Các phương pháp dạy học tích cực môn toán phổ biến hiện nay

Giáo dục toán học tại các cấp học đóng vai trò rất quan trọng trong việc xây dựng và phát triển năng lực toán học của học sinh. Để đạt hiệu quả cao trong việc dạy toán, nhiều trường đã áp dụng phương pháp dạy toán theo hướng tích cực. Hãy cùng tìm hiểu về các phương pháp dạy học tích cực môn toán phổ biến và hiệu quả ngày nay.

Các phương pháp dạy học tích cực môn toán được đánh giá cao và sử dụng phổ biến

Để sử dụng hiệu quả các phương pháp dạy học tích cực môn toán, trước tiên chúng ta cần hiểu rõ về đặc điểm của môn toán.

Nội dung của môn toán có tính trừu tượng, logic và khái quát. Vì vậy, để giúp học sinh học tốt môn toán, cần cân đối việc học lý thuyết và vận dụng lý thuyết vào giải quyết các vấn đề cụ thể. Đồng thời, sử dụng các thiết bị như máy tính cầm tay, máy tính điện tử để khám phá kiến thức và giải quyết các vấn đề toán học.

Cấp học tiểu học giúp hình thành và phát triển năng lực toán học thông qua tư duy và lập luận toán học. Học sinh sẽ mô hình hóa toán học, ứng dụng công cụ và phương tiện để giải quyết vấn đề.

Đối với toán trung học, học sinh được học các kiến thức và kỹ năng cốt lõi và mở rộng áp dụng toán học vào thực tế, kết nối ý tưởng toán học với các môn học khác và các hoạt động khác.

Phương pháp dạy học tích cực môn toán là gì?

Phương pháp dạy học tích cực môn toán là sự kết hợp giữa nhiều phương pháp giáo dục để giúp học sinh phát triển kỹ năng học toán theo hướng chủ động, tích cực và sáng tạo.

Thông qua phương pháp này, học sinh sẽ phát triển tư duy và lập luận, mô hình hóa, giải quyết vấn đề và sử dụng các công cụ và phương tiện toán học.

Hướng đổi mới phương pháp dạy học môn toán

Về phương pháp dạy học

Thực hiện việc dạy học phù hợp với khả năng và trình độ nhận thức của học sinh, dạy học theo tinh thần “lấy người học làm trung tâm”, quan tâm đến nhu cầu và khả năng nhận thức của từng đối tượng học sinh. Tổ chức việc dạy học theo hướng kiến tạo, cho học sinh tìm kiếm, phát hiện và tự suy luận để giải quyết vấn đề.

Linh hoạt trong việc sử dụng phương pháp dạy học tích cực, kết hợp với kỹ thuật dạy học truyền thống. Bên cạnh hoạt động học tập trên lớp, cần cho học sinh tham gia các hoạt động trải nghiệm, để có cơ hội áp dụng kiến thức toán học vào thực tế.

Về đánh giá kết quả

Khi áp dụng các phương pháp dạy học tích cực môn toán, chúng ta cũng cần đổi mới cách đánh giá kết quả. Kết hợp đánh giá của giáo viên bộ môn toán, tự đánh giá của học sinh với đánh giá của giáo viên bộ môn khác. Thực hiện đúng mục tiêu đánh giá cho sự tiến bộ của học sinh khi học môn toán.

Khuyến khích giáo viên sử dụng đa dạng các phương pháp đánh giá hoặc kết hợp nhiều phương pháp đánh giá. Có thể sử dụng quan sát quá trình học tập, làm bài trắc nghiệm, câu hỏi vấn đáp, thực hiện dự án, bài tập thực hành… Nên lựa chọn phương pháp phù hợp với năng lực toán học của từng đối tượng học sinh khác nhau.

Về phương tiện dạy học

Đảm bảo giáo viên sử dụng các phương tiện dạy học ở mức tối thiểu. Kết hợp phương tiện dạy học truyền thống với thiết bị dạy học tự làm và các phương tiện kỹ thuật hiện đại vào quá trình dạy học. Giáo viên cần hướng dẫn học sinh sử dụng công cụ tìm kiếm internet để tìm hiểu thêm kiến thức về toán học.

Các phương pháp dạy học tích cực môn toán

1. Phương pháp trực quan

Phương pháp trực quan là một trong các phương pháp dạy học tích cực môn toán được nhiều giáo viên áp dụng hiện nay. Với phương pháp này, việc truyền dạy kiến thức được thực hiện thông qua hoạt động quan sát của học sinh. Để đạt hiệu quả cao, cần sử dụng đồ vật trực quan đẹp và có màu sắc bắt mắt.

2. Phương pháp gợi mở – vấn đáp

Giáo viên sử dụng hệ thống câu hỏi gợi mở để học sinh tìm câu trả lời. Khi sử dụng phương pháp dạy toán tích cực này, giáo viên nên lựa chọn câu hỏi ngắn gọn, rõ ràng và mức độ vừa phải để học sinh suy nghĩ.

3. Phương pháp dạy học đặt và giải quyết vấn đề

Phương pháp đặt và giải quyết vấn đề được đánh giá là mang lại hiệu quả cao trong các phương pháp dạy học tích cực môn toán. Bởi nó thúc đẩy hoạt động tự giác và tích cực trong việc giải quyết vấn đề của học sinh. Với phương pháp này, giáo viên đưa ra các tình huống để học sinh chủ động tìm cách giải quyết vấn đề.

