Chắc hẳn khi học chương trình ngữ văn trung học cơ sở, chúng ta không bao giờ quên những câu thơ đẹp như “Thuyền ai thấp thoáng cánh buồm xa xa” hay “Hoa trôi man mác biết là về đâu?” trong kiệt tác ‘Truyện Kiều’ của Nguyễn Du. Đó là những câu hỏi tu từ, những câu hỏi được sử dụng tinh vi trong thơ và văn học nghệ thuật. Bài viết này sẽ giúp bạn hiểu rõ hơn về câu hỏi tu từ, ví dụ và tác dụng nghệ thuật của chúng.
- Cách dùng try to và trying trong tiếng Anh chuẩn không cần chỉnh!
- So sánh chương trình đào tạo học bổ túc và học Trung cấp nghề
- "Kẻ thức thời mới là trang tuấn kiệt": 12 nền tảng quan trọng mà một người làm việc từ xa cần biết để mở rộng sự nghiệp
- "Type" nghĩa là gì: Định Nghĩa, Ví Dụ trong Tiếng Anh
- Nêu suy nghĩ của em về tầm quan trọng của việc học lớp 7
Contents
Câu hỏi tu từ là gì?
Câu hỏi tu từ không được đặt ra để tìm hiểu mà để khẳng định, nhấn mạnh nội dung, thông điệp mà người nói hoặc người viết muốn truyền đạt. Về hình thức, câu hỏi tu từ giống như câu hỏi thông thường, nhưng ý nghĩa của chúng chứa sẵn câu trả lời hoặc mang ý nghĩa gửi gắm cảm xúc, thông điệp mà người nói hoặc người viết muốn truyền tải. Câu hỏi tu từ thường được sử dụng trong các tác phẩm văn học nghệ thuật, nhằm làm sâu thêm ý nghĩa, nội dung và giúp cho văn hay thơ trở nên ấn tượng và thú vị hơn.
Bạn đang xem: Câu hỏi tu từ là gì? Đặc điểm, ví dụ và tác dụng của câu hỏi tu từ
Câu hỏi tu từ là gì? Ví dụ và hiệu quả nghệ thuật của câu hỏi tu từ
“Bạn hãy cùng Decor Hà Nội tìm hiểu thêm về: Bạo lực học đường là gì? Nghị luận về vấn đề bạo lực học đường chọn lọc”
READ MORE:
Đặc điểm của câu hỏi tu từ
Xem thêm : TRƯỜNG TIỂU HỌC NGUYỄN THƯỢNG HIỀN, QUẬN NGÔ QUYỀN, TP HẢI PHÒNG
Câu hỏi tu từ có hình thức giống một câu hỏi thông thường, có từ để hỏi và dấu hỏi chấm cuối câu. Tuy nhiên, câu hỏi tu từ mang ý nghĩa ẩn chứa một nội dung phán đoán, có thể là khẳng định hoặc phủ định nội dung được đặt ra trong câu hỏi. Mục đích của câu hỏi tu từ là khẳng định, nhấn mạnh ý nghĩa mà người nói hoặc người viết muốn truyền tải. Khi câu hỏi tu từ chứa từ phủ định, thường câu hỏi này mang nội dung khẳng định, ngầm định đến mệnh đề vừa được đề cập. Ngược lại, những câu hỏi tu từ không có từ phủ định thường mang nội dung phủ định trên mệnh đề.
Ví dụ:
Một người sau khi kể một câu chuyện cho người đối diện, nhìn biểu hiện sắc mặt tránh né câu chuyện của người đối diện và thốt lên:
“Anh mà cũng không hiểu chuyện này ư?”.
=> Đây là một câu hỏi tu từ, mục đích đặt ra câu hỏi này không phải để muốn người đối diện trả lời.
=> Trong câu hỏi tu từ này có từ phủ định “không hiểu” nhưng thực tế người nói muốn nhấn mạnh và khẳng định rằng “Chắc chắn anh là người hiểu chuyện này rõ nhất”.
Tương tự, sau khi nghe một người kể một câu chuyện được cho là bí mật, người đối diện thốt lên rằng:
“Anh cũng biết chuyện này sao?”.
=> Đây là một câu hỏi tu từ, mục đích đặt ra câu hỏi này không phải để hỏi (vì chắc chắn người kia kể rành mạch câu chuyện thì anh ta biết chuyện là điều đương nhiên).
=> Trong câu hỏi tu từ này không có từ phủ định, nhưng thực tế người nói muốn thể hiện ý phủ định rằng “tôi cứ tưởng anh không biết chuyện này”.
Hiệu quả nghệ thuật/ Tác dụng của câu hỏi tu từ
Thông thường, hiệu quả nghệ thuật của câu hỏi tu từ được thể hiện qua hai khía cạnh:
Về mặt nội dung:
Câu hỏi tu từ giúp bộc lộ cảm xúc, thái độ, tình cảm của người nói hoặc người viết (như sự suy tư, trăn trở, day dứt, xót thương…).
Ví dụ minh họa:
Trong bài thơ ”Sóng” của Xuân Quỳnh:
Câu hỏi tu từ: “Từ nơi nào sóng lên?”.
