102 câu hỏi nhận định đúng sai môn Luật Dân sự (có đáp án)

Tổng hợp các câu hỏi nhận định đúng sai môn Luật dân sự (có gợi ý đáp án) để bạn tham khảo, ôn tập chuẩn bị cho kỳ thi 2021 – 2022 sắp tới.

image
Hình ảnh minh họa

Trong quá trình ôn tập môn Luật Dân sự, rất nhiều câu hỏi nhận định đúng sai được đưa ra. Hiểu rõ những câu hỏi này sẽ giúp bạn đạt kết quả tốt trong kỳ thi sắp tới. Dưới đây là những câu hỏi quan trọng và gợi ý đáp án để bạn tham khảo.

1. Văn bản quy phạm pháp luật là nguồn duy nhất của luật dân sự:

=> Nhận định này SAI, bởi ngoài văn bản quy phạm pháp luật dân sự còn có thể áp dụng tập quán hoặc tương tự pháp luật.

CSPL: Điều 5, Điều 6 Bộ luật Dân sự 2015.

2. Luật dân sự điều chỉnh tất cả các quan hệ tài sản và nhân thân trong giao lưu dân sự:

=> Nhận định này SAI, ngoài luật dân sự thì các ngành luật khác cũng có thể điều chỉnh các quan hệ nhân thân. (Ví dụ: Luật Hành chính điều chỉnh các quan hệ nhân thân không gắn liền với tài sản như: trình tự, thủ tục thay đổi họ tên).

3. Quan hệ nhân thân không thể tính được thành tiền và không thể chuyển giao trong các giao lưu dân sự:

=> Nhận định này SAI, trong những trường hợp pháp luật có quy định khác thì quyền nhân thân có thể được chuyển giao (Khoản 1 Điều 25 Bộ luật Dân sự 2015). Ví dụ: một người mất tích hai năm liền trở lên thì quyền nhân thân được chuyển giao cho người có quyền, lợi ích liền quan (Điều 68 Bộ luật Dân sự 2015).

4. Chỉ có phương pháp bình đẳng, thỏa thuận, tự định đoạt được áp dụng điều chỉnh các quan hệ tài sản và nhân thân trong các giao lưu dân sự:

Có 2 quan điểm:

  • Quan điểm thứ nhất cho rằng Nhận định này ĐÚNG, bởi xuất phát từ khái niệm Luật Dân Sự là một ngành luật độc lập trong hệ thống pháp luật Việt Nam, là tổng hợp các quy phạm pháp luật điều chỉnh các quan hệ tài sản mang tính chất hàng hóa- tiền tệ và các quan hệ nhân thân dựa trên cơ sở bình đẳng , độc lập , quyền tự định đoạt của các chủ thể tham gia vào các quan hệ đó.

  • Quan điểm thứ nhất cho rằng Nhận định này SAI, bởi phương pháp được áp dụng điều chỉnh các quan hệ tài sản và nhân thân trong các giao lưu dân sự còn có thể do cơ quan Nhà nước có thẩm quyền quy định.

5. Người bị bệnh tâm thần là người mất năng lực hành vi dân sự:

=> Nhận định này SAI, người bị mất năng lực hành vi dân sự khi có quyết định của Tòa án dưới kết luận giám định của cơ quan chuyên môn.

CSPL: Điều 22 Bộ luật Dân sự 2015.

6. Cha, mẹ là người giám hộ đương nhiên của con chưa thành niên:

=> Nhận định này SAI, cha, mẹ là người đại diện của con chưa thành niên, chỉ khi cha, mẹ chết mới đặt ra vấn đề người giám hộ.

CSPL: Điều 136 Bộ luật Dân sự 2015.

7. Trách nhiệm dân sự của pháp nhân là trách nhiệm hữu hạn:

=> Nhận định này ĐÚNG, Pháp nhân chịu trách nhiệm dân sự bằng tài sản của mình; không chịu trách nhiệm thay cho người của pháp nhân đối với nghĩa vụ dân sự do người của pháp nhân xác lập, thực hiện không nhân danh pháp nhân, trừ trường hợp luật có quy định khác.

CSPL: Điều 87 Bộ luật Dân sự 2015.

8. Người thành niên thì có năng lực hành vi dân sự đầy đủ:

=> Nhận định này SAI, Người thành niên thuộc các trường hợp quy định tại các điều 22, 23 và 24 của Bộ luật Dân sự 2015 không có năng lực hành vi dân sự đầy đủ.

9. Thời hiệu là khoảng thời gian do pháp luật quy định hoặc do các bên thỏa thuận:

=> Nhận định này SAI, thời hiệu là thời hạn do luật quy định mà khi kết thúc thời hạn đó thì phát sinh hậu quả pháp lý đối với chủ thể theo điều kiện do luật quy định.

CSPL: Điều 149 Bộ luật Dân sự 2015.

10. Khi người được giám hộ đủ 18 tuổi thì việc giám hộ chấm dứt:

=> Nhận định này SAI, nếu người được giám hộ đủ mười tám tuổi mà mất năng lực hành vi dân sự (Điều 22), hoặc bị hạn chế năng lực hành vi dân sự (Điều 24) thì phải cần có người giám hộ.

Xem thêm: Bảng so sánh – đối chiếu bộ luật dân sự 2005 và 2015

Hi vọng những câu hỏi trên sẽ giúp bạn nắm vững kiến thức và đạt kết quả cao trong kỳ thi. Đừng ngần ngại đặt câu hỏi hoặc để lại email của bạn để nhận đáp án chi tiết trong phần bình luận dưới bài viết. Chúc bạn ôn tập hiệu quả và thành công trong kỳ thi sắp tới!

image
Hình ảnh minh họa

FEATURED TOPIC