Cẩm Nang Tự Dạy Con Theo Phương Pháp Montessori 2023

Dạy trẻ theo phương pháp Montessori mang tới sự phát triển toàn diện cho trẻ. Phương pháp Montessori là một phương pháp giáo dục hiện đại dành riêng cho trẻ trong độ tuổi mầm non. Nó giúp trẻ phát triển theo năng lực và sở thích riêng của mình, đồng thời khuyến khích trẻ chủ động với môi trường xung quanh.

Bố mẹ đã biết gì về đặc điểm của phương pháp giáo dục Montessori? Hãy cùng Sakura Montessori tìm hiểu Cẩm nang tự dạy con theo phương pháp Montessori ngay dưới đây để áp dụng và tổ chức hoạt động Montessori tại nhà cho trẻ hiệu quả nhé!

Tổng quan về phương pháp Montessori

Phương pháp Montessori là phương pháp giáo dục được sáng lập bởi Tiến sĩ người Ý Maria Montessori (1870 – 1952). Đây là phương pháp giáo dục cho trẻ trong độ tuổi mầm non với phương châm đào tạo cốt lõi là lấy trẻ làm trung tâm, tôn trọng đặc điểm và tính riêng biệt của từng trẻ. Từ đó tạo điều kiện thuận lợi cho trẻ phát triển toàn diện theo khả năng riêng của mình.

Dạy trẻ theo phương pháp Montessori

Montessori chú trọng vào việc khai thác tiềm năng cá nhân của trẻ, giáo viên và cha mẹ đóng vai trò là người quan sát, gợi ý và hướng dẫn. Các hoạt động của trẻ xuất phát từ sở thích, nhu cầu, khả năng của cá nhân và môi trường học tập. Trẻ được thoải mái trải nghiệm, khám phá, tìm tòi để tự thực hiện được nhiều việc hơn tùy vào năng lực và thời gian của mình.

Lớp học Montessori được phân chia theo 2 nhóm 0-3 và 3-6 với đặc trưng là lớp học trộn lẫn độ tuổi, như một xã hội thu nhỏ, để trẻ học cách yêu thương, sẻ chia… Trẻ có thể tự làm hoặc làm theo nhóm để hình thành tính cách biết tôn trọng bản thân, bạn bè và môi trường xung quanh.

Giáo dục theo phương pháp Montessori thúc đẩy tiềm năng của trẻ thông qua môi trường học tập chuyên nghiệp và thân thiện. Trẻ được nuôi dưỡng sự phát triển nghiêm túc, tự chủ, tích cực ở tất cả các lĩnh vực thực hành cuộc sống, giác quan, ngôn ngữ, toán học và văn hóa. Hình thành kỹ năng học tập độc lập, hòa nhập xã hội, linh hoạt trong giao tiếp trở thành người thành công trong tương lai.

Dạy trẻ theo phương pháp Montessori mang tới sự phát triển toàn diện cho trẻ.

9 nguyên tắc khi dạy con theo phương pháp Montessori

Trước khi áp dụng phương pháp Montessori tại nhà cho bé, ba mẹ nên tìm hiểu thật kỹ về phương pháp này và cách để đưa phương pháp này vào nhà một cách phù hợp với con em mình. Ba mẹ hãy lắng nghe những lời giải đáp từ cô Sa của trường mầm non Sakura Montessori nhé!

1. Tôn trọng trẻ

Bố mẹ, người lớn không nên can thiệp khi trẻ hoạt động hoặc đang tập trung làm việc. Việc cắt ngang sự tập trung của trẻ sẽ làm trẻ phân tâm thậm chí gây phản ứng tiêu cực. Tôn trọng trẻ là cách hiệu quả giáo dục trẻ cách lịch sự, tôn trọng người xung quanh. Bên cạnh đó, giúp trẻ tự do phát triển tư duy, năng lực khám phá, sáng tạo trong mọi hoạt động.