=> Hiệu quả nghệ thuật: Sự suy tư, băn khoăn, trăn trở của tác giả về cội nguồn của sóng – tình yêu.
Xem thêm : Ngày cấp chứng chỉ IELTS ghi ở đâu? Và cách đăng ký thi IELTS
Câu hỏi tu từ giúp thể hiện sự khẳng định hay phủ định điều mà người nói hoặc người viết muốn hướng tới.
Ví dụ minh họa:
Trong bài thơ ”Người con gái Việt Nam” của Tố Hữu:
Câu hỏi tu từ:
“Em là ai ? Cô gái hay nàng tiên
Em có tuổi hay không có tuổi
Mái tóc em đây, hay là mây là suối”.
=> Tác dụng: Khẳng định, ca ngợi vẻ đẹp của người con gái Việt Nam.
Về mặt nghệ thuật:
Câu hỏi tu từ giúp cho cách diễn đạt trở nên sống động, tạo ấn tượng trong lòng người đọc.
Ví dụ:
Trong văn bản đọc hiểu đề thi THPT quốc gia năm 2018:
Hãy thức dậy, đất đai!
cho áo em tôi không còn vá vai
cho phần gạo mỗi nhà không còn thay bằng ngô, khoai, sắn…
xin bắt đầu từ cơm no, áo ấm
rồi thì đi xa hơn – đẹp, và giàu, và sung sướng hơn
Khoáng sản tiềm tàng trong ruột núi non
châu báu vô biên dưới thềm lục địa
rừng đại ngàn bạc vàng là thế
phù sa muôn đời như sữa mẹ
sông giàu đằng sông và bể giàu đằng bể
còn mặt đất hôm nay thì em nghĩ thế nào?
lòng đất rất giàu, mặt đất cứ nghèo sao?
Lúc này ta làm thơ cho nhau
đưa đẩy mà chi mấy lời ngọt lạt
ta ca hát quá nhiều về tiềm lực
tiềm lực còn ngủ yên…
Tp. Hồ Chí Minh 1980 – 1982
(Trích “Đánh thức tiềm lực”, Ánh trăng – Cát trắng – Mẹ và em, Nguyễn Duy, NXB Hội Nhà văn, 2015, tr. 289-290)
Câu hỏi tu từ: ”còn mặt đất hôm nay thì em nghĩ thế nào? lòng đất rất giàu, mặt đất cứ nghèo sao?”.
Tác dụng:
Về nội dung, bộc lộ sự băn khoăn, trăn trở của tác giả trước thực trạng đất nước giàu tài nguyên nhưng vẫn còn nghèo. Về nghệ thuật, câu hỏi tu từ giúp cho cách diễn đạt trở nên ấn tượng với người đọc, khắc sâu trong tâm trí người đọc về sự thổn thức, trăn trở của tác giả.
Ví dụ:
Trong “Truyện Kiều”, Nguyễn Du viết:
“Buồn trông cửa bể chiều hôm
Thuyền ai thấp thoáng cánh buồm xa xa?
Buồn trông ngọn nước mới sa
Hoa trôi man mác biết là về đâu?”
Câu hỏi tu từ: “Thuyền ai thấp thoáng cánh buồm xa xa?” và “Hoa trôi man mác biết là về đâu?”.
Tác dụng:
Thể hiện cảm xúc của Thúy Kiều trước cảnh vật thiên nhiên hiện ra trước mắt khi ở lầu Ngưng Bích:
“Thuyền ai thấp thoáng cánh buồm xa xa?”: thể hiện nỗi buồn man mác cho thân phận nhỏ bé của cánh buồm nơi cửa bể hay chính là thân phận Kiều đang lênh đênh chốn đất khách quê người.
“Hoa trôi man mác biết là về đâu?”: Thể hiện sự mông lung, vô định cho cánh hoa vùi dập giữa dòng nước hay chính là sự vô định của đời Kiều trong sóng gió cuộc đời, không biết tương lai sẽ đi đâu về đâu.
“Bạn hãy cùng Decor Hà Nội tìm hiểu thêm về: 14/5 là ngày gì? Nguồn gốc và ý nghĩa của ngày 14/5”
READ MORE:
Phân biệt Câu hỏi tu từ và Câu hỏi thường
Sự khác biệt giữa câu hỏi tu từ và câu hỏi thường không nằm ở hình thức, vì về mặt hình thức hai câu hỏi này gần như tương đồng nhau (có từ để hỏi, có dấu hỏi chấm cuối câu). Sự khác biệt nằm ở nội dung và mục đích của từng loại câu hỏi:
Câu hỏi thường: là câu hỏi được đặt ra để khai thác thông tin mà người nói chưa biết từ người đối diện để làm rõ điều gì đó.
=> Trong câu hỏi thường, người hỏi và người được hỏi là hai thực thể riêng biệt.
Câu hỏi tu từ: là câu hỏi được đặt ra với mục đích để khẳng định hoặc nhấn mạnh một ý nghĩa, thông điệp, cảm xúc nào đó mà người nói hoặc người viết muốn truyền tải.
=> Trong câu hỏi tu từ, chủ thể có thể chỉ là người nói, người viết, đôi khi không cần đối tượng thứ hai.
Nguồn: https://ispacedanang.edu.vn
Danh mục: Học tập