Contents
Tóm tắt lý thuyết
1. Các chất được cấu tạo như thế nào?
- Các chất được cấu tạo từ các hạt riêng biệt gọi là nguyên tử, phân tử.
- Giữa các nguyên tử, phân tử có khoảng cách.
- Các nguyên tử, phân tử chuyển động hỗn độn không ngừng.
- Nhiệt độ của vật càng cao thì các nguyên tử, phân tử cấu tạo nên vật chuyển động càng nhanh.
2. Hiện tượng khuếch tán
- Khi đổ hai chất lỏng khác nhau vào cùng một bình chứa, sau một thời gian hai chất lỏng tự hòa lẫn vào nhau. Hiện tượng này gọi là hiện tượng khuếch tán.
- Có hiện tượng khuếch tán là do các nguyên tử, phân tử có khoảng cách và chúng luôn chuyển động hỗn độn không ngừng.
- Hiện tượng khuếch tán xảy ra càng nhanh khi nhiệt độ càng tăng.
3. Nhiệt năng
- Nhiệt năng của một vật là tổng động năng của các phân tử cấu tạo nên vật.
- Nhiệt năng của vật có thể thay đổi bằng hai cách:
- Thực hiện công.
- Truyền nhiệt.
4. Nhiệt lượng
- Nhiệt lượng là phần nhiệt năng mà vật nhận được hay mất bớt đi trong quá trình truyền nhiệt.
- Đơn vị của nhiệt năng là Jun (kí hiệu J).
5. Dẫn nhiệt
- Nhiệt năng có thể truyển từ phần này sang phần khác của một vật, từ vật này sang vật khác bằng hình thức dẫn nhiệt.
- Chất rắn dẫn nhiệt tốt. Trong chất rắn, kim loại dẫn nhiệt tốt nhất.
- Chất lỏng và chất khí dẫn nhiệt kém.
6. Đối lưu – Bức xạ nhiệt
- Đối lưu là sự truyền nhiệt bằng các dòng chất lỏng và chất khí, đó là hình thức truyền nhiệt chủ yếu của chất lỏng và chất khí.
- Bức xạ nhiệt là sự truyền nhiệt bằng các tia nhiệt đi theo đường thẳng.
- Bức xạ nhiệt có thể xảy ra cả ở trong chân không.
7. Công thức tính nhiệt lượng
a) Nhiệt lượng của một vật thu vào phụ thuộc vào những yếu tố nào?
Bạn đang xem: Ôn tập Vật Lý 8 Chương 2 Nhiệt Học
- Nhiệt lượng là phần nhiệt năng mà vật nhận được hay mất bớt đi.
- Nhiệt lượng vật cần thu vào để nóng lên phụ thuộc vào khối lượng, độ tăng nhiệt độ của vật và nhiệt dung riêng của chất làm vật.
b) Công thức tính nhiệt lượng
Công thức tính nhiệt lượng thu vào : Q = m.c.(Δt) hoặc Q = m.c.(t2 – t1)
- Q: Nhiệt lượng vật thu vào, đơn vị J.
- m: Khối lượng của vật, đơn vị kg.
- Δt: Độ tăng nhiệt độ, đơn vị oC hoặc oK (Chú ý: Δt = t2 – t1).
- c: Nhiệt dung riêng, đơn vị J/kg.K.
- Nhiệt dung riêng của một chất cho biết nhiệt lượng cần thiết để làm cho 1kg chất đó tăng thêm 1oC.
READ MORE:
Bài tập minh họa
Bài 1:
Xem thêm : Vai trò của tư duy phản biện trong đời sống xã hội
Hướng dẫn giải:
a) Nhiệt lượng do quả cầu nhôm tỏa ra để giảm nhiệt độ từ 100oC xuống 27oC là:
Q1 = m1.c1.(t1 – t0) = 0,2.880.(100 – 27) = 12848 J
b) Khi hệ cân bằng nhiệt thì nhiệt lượng của quả cầu nhôm tỏa ra bằng nhiệt lượng của nước thu vào nên:
Theo PTCB nhiệt: QTỏa = QThu nên Q1 = Q2 = 12848 (J)
Mà nhiệt lượng của nước thu vào là:
Q2 = m2.c2.(t0 – t2) ↔ 12848 = m2.4200.7
→ m2 = 0,44 kg
Bài 2:
Xem thêm : Vai trò của tư duy phản biện trong đời sống xã hội
Hướng dẫn giải:
Đổi: 400g = 0,4 kg, 1250g = 1,25 kg
a) Nhiệt độ của chì ngay khi có sự cân bằng nhiệt là 40oC
b) Nhiệt lượng do nước thu vào:
Q = m.c(t2 – t1) = 0,4.4200.10 = 16800 J
c) QTỏa = Qthu = 1680 J
⇒ Q Tỏa = m.c.(Δt)
suy ra CPb = QTỏa / m.(Δt) = 16800 / 1,25.(120 – 40) = 168 J/kg.K
Xem thêm : Học trò toát mồ hôi hột với chuỗi phương trình Hoá học, nhìn tờ đề mà tưởng lạc vào mê cung
d) Nhiệt dung riêng của chì tính được có sự chênh lệch so với nhiệt dung riêng của chì trong bảng SGK là do thực tế có nhiệt lượng tỏa ra môi trường bên ngoài.