2. Tự do di chuyển, trải nghiệm thực tế

Tự do di chuyển, tự do lựa chọn hoạt động yêu thích là một trong những nguyên tắc quan trọng trong giáo dục Montessori. Khi ở nhà, cha mẹ nên tạo điều kiện cho bé có không gian chơi thoải mái, bé có thể di chuyển khám phá môi trường xung quanh, trải nghiệm các kỹ năng vận động. Tránh hạn chế không cho trẻ nghịch ngợm, không cho con chạy nhảy sợ con ngã đau… Khi trẻ vận động, di chuyển, các bé mới có cơ hội khám phá và hiểu biết về thế giới.

3. Trao quyền cho trẻ tự do lựa chọn

Hãy để trẻ tự thân, tự động viên, tự nỗ lực, tự giải quyết vấn đề. Trẻ được tự do lựa chọn việc mình thích trong số các hoạt động bố mẹ và thầy cô chuẩn bị. Khi áp dụng Montessori tại nhà, bố mẹ cần lưu ý lựa chọn các hoạt động an toàn, phù hợp với độ tuổi các con. Ví dụ như: tưới cây, dọn dẹp đồ chơi và những khu vực sinh hoạt của mình, vẽ tranh,…

4. Dạy trẻ tự lập

Thầy cô giáo, bố mẹ chỉ đóng vai trò hướng dẫn, khuyến khích trẻ chủ động với môi trường xung quanh và tự học theo cá tính của riêng mình. Không nên áp đặt trẻ mà chỉ quan sát đưa ra những gợi ý và hỗ trợ tối đa khả năng tự phát triển của mỗi trẻ. Khi đặt trẻ vào một môi trường “chuẩn” Montessori dù tại nhà hay ở trường, trẻ sẽ học cách tự lập và tự tin vào bản thân, giúp trẻ có thể tự mình hoàn thành nhiệm vụ, hoạt động của mình.

5. Dạy trẻ giao tiếp

Phát triển kỹ năng giao tiếp là nguyên tắc quan trọng trong quá trình nuôi dạy con theo phương pháp Montessori. Bởi vậy, ngay từ đầu hãy tập cho con thói quen giao tiếp đúng đắn và làm gương cho trẻ học tập. Trong quá trình giao tiếp, hướng dẫn trẻ cần biết lắng nghe, không chen ngang, không cắt lời khi người khác đang nói. Biết xin lỗi khi làm sai, biết cảm ơn khi được người khác giúp đỡ.

6. Ưu tiên đồ chơi, vật liệu nguồn gốc từ thiên nhiên

Giáo cụ trực quan Montessori chính là công cụ hữu ích để kích thích các giác quan của trẻ. Khi áp dụng phương pháp Montessori tại nhà, bố mẹ hoàn toàn có thể cho trẻ học tập với các đồ chơi, vật liệu đơn giản có nguồn gốc từ tự nhiên. Gợi ý một số món đồ đáp ứng tiêu chí này mà cha mẹ có thể chuẩn bị như: các hình khối, tấm màu sắc, các loại vải, lọ, chai, bảng chữ cái, chữ số bằng gỗ, hộp bìa cứng… Nên chọn các đồ vật thật để trẻ quan sát, cầm nắm dễ dàng kích thích giác quan phát triển và tạo sự mới mẻ, hứng thú.

7. Hãy kiên nhẫn

La mắng, quát nạt, trách cứ, đòn roi khiến nhiều đứa trẻ tổn thương, thậm chí gây ra những hậu quả nghiêm trọng. Hãy bình tĩnh và kiên nhẫn, lắng nghe và chia sẻ về cảm xúc của con để cùng con tìm ra hướng giải quyết tích cực nhất. Từ đó tạo thành sự gắn kết tình cảm thân thiện, bền chặt giữa ba mẹ và con cái.

