Đề cương lý thuyết ôn tập học kỳ II môn toán lớp 10

Bất đẳng thức bất phương trình

1. Bất phương trình và hệ bất phương trình

Các phép biến đổi bất phương trình:

a) Phép cộng: Nếu f(x) xác định trên D thì P(x) < Q(x) ( ⇔ ) P(x) + f(x) < Q(x) + f(x)

b) Phép nhân:

  • Nếu f(x) > 0, (∀)x ∈ D thì P(x) < Q(x) ( ⇔ ) P(x).f(x) < Q(x).f(x)

  • Nếu f(x) < 0, (∀)x ∈ D thì P(x) < Q(x) ( ⇔ ) P(x).f(x) > Q(x).f(x)

c) Phép bình phương: Nếu P(x) ≥ 0 và Q(x) ≥ 0, (∀)x ∈ D thì P(x) < Q(x) ( ⇔ ) (P^2)(x) < (Q^2)(x)

2. Dấu của nhị thức bậc nhất

a) Dấu nhị thức bậc nhất f(x) = ax + b

  • Chú ý: Với a > 0 ta có:

|f(x)| ≤ a ⇔ -a ≤ f(x) ≤ a

|f(x)| ≥ a ⇔ [f(x) ≤ – af(x) ≥ a]

3. Phương trình và hệ bất phương trình bậc nhất hai ẩn

a. Biểu diễn hình học tập nghiệm của bất phương trình ax + by ≤ c (1) ((a^2 + b^2) ≠ 0)

Bước 1: Trong mp Oxy, vẽ đường thẳng (Δ): ax + by = c

Bước 2: Lấy (Mₒ)(xₒ;yₒ) ∉ (Δ) (thường lấy (Mₒ) ≡ O)

Bước 3: Tính axₒ + byₒ và so sánh axₒ + byₒ và c.

Bước 4: Kết luận

  • Nếu axₒ + byₒ < c thì nửa mp bờ (Δ) chứa Mₒ là miền nghiệm của ax + by ≤ c
  • Nếu axₒ + byₒ > c thì nửa mp bờ (Δ) không chứa Mₒ là miền nghiệm của ax + by ≤ c

b. Bỏ bờ miền nghiệm của bpt (1) ta được miền nghiệm của bpt ax + by < c. Miền nghiệm của các bpt ax + by ≥ c và ax + by > c được xác định tương tự.

c. Biểu diễn hình học tập nghiệm của hệ bất phương trình bậc nhất hai ẩn:

Với mỗi bất phương trình trong hệ, ta xác định miền nghiệm của nó và gạch bỏ miền còn lại.

Sau khi làm như trên lần lượt đối với tất cả các bpt trong hệ trên cùng một mp toạ độ, miền còn lại không bị gạch chính là miền nghiệm của hệ bpt đã cho.

4. Dấu của tam thức bậc hai

a. Định lí về dấu của tam thức bậc hai:

Cho tam thức bậc hai f(x) = ax^2 + bx + c, a ≠ 0, Δ = b^2 – 4ac

  • Nếu Δ < 0 thì f(x) cùng dấu với hệ số a (a..f(x) > 0), (∀)x ∈ R
  • Nếu Δ = 0 thì f(x) cùng dấu với hệ số a (a..f(x) > 0), (∀)x ≠ (-b/2a)
  • Nếu Δ > 0 thì f(x) cùng dấu với hệ số a khi x < x₁ hoặc x > x₂; f(x) trái dấu với hệ số a khi x₁ < x < x₂. (Với x₁, x₂ là hai nghiệm của f(x) và x₁ < x₂)

Bảng xét dấu: f(x) = ax^2 + bx + c, a ≠ 0, Δ = b^2 – 4ac > 0

b. Dấu của nghiệm số

Cho f(x) = ax^2 + bx + c, a ≠ 0

a) ax^2 + bx + c = 0 có nghiệm ( ⇔ ) Δ = b^2 – 4ac ≥ 0
b) ax^2 + bx + c = 0 có 2 nghiệm trái dấu ( ⇔ ) a.c < 0
c) ax^2 + bx + c = 0 có 2 nghiệm cùng dấu ( ⇔ ) { Δ > 0, a.c > 0 }
c) ax^2 + bx + c = 0 có các nghiệm dương ( ⇔ ) { Δ ≥ 0, P = x₁x₂ = c/a > 0, S = x₁ + x₂ = -b/a > 0 }
d) ax^2 + bx + c = 0 có các nghiệm âm ( ⇔ ) { Δ ≥ 0, P = x₁x₂ = c/a > 0, S = x₁ + x₂ = -b/a < 0 }

Chú ý: Dấu của tam thức bậc hai luôn luôn cùng dấu với hệ số a khi (Δ < 0)

i) ax^2 + bx + c > 0, (∀)x ( ⇔ ) { a > 0, Δ < 0 }
ii) ax^2 + bx + c < 0, (∀)x ( ⇔ ) { a < 0, Δ < 0 }
iii) ax^2 + bx + c ≥ 0, (∀)x ( ⇔ ) { a > 0, Δ ≤ 0 }
iv) ax^2 + bx + c ≤ 0, (∀)x ( ⇔ ) { a < 0, Δ ≤ 0 }

5. Bất phương trình bậc hai

a. Định nghĩa:

Bất phương trình bậc 2 là bpt có dạng f(x) > 0 (Hoặc f(x) ≥ 0, f(x) < 0, f(x) ≤ 0), trong đó f(x) là một tam thức bậc hai. ( f(x) = ax^2 + bx + c, a ≠ 0 )

b. Cách giải:

Để giải bất pt bậc hai, ta áp dụng định lí và dấu tam thức bậc hai

Bước 1: Đặt vế trái bằng f(x), rồi xét dấu f(x)

Bước 2: Dựa vào bảng xét dấu và chiều của bpt để kết luận nghiệm của bpt

FEATURED TOPIC