Khi công nghệ trực tuyến phát triển ngày càng mạnh mẽ, thông tin về cách làm kinh doanh trở nên dễ dàng tiếp cận hơn bao giờ hết. Điều này đồng nghĩa với việc khách hàng trở nên quen thuộc, nhanh chóng chán chường và yêu cầu cao hơn về tư duy sáng tạo. Tư duy sáng tạo đã trở thành một yếu tố cạnh tranh quan trọng trong mọi lĩnh vực và bài viết hôm nay sẽ giúp chúng ta hiểu rõ hơn về tư duy sáng tạo là gì?
Contents
I. Định nghĩa tư duy sáng tạo là gì?
Tư duy sáng tạo là khả năng xem xét sự vật hoặc sự việc theo một cách mới, vượt ra khỏi những khuôn khổ quy chuẩn thông thường mà mọi người đã áp dụng. Và tư duy sáng tạo có khả năng mang lại kết quả tốt hơn nhiều so với cách làm thông thường.
Tư duy sáng tạo có thể được áp dụng trong nhiều lĩnh vực, ví dụ như:
- Tổ chức buổi tiệc đặc biệt trong gia đình.
- Tìm ra cách tiếp thị mới cho dòng sản phẩm của công ty.
- Tìm ra cách hòa hợp lợi ích của các bên khi giải quyết xung đột.
READ MORE:
II. Những ví dụ điển hình về tư duy sáng tạo
Để dễ hiểu hơn về tư duy sáng tạo, chúng ta sẽ đi vào những ví dụ điển hình về từng loại tư duy sáng tạo:
Bạn đang xem: Tư duy sáng tạo là gì? Tình huống ví dụ về Tư duy sáng tạo
1. Cải tiến cách phân tích, đánh giá dữ liệu
Để có thể sáng tạo giải pháp cho một vấn đề, bạn cần hiểu rõ vấn đề đó. Phân tích dữ liệu sẽ giúp bạn làm được điều này. Dữ liệu mà chúng ta phải phân tích trong cuộc sống rất đa dạng, có thể là văn bản, số liệu, tin tức…
Ví dụ:
Khi thực hiện báo cáo kết quả tuyển dụng, người phụ trách có thể phân tích số liệu bằng cách thống kê theo bảng và biểu đồ. Cách làm này giúp hiển thị rõ ràng những thông số về thời gian và chi phí, nhưng khó để nhìn ra tỷ lệ giữa các nội dung trong quá trình tuyển dụng. Với tư duy sáng tạo, chỉ cần thêm đồ thị và màu sắc, ta có thể làm rõ nội dung mong muốn.
2. Tư duy cởi mở là nền tảng cho tư duy sáng tạo
Mỗi người chúng ta có tính cách, quan điểm và quan khuynh hướng riêng. Trong khi đó, những vấn đề chúng ta đối mặt thường liên quan đến những cá nhân khác. Vì vậy, nếu ta có tư duy cởi mở, khách quan, ta sẽ nhìn nhận vấn đề tổng quát hơn, phù hợp với đa số và hiệu quả hơn.
Ví dụ:
Trong công việc, nhiều nhân sự lớn tuổi thường ngại hỏi nhân sự trẻ tuổi làm việc lâu năm. Họ e ngại người trẻ sẽ chia sẻ kinh nghiệm với thái độ trịch thượng, sợ bị tổn thương sự tự tôn.
Hãy gạt bỏ suy nghĩ này và tự tin học hỏi từ mọi người xung quanh. Thậm chí, một đứa trẻ đang quan sát đàn kiến cũng có thể dạy ta sự tập trung cao độ. Chính tư duy cởi mở này giúp ta tích lũy kinh nghiệm, linh hoạt và sáng tạo trong công việc.
3. Tư duy sáng tạo khi giải quyết vấn đề
Sự chủ động luôn được đánh giá cao trong công việc. Đa số vấn đề ta gặp phải, những đồng nghiệp trước đó đã trải qua và có thể cho ta lời khuyên theo cách của họ. Tuy nhiên, hiệu quả hiện tại không chắc đã cao như trong quá khứ và năng lực của ta còn bị đánh giá thấp.
Vì vậy, hãy tự mình liên kết kinh nghiệm để tự giải quyết vấn đề trước khi nhờ đến sự giúp đỡ của người khác.
Ví dụ:
Mâu thuẫn đôi khi phát sinh do không hiểu nhau, không nói chuyện trực tiếp mà chỉ nghe từ người này sang người khác. Để giải quyết mâu thuẫn, phòng nhân sự thường lắng nghe ý kiến của từng bên sau đó tìm cách giải quyết. Một doanh nghiệp thậm chí cho phép mỗi bên ngồi riêng và tự viết ra những gì họ cảm thấy bất mãn. Việc viết ra này đảm bảo nội dung đầy đủ hơn và có tính khách quan hơn.
4. Kỹ năng giao tiếp
Tư duy sáng tạo trong kỹ năng giao tiếp có thể hiển thị qua khả năng truyền đạt thông tin một cách nhanh chóng và dễ hiểu. Mọi người có cùng một nội dung, nhưng không hiếm khi có người chỉ mất vài phút để truyền tải thông điệp, trong khi người khác có thể nói hoài mà người nghe chẳng hiểu gì.
Để làm được điều này, trước hết, bạn phải nắm rõ thông tin mà bạn muốn truyền đạt. Điều này có nghĩa là bạn cần có kiến thức, kinh nghiệm và tìm hiểu sâu về chủ đề, để thuận lợi sáng tạo ra các cách thức giao tiếp mới.
Tư duy sáng tạo là một yếu tố quan trọng để thành công trong công việc, kinh doanh. Các ứng viên sở hữu tư duy sáng tạo vượt trội luôn mang đến sự mới mẻ và những thành công lớn cho doanh nghiệp. Dù mức độ tư duy sáng tạo có thể khác nhau tùy vào công việc, nhưng nhà tuyển dụng luôn đặt yêu cầu về tư duy sáng tạo. Qua bài viết này, hy vọng mỗi ứng viên sẽ nhận ra tầm quan trọng của tư duy sáng tạo đối với công việc và mong muốn rèn luyện kỹ năng này hàng ngày.
Chi tiết liên hệ:
Talentbold – We bold your talents
Hotline: 077 259 1080
Email: [email protected]
Địa chỉ: Tầng 12A.3, Toà MD Complex, 68 Nguyễn Cơ Thạch, Nam Từ Liêm, Hà Nội, Việt Nam
Xem thêm : Thông tư 22/2016/TT-BGDĐT sửa Quy định đánh giá học sinh tiểu học
Tuyển dụng việc làm lương hấp dẫn
Miễn phí đăng tin tuyển dụng
Nguồn: https://ispacedanang.edu.vn
Danh mục: Học tư duy