8. Hãy làm theo điều cha mẹ thấy là đúng nhất cho con

Hãy làm điều mà bạn tin là đúng đắn và tốt nhất cho con mình bởi bạn mới là người hiểu con bạn nhất. Mọi lời phán xét tiêu cực, những áp đặt từ những người xung quanh sẽ làm ảnh hưởng xấu đến trẻ. Sau một thời gian chắc chắn bạn sẽ thấy hiệu quả mà quá trình dạy và học cùng con mang lại.

9. Hãy yêu thương và hỗ trợ con

Chọn phương pháp Montessori hay bất cứ phương pháp giáo dục nào cũng cần sự kiên nhẫn, thấu hiểu, yêu thương và sẵn sàng hỗ trợ con. Mối quan hệ được xây dựng dựa trên tình yêu thương sẽ giúp con bạn trở thành người hạnh phúc. Một đứa trẻ hạnh phúc sẽ luôn có tâm lý thoải mái, suy nghĩ tích cực và hành động đúng đắn.

Cách dạy con theo phương pháp Montessori tại nhà

Dạy trẻ theo phương pháp Montessori tại nhà cho trẻ dưới 12 tháng tuổi

Chương trình Montessori hoàn toàn có thể áp dụng cho trẻ từ sơ sinh đến dưới 12 tháng tuổi. Hãy áp dụng Montessori càng sớm càng tốt để nuôi dưỡng và thúc đẩy sự phát triển của trẻ.

Chương trình Montessori hoàn toàn có thể áp dụng cho trẻ từ sơ sinh đến dưới 12 tháng tuổi

Chuẩn bị môi trường học cho trẻ dưới 12 tháng tuổi

Cha mẹ hãy chuẩn bị cho con 2 môi trường để dạy trẻ là phòng ngủ và ngoài trời:

  • Môi trường phòng ngủ: Ngay sau khi chào đời hãy chuẩn bị cho bé một môi trường yên tĩnh và tối tương tự như trong bụng mẹ để em bé có thời gian thích nghi dần dần. Không gian phòng ngủ cần thông thoáng, có ánh sáng tự nhiên. Sử dụng âm nhạc nhẹ nhàng cho bé dễ chịu giúp trẻ dễ đi vào giấc ngủ, ngủ sâu hơn. Phòng có màu sắc nhẹ nhàng, ưu tiên chọn các loại vật liệu tự nhiên và có không gian để di chuyển.

  • Môi trường ngoài trời: Hoạt động ngoài trời giúp bé cảm nhận được những điều mới lạ xung quanh và trải nghiệm thực tế. Với trẻ nhỏ hơn 12 tháng tuổi cha mẹ cần chuẩn bị cẩn thận khi cho bé ra ngoài. Tránh nơi có gió to, nắng nóng hay thời tiết lạnh giá. Buổi sáng có thể cho trẻ ra ngoài tắm nắng và hít thở không khí trong lành.

Phát triển các giác quan cho trẻ dưới 12 tháng tuổi

Với trẻ dưới 12 tháng tuổi, áp dụng phương pháp dạy con theo phương pháp Montessori giúp trẻ phát triển toàn diện các giác quan:

  • Thị giác: Phát triển thị giác cho trẻ là việc làm quan trọng, thị giác phát triển đồng nghĩa với việc não bộ phát triển. Tùy từng giai đoạn, cha mẹ chọn cho con các loại đồ vật, đồ chơi phù hợp để nâng cao khả năng tiếp cận thông tin của thị giác.

  • Thính giác: Thính giác của trẻ bắt đầu phát triển từ 23 – 27 tuần tuần của thai kỳ, âm thanh đầu tiên mà trẻ tiếp nhận chính là giọng nói của mẹ. Chính vì vậy sau sinh, cha mẹ nên duy trì thói quen nói chuyện với con, đây là cách để giúp con phát triển thính giác và ngôn ngữ.

