sung trong “Bản thuyết minh báo cáo tài chính” nhằm giải trình thêm về các chỉ tiêu đã phản ánh trên các báo cáo tài chính tổng hợp và các chính sách, nguyên tắc kế toán đã áp dụng.

4. Hệ thống các báo cáo tài chính phải lập cuối năm

Bộ báo cáo tài chính doanh nghiệp phải lập bao gồm: Bảng cân đối kế toán, Bảng cân đối số phát sinh tài khoản, Báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh, Báo cáo lưu chuyển tiền tệ, Bản thuyết minh báo cáo tài chính.

5. Kỳ lập báo cáo tài chính

Doanh nghiệp lập báo cáo tài chính theo năm dương lịch (từ ngày 01/01 đến ngày 31/12). Đối với các trường hợp đặc biệt như doanh nghiệp mới thành lập trong năm hoặc có thay đổi về hình thức sở hữu, kỳ lập báo cáo tài chính có thể nhỏ hơn 12 tháng.

II. Tổng hợp mẫu báo cáo tài chính doanh nghiệp vừa và nhỏ

1. Biểu mẫu báo cáo tài chính năm của doanh nghiệp siêu nhỏ

Kế toán Lê Ánh xin giới thiệu tới bạn đọc biểu mẫu báo cáo tài chính năm của doanh nghiệp vừa và nhỏ. Biểu mẫu này được sử dụng để cung cấp thông tin về tình hình tài chính, tình hình kinh doanh và luồng tiền của một doanh nghiệp vừa và nhỏ.

Báo cáo tình hình tài chính (Mẫu số B01 – DNSN)

Báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh (Mẫu số B02 – DNSN)

2. Bộ báo cáo tài chính doanh nghiệp phải lập theo Thông tư 200

  • Bảng cân đối kế toán theo Thông tư 200/2014/TT-BTC (Mẫu số B01 – DN)
  • Bảng cân đối số phát sinh tài khoản theo Thông tư 200/2014/TT-BTC (Mẫu số S06 – DN)
  • Báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh theo Thông tư 200/2014/TT-BTC (Mẫu số B02 – DN)
  • Báo cáo lưu chuyển tiền tệ theo Thông tư 200/2014/TT-BTC (Mẫu số B03 – DN)
  • Bản thuyết minh báo cáo tài chính theo Thông tư 200/2014/TT-BTC (Mẫu số B09 – DN)

Mẫu báo cáo tài chính

Trên đây là toàn bộ biểu mẫu báo cáo tài chính doanh nghiệp theo quy định mới nhất. Mong rằng những chia sẻ của Kế toán Lê Ánh trong bài viết hữu ích với bạn đọc!

Ngoài các khóa học kế toán, Kế toán Lê Ánh còn cung cấp các khóa học xuất nhập khẩu và khóa học hành chính nhân sự chất lượng tốt nhất hiện nay.

Thực hiện bởi: KẾ TOÁN LÊ ÁNH – TRUNG TÂM ĐÀO TẠO KẾ TOÁN SỐ 1 VIỆT NAM

FEATURED TOPIC