Môn lịch sử là một trong những môn học có khối lượng kiến thức lý thuyết rộng nhất khi thi trắc nghiệm. Vậy nên học sinh thường lo lắng mỗi khi có kỳ thi lịch sử, đặc biệt là thi tốt nghiệp THPT. Muốn thi tốt đề thi trắc nghiệm lịch sử, học sinh phải nghiên cứu và nắm vững cách học thuộc trắc nghiệm sử đơn giản, nhanh chóng nhưng vẫn nhớ lâu nhất.
Contents
Tại sao học sinh gặp khó khăn trong việc học thuộc môn lịch sử?
Môn lịch sử là một trong những môn học “khó nhằn” và ít khi đạt được điểm 9, 10 đối với học sinh cấp 2, cấp 3. Chính vì điều này, nhiều học sinh rất lo ngại mỗi khi có bài thi hoặc thi cuối kỳ môn lịch sử. Dưới đây là một số nguyên nhân của nhiều học sinh cho rằng môn lịch sử là một trong những môn học khó học thuộc nhất:
Bạn đang xem: Cách học thuộc trắc nghiệm Sử đơn giản và nhanh chóng nhất
- Lý thuyết quá dài và rộng: Đối với các môn tự nhiên, học sinh chỉ cần học công thức và áp dụng vào đề. Ngược lại, môn lịch sử chỉ có cách duy nhất để nhớ bài là học thuộc lòng. Với lượng kiến thức quá rộng và dài, học sinh thường bị buồn ngủ, chán nản mỗi khi cầm sách lên đọc bài.
- Không có nhiều tính ứng dụng: Học sinh cho rằng học môn lịch sử không có tính ứng dụng, không thể áp dụng vào công việc sau này nên có hiện tượng lơ là, không muốn học môn lịch sử.
- Giáo viên chưa truyền đạt nội dung cho học sinh: Trong một số trường hợp, giáo viên chỉ dạy những sự kiện, mốc thời gian, nhân vật giống y như sách, giáo án. Không có sự đổi mới, sáng tạo trong cách dạy cũng là một phần nguyên nhân dẫn đến sự chán học của học sinh.
Chính vì những nguyên nhân trên khiến nhiều học sinh bị lơ là trong việc học môn lịch sử và tìm kiếm cách học thuộc trắc nghiệm sử nhanh trong mùa thi đến.
READ MORE:
Tìm hiểu dạng câu hỏi đề thi môn lịch sử
Những năm gần đây, môn lịch sử không còn thi nhiều dưới hình thức tự luận. Thay vào đó, đề thi trắc nghiệm sử được Bộ Giáo dục và Đào tạo cũng như trường học cấp 2, cấp 3 ứng dụng nhiều hơn. Từ đó, học sinh phải làm quen dần với đề thi cũng như cách học bài mới để đạt điểm cao theo hình thức thi này.
Thông thường, đề thi trắc nghiệm lịch sử bao gồm 50 câu, thi trong khoảng 40 – 50 phút tuỳ kỳ thi. Dạng câu hỏi lịch sử sẽ bao gồm:
- Dạng câu hỏi đúng sai
- Dạng câu hỏi chọn đáp án đúng nhất
- Dạng câu hỏi điền đáp án ngắn vào chỗ trống
- Dạng câu hỏi sắp xếp thứ tự của sự kiện lịch sự
- Dạng câu hỏi chọn đáp án phủ định (dạng câu hỏi học sinh dễ nhầm lẫn)
- Dạng câu hỏi nguyên nhân kết quả
- Dạng câu hỏi về mốc sự kiện, thời gian,…
9 Cách học thuộc trắc nghiệm sử nhanh, đơn giản
Làm cách nào để học nhanh và ghi nhớ kiến thức môn lịch sử lâu nhất là vấn đề nan giải của các em học sinh. Nhiều người nghĩ rằng môn sử chỉ cần học thuộc lòng là có thể làm được bài, tuy nhiên cách này không còn hiệu quả khi áp dụng vào đề thi trắc nghiệm. Vậy để biết cách học thuộc trắc nghiệm sử, dưới đây là 9 mẹo dành cho bạn:
Nghiên cứu kỹ cấu trúc đề thi
Tuỳ thuộc vào tính chất của kỳ thi mà cấu trúc đề thi sử sẽ có sự thay đổi. Với những bài thi giữa kỳ hoặc kiểm tra 1 tiết và đề thi cuối kỳ hay đề thi đại học, thi tốt nghiệp sẽ có cấu trúc đề khác nhau hoàn toàn. Bạn phải tìm hiểu số lượng câu hỏi, dạng câu hỏi, thời gian làm bài,… trước khi học để tìm ra bài học cũng như cách ôn tập hợp lý nhất.
