Cấu Trúc Bài Tiểu Luận Hoàn Chỉnh Nhất Kèm 7 Mẫu Chi Tiết

Một bài tiểu luận thành công luôn có một cấu trúc mạch lạc và logic. Nếu bạn đang phân vân chưa biết phải bắt đầu từ đâu, đừng lo lắng vì trong bài viết này Tri Thức Cộng Đồng sẽ giới thiệu đến bạn bố cục chi tiết và cách viết cấu trúc bài tiểu luận hoàn chỉnh nhất kèm theo 7 cấu trúc bài tiểu luận mẫu hot nhất. Hãy tham khảo ngay!

Phần Mở Đầu Bài Tiểu Luận

Phần mở đầu là phần bắt đầu cho một bài tiểu luận. Một phần mở đầu ấn tượng sẽ hấp dẫn được người đọc khiến họ tò mò về đề tài và muốn khám phá hơn những nội dung tiếp theo.

Phần mở đầu của bài tiểu luận bao gồm các phần sẽ giới thiệu về đề tài như sau:

1.1. Lời mở đầu

  • Lời mở đầu là phần đầu tiên tiếp cận với người đọc, lời mở đầu sẽ quyết định đọc giả có hứng thú với đề tài và bài tiểu luận của bạn hay không.
  • Người đọc thường có xu hướng đọc nhanh và lướt từ 2 đến 3 dòng đầu để quyết định có nên đọc những nội dung tiếp theo, và lời mở đầu cũng như vậy.
  • Lời mở đầu nên viết ngắn gọn, đúng trọng tâm để giảng viên có thể đánh giá được sự hiểu biết của bạn và chất lượng của bài tiểu luận.

1.2. Lý do chọn đề tài/ Tính cấp thiết của đề tài

  • Tại phần lý do chọn đề tài bạn cần trả lời được câu hỏi “Tại sao đề tài này quan trọng” để thuyết phục người đọc.
  • Nếu đề tài bài tiểu luận của bạn có tính thực tiễn hay cấp thiết cho xã hội sẽ được thầy cô đánh giá rất cao.

1.3. Mục đích và mục tiêu nghiên cứu (gồm mục tiêu tổng quát và mục tiêu chi tiết)

  • Mục đích nghiên cứu: Đó chính là kết quả, giải pháp mà bạn muốn hướng đến khi thực hiện đề tài cho bài tiểu luận.
  • Mục tiêu tổng quát: Là đích đến mà bạn muốn đạt được và có tính khái quát, có thể xem là yếu tố để phân loại đề tài nghiên cứu.
  • Mục tiêu cụ thể: Là những mục tiêu nhỏ và cụ thể mà bạn đề ra để đạt được mục tiêu tổng quát.

1.4. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu của đề tài

  • Đối tượng nghiên cứu: Là những sự vật, sự việc hoặc con người có liên quan, tác động hay chịu sự tác động của đề tài bạn đang nghiên cứu.
  • Phạm vi nghiên cứu: Bạn hãy chỉ ra giới hạn của nghiên cứu nằm trong một phạm vi nhất định, được thống nhất về không gian, thời gian và lĩnh vực nghiên cứu.

1.5. Phương pháp nghiên cứu

Mỗi bài tiểu luận sẽ có những phương pháp nghiên cứu khác nhau, chúng được chia thành 2 nhóm là phương pháp nghiên cứu lý thuyết và phương pháp nghiên cứu thực tiễn, bạn cần chú ý đặc điểm để lựa chọn áp dụng cho chính xác.

  • Phương pháp nghiên cứu lý thuyết: Là phương pháp mà bạn dựa vào những số liệu có sẵn để kết luận cho đề tài nghiên cứu của mình, bao gồm:

    • Phương pháp phân tích – tổng hợp lý thuyết
    • Phương pháp giả thuyết
    • Phương pháp phân loại và hệ thống hóa lý thuyết
    • Phương pháp lịch sử
    • Phương pháp mô hình hóa
  • Phương pháp nghiên cứu thực tiễn: Là phương pháp giúp bạn thực hiện đề tài của mình trong thực tiễn để hiểu rõ bản chất vấn đề, bao gồm:

