4 PHƯƠNG PHÁP DẠY HỌC TÍCH CỰC GIẢNG VIÊN CẦN BIẾT

Được sử dụng rộng rãi trên toàn cầu và ngày càng phổ biến tại Việt Nam, phương pháp dạy học tích cực đang trở thành xu hướng giáo dục nổi bật, kích thích sự sáng tạo và tích cực cho học sinh.

Quan điểm về phương pháp dạy học

Là một tổng thể các định hướng về hành động phương pháp có sự kết hợp của nhiều yếu tố như nguyên tắc dạy học, cơ sở lý thuyết, môi trường và điều kiện dạy học, vai trò của giáo viên và học sinh trong quá trình dạy học. Quan điểm dạy học chính là mô hình lý thuyết của phương pháp dạy học và bao gồm các định hướng chiến lược.

Phương pháp dạy học cụ thể

Phương pháp dạy học hiểu đơn giản là những hành động, cách thức của học sinh và giáo viên trong một điều kiện dạy học nhất định để đạt được mục đích dạy học. Có nhiều phương pháp dạy học như thảo luận, nghiên cứu, học nhóm, v.v…

Kỹ thuật dạy học

Kỹ thuật dạy học là các phương pháp, cách thức hành động của giảng viên trong từng trường hợp cụ thể để điều khiển quá trình dạy học. Giảng viên có thể áp dụng các kỹ thuật dạy học như chia nhóm, đặt câu hỏi, vẽ tranh, v.v…

Mỗi quan điểm dạy học sẽ có phương pháp dạy học phù hợp. Mỗi phương pháp dạy học cụ thể cũng có kỹ thuật dạy học phù hợp, tuy nhiên cũng có nhiều trường hợp ngoại lệ.

Việc phân biệt phương pháp dạy học với kỹ thuật dạy học đôi khi chỉ mang tính chất tương đối. Ví dụ như động não, trong một số trường hợp được xem là phương pháp dạy học, đôi khi lại được xem là kỹ thuật dạy học.

Có những phương pháp dạy học có thể dạy chung cho nhiều môn học, nhưng cũng có những phương pháp đặc thù chỉ áp dụng cho một môn học hoặc một nhóm môn học cụ thể. Một phương pháp dạy học hay kỹ thuật môn học sẽ được gọi với nhiều cái tên khác nhau.

Phương pháp dạy học tích cực kích thích sự sáng tạo và tích cực cho học sinh

Phương pháp dạy học tích cực kích thích sự sáng tạo và tích cực cho học sinh

Các phương pháp dạy học tích cực

1. Phương pháp dạy học nhóm

Đây là một trong những phương pháp dạy học tích cực được đánh giá cao hiện nay. Nếu giáo viên tổ chức tốt, nó sẽ giúp học sinh tham gia tích cực vào quá trình học tập. Ngoài ra, nó cũng giúp học sinh rèn luyện kỹ năng làm việc nhóm, trách nhiệm và khả năng giao tiếp.

Quy trình thực hiện:

  • Cả lớp làm việc
  • Giới thiệu chủ đề
  • Xác định nhiệm vụ chung cho các nhóm
  • Tạo nhóm

Làm việc nhóm:

  • Chọn chỗ cùng làm việc
  • Lên kế hoạch cho các công việc cần làm
  • Đặt ra quy tắc làm việc chung
  • Xử lý công việc được giao
  • Báo cáo kết quả đạt được

Cả lớp làm việc:

  • Các nhóm lần lượt báo cáo kết quả
  • Đánh giá kết quả

Kỹ thuật chia nhóm:

  • Dựa vào thứ tự điểm danh, màu sắc, v.v…
  • Dựa vào hình ghép: giáo viên cắt một tấm hình thành nhiều mảnh, sau đó cho học sinh bốc ngẫu nhiên. Nếu các mảnh ghép tạo thành một hình, họ sẽ cùng chung một nhóm.
  • Dựa vào sở thích: Sắp xếp học sinh có cùng sở thích vào cùng một nhóm
  • Dựa vào tháng sinh: cho các học sinh có tháng sinh giống nhau vào cùng một nhóm

2. Phương pháp giải quyết vấn đề

Mục đích của phương pháp dạy học này là kích thích tính tự lực và chủ động giải quyết vấn đề của học sinh. Giáo viên sẽ đưa ra các vấn đề nhận thức có sự mâu thuẫn giữa cái chưa biết và cái đã biết, sau đó hướng học sinh tìm cách giải quyết.

Quy trình thực hiện:

  • Xác định vấn đề và tình huống cần giải quyết
  • Tìm kiếm các tình huống liên quan
  • Đưa ra các cách giải quyết vấn đề
  • Phân tích và đánh giá kết quả của các phương án
  • So sánh kết quả của các biện pháp
  • Chọn ra biện pháp tối ưu nhất
  • Làm theo biện pháp đã chọn
  • Rút kinh nghiệm khi giải quyết vấn đề sau này

Phương pháp giải quyết vấn đề

Phương pháp giải quyết vấn đề

3. Phương pháp đóng vai

Đây là phương pháp tập trung vào thực hành, nhiều giảng viên đã áp dụng thành công. Trong đó, giáo viên sẽ yêu cầu học sinh đóng vai một số tình huống liên quan và sau đó thảo luận về cách diễn và ứng xử.

Quy trình thực hiện:

  • Giáo viên ra chủ đề, phân chia nhóm và giao tình huống
  • Các nhóm thảo luận
  • Các nhóm lần lượt diễn đóng vai
  • Cả lớp thảo luận, đánh giá cách diễn và ứng xử
  • Giảng viên đánh giá và đưa ra cách ứng xử phù hợp nhất

4. Phương pháp trò chơi

Đây là phương pháp giúp học sinh tìm hiểu một vấn đề thông qua trò chơi. Phương pháp này giúp tăng sự kích thích, tò mò và hứng thú của học sinh.

Quy trình thực hiện:

  • Giáo viên giới thiệu trò chơi
  • Tiến hành chơi thử nếu cần
  • Cho học sinh chơi trò chơi
  • Đánh giá khi trò chơi kết thúc
  • Thảo luận về ý nghĩa của trò chơi

Phương pháp dạy học theo góc là phương pháp cho phép học sinh thực hiện nhiều nhiệm vụ trong lớp học, phát triển khả năng sáng tạo và trải nghiệm học tập.

Để áp dụng các phương pháp dạy học tích cực, giảng viên cần nắm vững kiến thức chuyên môn, có kỹ năng sư phạm, sự khéo léo trong ứng xử và thành thạo kỹ năng công nghệ thông tin để áp dụng vào giảng dạy. Hy vọng với bài viết này, các giảng viên có thể chọn cho mình phương pháp dạy học tích cực phù hợp và mang lại những bài giảng hấp dẫn và hữu ích hơn cho học sinh.

FEATURED TOPIC