Bài viết này sẽ tổng hợp và hướng dẫn giải dạng bài danh sách (chuỗi) trong kỳ thi tin học trẻ bằng Scratch 3.0 ví dụ như tính tổng, đếm số phần tử, tìm số lớn nhất, sắp xếp…
- Giới thiệu về thuật toán Heap sort và ví dụ minh họa
- Tuổi Canh Ngọ 1990 hợp cây gì để bàn làm việc chiêu tài, cầu lộc?
- Tra Cứu Điểm VnEdu – Xem Điểm Thi, Điểm Học tập – TraCuuDiem
- Top 15 Bài văn tả cảnh trường em trước buổi học (lớp 5) hay nhất
- Một số câu hỏi trắc nghiệm trong Đề thi tuyển dụng của ngân hàng Vietinbank
Trước khi bắt tay làm các dạng bài liên quan đến danh sách, hãy chắc chắn rằng bạn đã nắm được các kiến thức cơ bản về danh sách. Bạn có thể xem lại bài viết tại sao phải dùng danh sách, cách tạo và giải thích các câu lệnh ở các bài viết trước.
Bạn đang xem: DẠNG BÀI ỨNG DỤNG LIST – DANH SÁCH (PHẦN 1)
Dạng 1: Cho dãy số đơn giản (liên tiếp dạng 1, 2, 3, 4, 5… ). Thực hiện các thao tác cơ bản trong dãy số.
Bài 1: Duyệt từng phần tử trong dãy
Duyệt từng phần tử trong dãy là một kỹ thuật vô cùng quan trọng, hầu hết sử dụng trong tất cả các bài. Kỹ thuật này có thể hiểu đơn giản là chúng ta sẽ xem xét giá trị của từng phần tử trong dãy, lần lượt từ phần tử đầu tiên cho đến hết.
Để duyệt từng phần tử, chúng ta cần một biến. Biến này sẽ đại diện cho số thứ tự của từng phần tử. Ban đầu, biến này sẽ được đặt bằng 1 để chúng ta bắt đầu duyệt từ phần tử đầu tiên trong dãy. Sau khi duyệt xong phần tử đó, chúng ta tăng biến lên 1 để duyệt sang phần tử tiếp theo. Khi nào biến này lớn hơn độ dài của dãy thì có nghĩa là chúng ta đã duyệt hết toàn bộ dãy.
Ví dụ: Cho chú mèo nói ra từng phần tử có trong dãy số
Bài 2: Đếm số phần tử có trong dãy.
Câu lệnh/biến “kích thước của …” giúp trả về số lượng phần tử có trong dãy.
Gọi “kích thước của ….” (length of …) là câu lệnh/biến vì câu lệnh này không giúp nhân vật thực hiện gì cả. Nó chỉ trả về kết quả là một số và số này cần được nối vào câu lệnh khác để tạo thành một hành động hoàn thiện cho nhân vật. Bạn có thể đọc thêm về phân loại các dạng câu lệnh tại đây.
Bài 3: Đếm số phần tử là số chẵn, số lẻ hoặc chia hết cho một số nào đó trong dãy
Để kiểm tra xem một số (một phần tử) là số chẵn (chia hết cho 2) hoặc số lẻ (số chia 2 dư 1) hoặc chia hết cho một số nào đó ta cần sử dụng phép toán mod.
Phép mod có thể hiểu đơn giản là phép chia lấy dư. Ví dụ, 5 chia 2 bằng 2 dư 1. Khi đó ta sẽ viết là 5 mod 2 = 1. Phép toán này có nghĩa là 5 chia 2 dư 1. Trong phép toán mod, ta không quan tâm đến kết quả của phép chia mà chỉ quan tâm đến phần dư.
Như vậy:
- Nếu số a chia hết cho 2 (số chẵn) thì a mod 2 = 0
- Nếu a là số lẻ, thì a mod 2 = 1
- Nếu a là một số chia hết cho 3 thì a mod 3 = 0
Xem thêm : Người thuộc 2 mệnh này tuyệt đối không trồng cây lưỡi hổ kẻo mất lộc
Dựa vào phép mod, ta có thể tìm được các số chẵn, số lẻ hoặc số chia hết cho một số nào đó trong dãy. Khi đó, ta có thể đếm trực tiếp các số thỏa mãn yêu cầu hoặc thêm các số thỏa mãn yêu cầu sang một dãy khác và đếm số phần tử của dãy mới.
Bài 4: Tính tổng các số trong dãy
Chúng ta cần tạo một biến để lưu giá trị tổng của các số trong dãy. Ban đầu, hãy đặt tổng = 0. Sau đó tạo vòng lặp duyệt từng phần tử trong dãy. Đi đến phẩn tử nào của dãy thì cộng giá trị của phần tử đó vào biến tổng. Khi duyệt xong toàn bộ dãy, giá trị của biến tổng sẽ là tổng của các số trong dãy.
Bài 5: Tính tổng các số chẵn trong dãy
Bài tập này là sự kết hợp giữa bài 3 và bài 4 đã trình bày ở trên. Thay vì đi đến phẩn tử nào của dãy thì cộng giá trị của phần tử đó vào biến tổng, ta cần thêm một câu lệnh điều kiện để chỉ cộng những phần tử hợp lệ.
Ngoài ra, chúng ta có thể tạo một danh sách mới, chỉ gồm các số hợp lệ rồi tính tổng của tất cả các phần tử có trong danh sách mới.
Xem thêm các dạng bài về danh sách (phần 2) tại link sau: https://laptrinhscratch.com/dang-bai-thi-lien-quan-den-danh-sach-day-so-phan-2/
Nguồn: https://ispacedanang.edu.vn
Danh mục: Học tập