    • Phương pháp điều tra
    • Phương pháp quan sát khoa học
    • Phương pháp thực nghiệm khoa học
    • Phương pháp nghiên cứu thực tiễn
    • Phương pháp khảo sát
    • Phương pháp chuyên gia
    • Phương pháp phân tích – tổng kết kinh nghiệm

1.6. Tổng quát nội dung chính của bài (Tên chương và tiêu đề của mỗi chương)

  • Phần này sẽ đề cập tổng quát những nội dung chính của bài luận văn, bạn sẽ ghi ra các tên chương và tiêu đề của mỗi chương.
  • Bạn chỉ nên ghi ngắn gọn tên và tiêu đề các chương, không viết các mục quá chi tiết vì nó sẽ làm cho phần tổng quát nội dung giống với mục lục của bài.

1.7. Ý nghĩa lý luận và thực tiễn của đề tài

  • Tại phần ý nghĩa lý luận và thực tiễn, bạn hãy nêu những đóng góp của kết quả nghiên cứu trên cơ sở lý luận và thực tiễn có thể áp dụng được.

2. Phần Nội Dung Bài Tiểu Luận

Phần nội dung là phần quan trọng nhất của bài tiểu luận vì là nơi thể hiện xuyên suốt trọng tâm của đề tài. Phần này chiếm nhiều nội dung, được thể hiện trong phạm vi nhiều đoạn có sự liên kết mạch lạc với nhau.

Thông thường phần nội dung của bài tiểu luận được chia thành 3 chương: chương 1 là những lý thuyết chung, chương 2 nói về thực trạng và chương 3 là giải pháp, cụ thể như sau:

2.1. Chương 1: Lý thuyết chung

  • Tại phần lý thuyết chung bạn cần trình bày các khái niệm, kiến thức liên quan đến đề tài mà bạn đang nghiên cứu.
  • Bạn cần trình bày rõ ràng để người đọc có thể nắm được các lý thuyết và đánh giá được sự hiểu biết của bạn.
  • Bạn nên lưu ý là không trình bày phần này quá dài dòng, lan man. Nếu quá dài sẽ làm loãng bài tiểu luận vì phần thực trạng và giải pháp mới là phần quan trọng nhất.

2.2. Chương 2: Thực trạng

  • Phần thực trạng là nội dung quan trọng để bạn chứng minh được tính thực tiễn, cấp thiết cho đề tài mà mình đang nghiên cứu.
  • Bạn cần sử dụng độc lập hay kết hợp những phương pháp nghiên cứu để nêu rõ được thực trạng của vấn đề.
  • Thực trạng luôn bao gồm 2 mặt tích cực và tiêu cực. Đối với mặt tiêu cực, bạn hãy phân tích những hạn chế để tìm ra nguyên nhân hình thành, bao gồm nguyên nhân khách quan và chủ quan.

2.3. Chương 3: Giải pháp

  • Sau khi tìm ra được nguyên nhân, bạn hãy đề ra những giải pháp từ kiến thức của bản thân cộng với những ý kiến tham khảo từ người có chuyên môn.
  • Tránh đề xuất những giải pháp chung chung vì phần giải pháp là phần để giảng viên đánh giá được tầm nhìn, tư duy sáng tạo và khả năng giải quyết vấn đề của bạn.

3 lưu ý khi thực hiện phần nội dung:

  • Luận điểm: Phần nội dung gồm nhiều đoạn, mỗi đoạn phải có một câu chủ đề nằm ở đầu đoạn và phải bao quát được nội dung của cả đoạn.
  • Luận cứ: Mỗi đoạn văn phải có các lập luận và minh chứng để bổ sung nội dung cho luận điểm, làm cho đoạn văn thêm phần sắc bén.
  • Một đoạn văn phải đảm bảo được 3 yếu tố: Tính thống nhất là tập trung vào một ý chính, tính phát triển là các ý được lập luận sắc bén và tính chặt chẽ là đoạn văn phải có sự logic ở các thông tin.

Phần kết luận, kiến nghị là phần quan trọng của một bài tiểu luận vì có mở đầu thì phải có tổng kết. Trong phần này, bạn sẽ tổng kết lại các vấn đề chính đã trình bày trong bài tiểu luận theo 3 ý như sau:

  • Trình bày, đánh giá, bàn luận các kết quả nghiên cứu: Bạn hãy nêu lên các kết quả nghiên cứu mà bạn đạt được và bạn tự đưa ra những nhận xét về thành quả nghiên cứu của mình.