4. Phương pháp luyện tập thực hành

Phương pháp luyện tập thực hành giúp học sinh tự giải quyết các nhiệm vụ và bài tập. Việc sử dụng phương pháp này giúp học sinh ghi nhớ kiến thức và vận dụng chúng một cách linh hoạt khi thực hành.

5. Phương pháp giảng giải – minh hoạ

Phương pháp này sử dụng lời nói để giải thích kiến thức toán học với sự hỗ trợ của các phương tiện trực quan. Lưu ý rằng việc giảng giải không nên kéo dài quá 5 phút.

Đổi mới lập kế hoạch dạy môn toán

5.1 Chuẩn bị lập kế hoạch

  • Kế hoạch dạy học phải tự lập chứ không dùng chung giáo án mẫu giống như trước.
  • Giáo viên cần có thái độ cầu tiến, sự tâm huyết và đổi mới trong kế hoạch dạy môn toán. Mỗi bài dạy nên có mục về kinh nghiệm thành công, điều chỉnh nội dung bài học và nhận xét học sinh để kiểm tra, đánh giá theo thông tư 22.
  • Kế hoạch dạy môn toán chỉ là cách tổ chức, hướng dẫn học sinh trong mỗi tiết học. Nó không phải là bài soạn về nội dung học mà giáo viên sẽ truyền dạy cho học sinh.

5.2 Yêu cầu của kế hoạch dạy học

  • Có kiến thức và kỹ năng.
  • Giáo dục phát triển.
  • Hình thành và phát triển phẩm chất và năng lực cơ bản.
  • Đáp ứng hai nhiệm vụ cơ bản của nội dung, mục tiêu và chương trình dạy học: phổ cập kiến thức cho tất cả học sinh và phát triển với đối tượng học sinh học tốt hơn.

5.3 Quá trình tổ chức dạy – học

  • Hoạt động của giáo viên và học sinh trong lớp học bao gồm hình thức hoạt động như thế nào, giải quyết vấn đề gì, yêu cầu nhiệm vụ là gì,…
  • Hình thức tổ chức các hoạt động cần tập trung vào các phương pháp chủ yếu và đặc trưng.
  • Thể hiện sự đồng bộ trong hoạt động của giáo viên và học sinh, sự tương tác giữa các hoạt động, sự hợp tác trong quá trình làm việc, hỗ trợ hoạt động của cá cá nhân, các nhóm và tập thể lớp.

Cấu trúc kế hoạch dạy – học môn toán

Áp dụng các phương pháp dạy học tích cực môn toán buộc giáo viên phải tuân theo cấu trúc kế hoạch dạy, chỉ có như thế mới phát huy hiệu quả tốt nhất cho hoạt động dạy và khám phá kiến thức của học sinh.

Cấu trúc kế hoạch dạy – học môn toán bao gồm:

6.1 Hoạt động 1: Hoạt động sư phạm hoặc khởi động và kết nối

  • Giáo viên tổ chức và xây dựng môi trường học tập.
  • Tổ chức hoạt động kiểm tra bằng cách kết hợp kiến thức mới và cũ hoặc hỏi về kiến thức cũ, đánh giá nhiệm vụ học tập của học sinh một cách toàn diện về kiến thức và kỹ năng.
  • Thực hiện kiểm tra về sự chuẩn bị của học sinh.
  • Giáo viên chuẩn bị đầy đủ các đồ dùng phục vụ việc dạy học và giới thiệu về bài học mới.

6.2 Hoạt động 2: Khám phá

  • Giáo viên hỗ trợ học sinh trong việc khám phá kiến thức mới.
  • Vai trò của giáo viên trong hoạt động khám phá rất quan trọng. Cần lập một bản kế hoạch bao gồm tiến trình dạy học, phương pháp giảng dạy chủ yếu, hoạt động của giáo viên và học sinh trong lớp, phương tiện, công cụ sử dụng…

6.3 Hoạt động 3: Luyện tập cơ bản

  • Mục đích của hoạt động này là tạo kết nối giữa kiến thức mới khám phá được với luyện tập cơ bản.
  • Giáo viên đưa ra nhiệm vụ tổng quát và yêu cầu để học sinh thực hiện.
  • Tìm hiểu kỹ về đề bài và đưa ra phương pháp giải.
  • Trao đổi giữa các thành viên trong nhóm về cách làm, đánh giá cách làm của nhau.
  • Báo cáo kết quả làm việc của nhóm.

6.4 Hoạt động 4: Luyện tập thực hành

  • Mục đích của hoạt động này là hỗ trợ học sinh vận dụng kiến thức và kỹ năng vào những tình huống khác nhau với mức độ cao hơn.
  • Giáo viên đưa ra nhiệm vụ và yêu cầu để học sinh thực hiện.

6.5 Hoạt động 5: Sau tiết học

  • Mục đích là gắn kết nội dung học trên lớp vào các hoạt động thực tế của cuộc sống. Giúp học sinh tự lực, thích ứng và xây dựng kế hoạch hợp tác với những đối tượng khác.
  • Cần đưa ra hướng dẫn giải quyết công việc.

Toán học là bộ môn quan trọng trong chương trình giảng dạy. Áp dụng các phương pháp dạy học tích cực môn toán sẽ giúp hình thành tư duy và năng lực toán học của học sinh. Hy vọng với các phương pháp dạy toán tích cực mà chúng tôi đã chia sẻ, việc dạy toán sẽ trở nên hiệu quả hơn, kích thích khả năng sáng tạo và chủ động của học sinh.

FEATURED TOPIC