Học bằng cách xâu chuỗi kiến thức
Môn lịch sử là môn học có rất nhiều sự kiện, mốc thời gian nên học sinh khó học, khó nhớ hoặc thường xuyên bị nhầm lẫn rất liều. Cách học thuộc trắc nghiệm sử nhanh và nhớ lâu nhất chính là: bạn phải xâu chuỗi sự kiện theo từng nhân vật, từng cột mốc liên quan. Sắp xếp các sự kiện theo dòng thời gian hợp lý để dễ nhớ hơn.
Học hiểu, không học thuộc lòng
Đối với hình thức thi trắc nghiệm, phương pháp học thuộc lòng, học vẹt mà không hiểu sâu vấn đề là cách học sai lầm. Bạn có thể hiểu rằng một sự kiện nhưng có rất nhiều cách hỏi và đáp án khác nhau nên bạn sẽ không thể trả lời được đáp án nếu như bạn không học vấn đề cốt lõi của sự kiện hay học hiểu.
Thay vào đó, học sinh hãy đọc bài nhiều hơn là học vẹt, đọc và ngẫm nghĩ, ghi nhớ chứ không phải thuộc từng câu từng chữ nhưng không hiểu được ý nghĩa thật sự của bài học.
Học theo từng phần/ từng chủ đề
Riêng với môn sử, chia từng phần hay từng chủ đề là cách học thuộc trắc nghiệm sử nhanh nhất. Điều này giúp học sinh không bị nhầm lẫn kiến thức giữa các mốc thời gian, địa điểm, sự kiện,… Chia nhỏ ra từng phần hoặc chia những câu hỏi trắc nghiệm cùng nội dung cũng giúp học sinh nhớ kiến thức nhanh hơn.
Liên hệ kiến thức với sự kiện thực tế
Một trong những cách học thuộc trắc nghiệm sử mà thầy cô giáo thường chia sẻ chính là học kiến thức bài vở kết hợp liên hệ đến các sự kiện thực tế. Học sinh nên đọc từng bài, từng sự kiện sau đó tham khảo thêm tài liệu bên ngoài hoặc xem phim tài liệu, xem video để dễ hiểu và ghi nhớ bài lâu hơn.
Chọn lựa thời gian học phù hợp
Với những môn học lý thuyết nhiều như lịch sử hay địa lý, chọn lựa thời gian học phù hợp là cách để học sinh tiếp thu bài tốt hơn. Đối với môn lịch sử, học bài trong khoảng từ 4h30 – 6h sáng là khoảng thời gian yên tĩnh, mát mẻ, trong lành, thích hợp để não bộ ghi nhớ bài vở nhanh hơn.
Ghi chú kiến thức đã học
Đối với những bạn học sinh cấp 2 hay cấp 3, việc ghi bài môn lịch sử là điều bắt buộc. Điều này giúp học sinh ghi nhớ lần 2 sau khi nghe giáo viên giảng bài. Ngoài ra, học sinh nên ghi chép những chú ý hoặc tô đậm những câu nói, phần mục mà thầy cô nhấn mạnh nhiều lần. Đây là cách học thuộc trắc nghiệm sử theo thời gian dài mà bạn có thể không biết, không để ý đến.