  • Trình những đề xuất, dự báo: Bạn có thể đưa ra những đề xuất về việc áp dụng kết quả nghiên cứu của mình vào xã hội thực tiễn, nó tác động hay bị tác động như thế nào bởi sự phát triển của xã hội.

  • Trình bày ngắn gọn đóng góp, chỉ ra giới hạn: Với nội dung này bạn hãy nêu lên những khó khăn mang tính khách quan trong quá trình bạn nghiên cứu đề tài tiểu luận, do đó sự đóng góp của đề tài là có giới hạn với sự phát triển của xã hội. Hãy thẳng thắn thừa nhận và đừng kêu than quá lời.

Ngoài việc giúp bạn tổng kết lại nội dung trong bài, phần tổng kết còn giúp bài tiểu luận của bạn đạt được 3 điều sau đây:

  • Là nơi giúp bạn bày tỏ những quan điểm và suy nghĩ của mình về đề tài tiểu luận đang nghiên cứu.
  • Nếu phần mở đầu thu hút sự tò mò của người đọc, thì tổng kết là phần nhấn mạnh lại nội dung của cả bài để người đọc dễ ghi nhớ.
  • Phần tổng kết giúp cho bài tiểu luận có được cấu trúc hoàn chỉnh và có tính mạch lạc, liên kết chặt chẽ.

5 điều cần lưu ý khi bạn viết phần tổng kết cho bài tiểu luận:

  • Bạn tuyệt đối không nên nêu ra ý tưởng mới, nội dung mới trong phần này.
  • Không nên trích dẫn ở phần kết luận, chỉ trích dẫn trong phần nội dung.
  • Phải khái quát toàn bộ nội dung của bài, không được tập trung vào một quan điểm nhỏ hay vấn đề nhỏ trong bài.
  • Tránh sử dụng những ngôn từ hoa mỹ rườm rà, hay dùng những từ ngữ rõ ràng, súc tích.
  • Tránh lạm dụng những cụm từ xuất hiện thường xuyên: Tóm lại, để kết thúc, kết luận lại,… vì sẽ gây nhàm chán và sáo rỗng.

Danh mục tài liệu tham khảo là một phần không thể thiếu trong bài tiểu luận cũng như các văn bản học thuật khác và thường viết ở cuối bài. Đây là việc tập hợp những nơi bạn đã tham khảo và thu thập thông tin cho bài tiểu luận của mình.

Việc bạn trích dẫn tài liệu tham khảo sẽ giúp bạn có được 4 điều sau đây:

  • Thể hiện bạn có sự tôn trọng với các tác giả, tác phẩm mà bạn có sử dụng trong bài tiểu luận.
  • Làm tăng thêm sự mạnh mẽ cho những lập luận trong bài của bạn.
  • Giảng viên sẽ thấy được sự nghiêm túc của bạn cho bài tiểu luận.
  • Khẳng định giá trị cho bài tiểu luận vì bạn không vi phạm lỗi “đạo văn”.

3 lưu ý khi trình bày tài liệu tham khảo:

  • Phải ghi đầy đủ các thông tin cần thiết.

  • Tùy theo hình thức truyền thông thì sẽ có định dạng khác nhau:

    • Sách: Họ tên tác giả (năm xuất bản). Tên sách, Nhà xuất bản, Nơi xuất bản.
    • Bài báo trên tạp chí khoa học: Họ tên tác giả (năm xuất bản). “Tên bài báo”, Tên tạp chí, Số ISSN của tạp chí.
    • Luận văn, luận án: Tên tác giả (năm xuất bản). Tên đề tài, bậc học, tên của cơ sở đào tạo.
    • Bài viết báo chí: Tên tác giả (ngày tháng năm xuất bản). Tên bài báo. Tên tờ báo, trang số.
    • Internet: Họ tên tác giả (năm xuất bản). “Tên bài báo”, tên tổ chức xuất bản, , ngày tháng năm truy cập.
  • Sắp xếp các tài liệu tham khảo theo nguyên tắc ABC:

    • Tác giả là người nước ngoài, xếp thứ tự ABC theo họ.
    • Tác giả là người Việt Nam, xếp thứ tự ABC theo tên (tên thuần Việt, không đảo chiều như tên nước ngoài).
    • Tài liệu không có tên tác giả thì xếp theo thứ tự ABC theo từ đầu của tên cơ quan ban hành, báo cáo hay ấn phẩm.