Trắc nghiệm Vật Lý 8 Chương 2
- Trắc nghiệm Vật lý 8 Bài 19: Các chất được cấu tạo như thế nào?
- Trắc nghiệm Vật lý 8 Bài 20: Nguyên tử, phân tử chuyển động hay đứng yên?
- Trắc nghiệm Vật lý 8 Bài 21: Nhiệt năng
- Trắc nghiệm Vật lý 8 Bài 22: Dẫn nhiệt
- Trắc nghiệm Vật lý 8 Bài 23: Đối lưu – Bức xạ nhiệt
- Trắc nghiệm Vật lý 8 Bài 24: Công thức tính nhiệt lượng
- Trắc nghiệm Vật lý 8 Bài 25: Phương trình cân bằng nhiệt
- Trắc nghiệm Vật lý 8 Bài 26: Năng suất tỏa nhiệt của nhiên liệu
- Trắc nghiệm Vật lý 8 Bài 27: Sự bảo toàn năng lượng
- Trắc nghiệm Vật lý 8 Bài 28: Động cơ nhiệt
- Trắc nghiệm Vật lý 8 Bài 29: Câu hỏi và bài tập tổng kết chương II
Đề kiểm tra Vật Lý 8 Chương 2
-
Đề kiểm tra trắc nghiệm online Chương 2 Vật lý 8 (Thi Online)
- Đề ôn tập Chương Nhiệt học môn Vật Lý 8 năm 2021 Trường THCS Lê Anh Xuân
- Đề ôn tập Chương Nhiệt học môn Vật Lý 8 năm 2021 Trường THCS Hoàng Hoa Thám
-
Đề kiểm tra Chương 2 Vật lý 8 (Tải File)
- Bộ 5 đề thi HK2 môn Vật Lý 8 năm 2021 có đáp án Trường THCS Thạch Lam
- Bộ 5 đề thi HK2 môn Địa Lý 8 năm 2021 có đáp án Trường THCS Nguyễn Gia Thiều
- Bộ 5 đề thi HK2 môn Địa Lý 8 năm 2021 có đáp án Trường THCS Phan Văn Trị
READ MORE:
Lý thuyết từng bài chương 2 và hướng dẫn giải bài tập SGK
Lý thuyết các bài học Vật lý 8 Chương 2
- Vật Lý 8 Bài 19: Các chất được cấu tạo như thế nào?
- Vật Lý 8 Bài 20: Nguyên tử, phân tử chuyển động hay đứng yên?
- Vật Lý 8 Bài 21: Nhiệt năng
- Vật Lý 8 Bài 22: Dẫn nhiệt
- Vật Lý 8 Bài 23: Đối lưu – Bức xạ nhiệt
- Vật Lý 8 Bài 24: Công thức tính nhiệt lượng
- Vật Lý 8 Bài 25: Phương trình cân bằng nhiệt
- Vật Lý 8 Bài 26: Năng suất tỏa nhiệt của nhiên liệu
- Vật Lý 8 Bài 27: Sự bảo toàn năng lượng trong các hiện tượng cơ và nhiệt
- Vật Lý 8 Bài 28: Động cơ nhiệt
- Vật Lý 8 Bài 29: Câu hỏi và bài tập tổng kết chương II Nhiệt học
Hướng dẫn giải Vật lý 8 Chương 2
- Giải bài tập SGK Bài 19 Vật lý 8
- Giải bài tập SGK Bài 20 Vật lý 8
- Giải bài tập SGK Bài 21 Vật lý 8
- Giải bài tập SGK Bài 22 Vật lý 8
- Giải bài tập SGK Bài 23 Vật lý 8
- Giải bài tập SGK Bài 24 Vật lý 8
- Giải bài tập SGK Bài 25 Vật lý 8
- Giải bài tập SGK Bài 26 Vật lý 8
- Giải bài tập SGK Bài 27 Vật lý 8
- Giải bài tập SGK Bài 28 Vật lý 8
- Giải bài tập SGK Bài 29 Vật lý 8
Trên đây là tài liệu Ôn tập Vật Lý 8 Chương 2 Nhiệt Học. Hy vọng rằng tài liệu này sẽ giúp các em ôn tập tốt và hệ thống lại kiến thức Chương 2 hiệu quả hơn.
Nguồn: https://ispacedanang.edu.vn
Danh mục: Học tư duy