Làm đề thi tham khảo
Một số kỳ thi cuối kỳ hoặc thi tốt nghiệp môn lịch sử sẽ có đề thi tham khảo hoặc đề thi thử. Lúc này, học sinh nên tập trung giải đáp án các đề thi này bên cạnh việc học bài, ôn lý thuyết. Đây là cách học thuộc trắc nghiệm sử hiệu quả, không bị nhàm chán. Qua đây, học sinh cũng biết cấu trúc của đề thi và nắm được dạng bài thi sử.
Học ôn và giải đề cùng bạn bè
Môn lịch sử có quá nhiều lý thuyết khiến học sinh dễ bị nhàm chán, buồn ngủ nên học ôn và giải đề thi trắc nghiệm sử cùng bạn bè là giải pháp khá tốt. Với cách này, học sinh dễ dàng trao đổi bài với nhau khi gặp những câu khó hiểu, những câu hỏi mẹo,… Ngoài ra, học nhóm cũng có thể giúp nhau dò bài, kiểm tra kiến thức hay khuyến khích nhau học tập tốt hơn.
Phương pháp thi trắc nghiệm môn sử đạt điểm cao
Bên cạnh các cách học thuộc trắc nghiệm sử, học sinh cần nắm vững những quy tắc sau đây để đạt điểm 9, 10 trong các bài thi môn lịch sử:
Tìm kiếm từ khoá của câu hỏi trắc nghiệm
Sau khi đọc câu hỏi, đặc biệt là những câu hỏi dài dòng hay những câu hỏi khó, học sinh không nên đặt bút vào khoanh đáp án ngay mà hãy bình tĩnh tìm từ khoá của câu hỏi trước. Ngoài ra, bạn có thể dùng bút chì 2b để khoanh tròn hoặc gạch chân từ khoá, tập trung từ khoá để tìm kiếm đáp án, tránh lan man vào những cột mốc, sự kiện khác.
Tự trả lời câu hỏi trước – Kiểm tra đáp án sau
Xem thêm : Giáo dục năng lực tư duy sáng tạo cho trẻ
Một cách để kiểm tra đáp án chính xác khi thi bài trắc nghiệm chính là tự trả lời câu hỏi trước và đối chiếu đáp án sau. Tức là bạn sẽ tự suy nghĩ đáp án của chính mình ngay khi đọc đề trắc nghiệm, sau đó bạn sẽ nhìn 4 đáp án trắc nghiệm trong đề để đối chiếu. Nếu đáp án của bạn giống hoặc cùng ý nghĩa với 1 đáp án trong đề thi trắc nghiệm, tỷ lệ đúng của đáp án là rất cao.
Phân bổ thời gian làm đề hợp lý
Những bài thi lịch sử thường có thời gian thi và số câu hỏi tương tự nhau. Ví dụ bài thi có 50 câu hỏi sẽ thi từ 40-50 phút hoặc bài thi 20 câu hỏi sẽ có thời gian thi từ 15 – 20 phút. Đồng nghĩa với việc bạn có khoảng gần 1 phút cho một câu hỏi trắc nghiệm sử. Tuy nhiên theo cách chia này bạn sẽ không hoàn thành được bài thi hoặc dư thời gian để kiểm tra lại đáp án.
Thay vào đó, học sinh nên dành thời gian làm câu hỏi dễ từ 20 – 30s, khoảng thời gian dư sẽ bù vào thời gian làm câu hỏi khó và kiểm tra lại bài thi.
Giải câu dễ trước, câu khó sau
Thông thường, cấu trúc đề thi trắc nghiệm lịch sử sẽ bao gồm ⅓ câu hỏi khó, mẹo hoặc rắc rối, ⅔ câu hỏi sẽ ở cấp độ dễ và trung bình. Tuy nhiên các câu hỏi này được sắp xếp lộn xộn, không có trình tự dễ trước khó sau. Vì vậy, học sinh khi đọc đề thấy câu dễ nên làm trước, câu khó bỏ qua và quay trở lại làm sau khi đã hoàn thành tất cả những câu hỏi dễ hay câu hỏi mà bạn nắm chắc. Điều này giúp học sinh không bị mất điểm khi bỏ qua những câu hỏi dễ.