Danh mục từ viết tắt là phần bắt buộc phải có nếu bạn có sử dụng từ viết tắt trong bài tiểu luận của mình, nó giúp cho người đọc tiện tra cứu chính xác nghĩa của từ viết tắt bạn đã viết để họ có thể suy luận nội dung bài.

3 lưu ý khi bạn sử dụng từ viết tắt trong bài tiểu luận:

  • Bạn có thể viết tắt với những từ xuất hiện nhiều lần trong bài tiểu luận. Không nên viết tắt những cụm từ quá dài.
  • Nên viết tắt ở lần viết thứ hai sau lần viết thứ nhất có chữ viết tắt trong ngoặc đơn, bảng danh mục các từ viết tắt sắp xếp theo thứ tự ABC.
  • Bạn nên lưu ý không lạm dụng nhiều từ viết tắt trong bài vì có thể gây khó khăn cho người đọc.

Phụ lục được sử dụng để cung cấp những thông tin bổ sung, minh họa cho chủ đề mà bạn đang nghiên cứu, có 3 đặc điểm như sau:

  • Phụ lục không được nhiều trang hơn phần nội dung của bài tiểu luận và thường sau trang trích dẫn tài liệu.
  • Nếu bạn sử dụng phiếu điều tra thì hãy đính kèm nguyên bản phiếu điều tra. Kết quả điều tra thì trình bày ngắn gọn kết quả xử lý và tính toán.
  • Bài tiểu luận có thể đứng độc lập, có thể hiểu là nếu bỏ phần phụ lục thì người đọc vẫn có thể hiểu được nội dung của bài tiểu luận.

Tuy là phần trình bày phụ nhưng phụ lục được sử dụng nhiều trong bài tiểu luận bởi 3 lý do như sau:

  • Không làm gián đoạn mạch suy luận của người đọc: Vì phụ lục là tài liệu bổ trợ sẽ giúp người đọc biết thêm các khía cạnh vấn đề, chúng được đặt ở cuối bài nên tiện cho người đọc có thể tra cứu ngay.
  • Giúp bài tiểu luận được liền mạch, không lan man: Vì phụ lục là thông tin bổ sung cho nội dung, cung cấp minh chứng làm sáng tỏ luận điểm trong bài.
  • Giúp người viết tiết kiệm thời gian và công sức: Vì phụ lục được đặt ở cuối bài, bạn có thể dễ dàng tra cứu những thông tin cần kiểm tra và sửa đổi.

3 lưu ý khi bạn trình bày phụ lục:

  • Phụ lục trình bày ngắn gọn nhưng phải đầy đủ, tránh chung chung làm cho người đọc khó hiểu hoặc hiểu sai ý.
  • Đặt các số liệu, bảng hỏi, biểu mẫu,… trong các trang phụ lục riêng biệt, chúng phải được đánh số cẩn thận để tiện theo dõi.
  • Chú ý các biểu mẫu, phiếu điều tra kèm theo của phụ lục, chúng phải được thống nhất định dạng với bài tiểu luận.

Tri Thức Cộng Đồng đã lựa chọn top 7 cấu trúc bài tiểu luận mẫu hot nhất gửi đến bạn đọc, nhằm giúp các bạn có được ý tưởng cho bài làm của mình.

  • Cấu trúc bài tiểu luận triết học đạt điểm A
  • Cấu trúc bài tiểu luận marketing
  • Cấu trúc bài tiểu luận pháp luật đại cương
  • Cấu trúc bài tiểu luận kinh tế
  • Cấu trúc bài tiểu luận luật
  • Cấu trúc bài tiểu luận khoa học
  • Cấu trúc bài tiểu luận lịch sử Đảng

Bài viết trên đây giới thiệu đến bạn đọc chi tiết cấu trúc bài tiểu luận hoàn chỉnh nhất kèm theo 7 cấu trúc bài tiểu luận mẫu hot nhất. Tri Thúc Cộng Đồng mong rằng bạn sẽ nắm được những cấu trúc cần có và hoàn thành bài tiểu luận của mình một cách tốt nhất. Chúc các bạn thành công!

FEATURED TOPIC