  • Khứu giác: Mùi cơ thể mẹ, mùi sữa mẹ chính là mùi bé làm quen ngay từ khi chào đời và khiến con cảm thấy an toàn. Từ 3 tháng tuổi bé đã có thể phân biệt được mùi quen và mùi lạ. Từ 6 tháng tuổi, khứu giác trẻ phát triển và phân biệt được các món ăn khi bắt đầu ăn dặm.

  • Xúc giác: Hiện nay, tại nhiều bệnh viện phụ sản, sau khi sinh trẻ được da kề da với cha mẹ. Đây là cách để trẻ cảm nhận được tình mẫu tử, trẻ được âu yếm khiến con có cảm giác an toàn, dễ chịu. Những tháng tiếp theo, cha mẹ nên massage cho bé để tạo thành sợi dây gắn kết tình cảm. Trẻ từ 2 – 3 tháng tuổi, cho bé tiếp xúc với đồ chơi rèn luyện khả năng cảm nhận.

  • Vị giác: Vị giác của trẻ phát triển rất sớm ngay từ trong bụng mẹ và khi chào đời trẻ dần biết cách phân biệt các vị khác nhau. Phát triển vị giác của trẻ có thể thông qua việc cho bé bú sữa mẹ, ăn dặm hoặc cho bé ăn chủ động.

Dạy trẻ theo phương pháp Montessori tại nhà cho trẻ 1-2 tuổi

Chuyển sang giai đoạn từ 1 – 2 tuổi, trẻ đã tăng cường hoạt động, di chuyển nhiều hơn và khả năng vận động phát triển. Lúc này, cha mẹ nên tạo điều kiện để trẻ có thể vận động thoải mái, khám phá thế giới bên ngoài thay vì che chắn hay nhốt trẻ tại nhà để tránh nguy hiểm và rủi ro. Cha mẹ hãy chắc chắn rằng đã chuẩn bị mọi thứ theo chương trình Montessori tại nhà để đảm bảo con học đạt hiệu quả.

Chuẩn bị môi trường học cho trẻ 1-2 tuổi

Môi trường tốt nhất với bé trong giai đoạn 1-2 tuổi là cho bé được vận động tối đa. Đặt bé tại môi trường ngoài trời có sẵn các điều kiện để trẻ tự leo trèo phát triển kỹ năng vận động. Bố mẹ đóng vai trò là người quan sát, hỗ trợ khi cần thiết. Đừng lo nếu con ngã nhẹ, hãy khích lệ để con tự đứng lên. Những khó khăn này chính là bài học đầu đời để trẻ rút kinh nghiệm.

Chuẩn bị vật liệu, đồ chơi

Thay vì các đồ chơi nhựa màu sắc sặc sỡ không có nhiều giá trị về sau, cha mẹ hãy chọn cho con các món đồ chơi có nguồn gốc tự nhiên. Các loại đồ chơi mà trẻ có thể cầm nắm, kết hợp nghiên cứu, tìm tòi, sáng tạo và nâng cao trí tưởng tượng.

Tôn trọng sự độc lập của trẻ

Đây là giai đoạn mà trẻ thích tự làm mọi thứ, cha mẹ hãy tôn trọng sự độc lập của con, để con được trải nghiệm làm thử và rút ra bài học cho bản thân. Cần kiên nhẫn, không quát mắng, cáu gắt hay sử dụng đòn roi ngay cả khi trẻ ném đồ, làm hỏng đồ hay vật dụng. Bởi vì những kiểu chơi như vậy là cách để trẻ thỏa mãn tính tò mò, tìm hiểu và khám phá.

Khuyến khích trẻ sử dụng ngôn ngữ

1-2 tuổi là giai đoạn trẻ học nói, học giao tiếp song song với sự phát triển của vòm họng. Khuyến khích con sử dụng ngôn ngữ để điều chỉnh âm, tiếng và tăng cường số lượng từ vựng. Cha mẹ cần nói chuyện với con mỗi ngày, mọi lúc, mọi nơi như khi ăn, khi tắm, khi chơi đồ chơi…

FEATURED TOPIC