Sử dụng phương pháp loại trừ đáp án
Nếu như bạn rơi vào trường hợp quên những kiến thức, đáp án trọng tâm đã học thì bạn có thể sử dụng phương pháp loại trừ đáp án sai trước. Với cách thức này, học sinh sẽ loại trừ những đáp án mình chắc chắn là sai trước hay đáp án xa lạ trước. Cuối cùng, bạn sẽ dùng khả năng phỏng đoán của mình để hoàn thành câu trả lời. Dù đây là phương pháp không mang lại 100% sự chắc chắn nhưng tỷ lệ học sinh khoanh vào đáp án đúng là khá cao.
Chọn đáp án quen thuộc
Môn lịch sử chứa khá nhiều thông tin cũng như khối lượng kiến thức lớn. Đôi khi bạn sẽ bị bỏ lỡ một số thông tin hay mốc thời gian, sự kiện nào đó. Trong trường hợp này, học sinh nên chọn đáp án quen thuộc nhất hoặc đáp án đọc nghe thuận miệng nhất vì một đáp án quen thuộc sẽ có cơ hội đúng cao hơn là đáp án xa lạ, chưa từng nghe qua.
READ MORE:
Những lưu ý khi học và thi trắc nghiệm môn lịch sử
Học bài và ôn luyện trước khi thi trắc nghiệm sử giúp học sinh tự tin đi thi. Tuy nhiên, một số học sinh vẫn không đạt được kết quả cao như mong muốn vì bỏ qua một số điều cần lưu ý khi đi thi. Do đó, những lưu ý dưới đây là lời khuyên bổ ích dành cho học sinh chuẩn bị bước vào kỳ thi môn lịch sử:
- Kiểm tra đề ngay sau khi được phát đề thi: Trong các kỳ thi, học sinh thường có 5 – 10 phút để kiểm tra lỗi của đề thi trắc nghiệm như mờ đáp án, thiếu trang, thiếu nội dung,… Tuy nhiên học sinh thường chủ quan và bỏ qua bước này. Vậy nên, khi làm bài và gặp đề thi lỗi, học sinh bị ảnh hưởng thời gian làm cũng như tâm lý khi đi thi.
- Chú ý thời gian khi làm bài thi: Đây là lưu ý quan trọng khi đi thi mà học sinh được nhắc nhở rất nhiều. Thầy cô coi thi sẽ là người nhắc nhở thời gian thi cho thí sinh nhưng bạn phải là người chủ động nắm thời gian để canh chỉnh để hoàn thành tất cả câu hỏi trong bài.
- Không bỏ trống đáp án: Thậm chí trong trường hợp chưa từng học qua câu hỏi trắc nghiệm nào, bạn cũng nên khoanh “lụi” 1 đáp án. Xác suất chọn được đáp án đúng của bạn là 25% cho câu hỏi 4 đáp án và bạn có thể sẽ ghi điểm nếu chọn đúng đáp án đúng.
- Giữ vững tâm lý khi đi thi: Nếu để tâm lý hồi hộp, lo lắng, run khi đi thi, bạn rất dễ bị nhầm lẫn và không thể tập trung khi làm bài. Thay vào đó, học sinh nên dành từ 3 – 5 phút sau khi bước vào phòng thi để bình tĩnh, lấy lại tâm lý đầu tiên.
Mỗi hình thức thi sẽ có một cách học và cách làm bài khác nhau. Cách học thuộc trắc nghiệm sử nhanh chóng và đơn giản của Seoul Academy phù hợp với những bạn chuẩn bị bước vào các kỳ thi sử, kiểm tra sử một tiết,… Nếu lưu ý và thực hiện như trên, môn lịch sử khó đến mấy cũng trở thành dễ học và cực kỳ thú vị. Seoul Academy chúc các sĩ tử đạt điểm 9, 10 trong các bài thi môn lịch sử nhé!
Nguồn: https://ispacedanang.edu.vn
Danh mục: Học tư duy