Trẻ bước vào tuổi thứ 4, đây là giai đoạn khiến không ít bậc phụ huynh cảm thấy đau đầu vì con ngoan cố, ăn vạ, khó bảo. Giai đoạn này trẻ có nhiều thay đổi về tâm lý, thể chất dẫn đến người lớn gặp nhiều khó khăn khi muốn bé nghe lời. Vậy đâu là cách dạy trẻ 4 tuổi bướng bỉnh hiệu quả dễ dàng không áp lực? Sakura Montessori xin gửi đến cha mẹ 10 cách làm đơn giản, dễ thực hiện ngay trong nội dung bài viết dưới đây.
Contents
- 1 Đặc điểm tâm lý trẻ 4 tuổi và nguyên nhân trẻ bướng bỉnh
- 2 3 nguyên tắc trong cách giáo dục trẻ không nghe lời
- 3 10 cách dạy trẻ 4 tuổi bướng bỉnh cực hiệu quả cha mẹ nên tham khảo
- 3.1 1. Đừng quát mắng hãy giải thích cho trẻ
- 3.2 2. Dành cho trẻ lời khen và động viên kịp thời
- 3.3 3. Dứt khoát nói không khi cần thiết
- 3.4 4. Trò chuyện, lắng nghe, thấu hiểu là cách dạy trẻ 4 tuổi bướng bỉnh hiệu quả
- 3.5 5. Cùng trẻ xây dựng quy tắc thưởng, phạt rõ ràng
- 3.6 6. Hãy để bé được lựa chọn
- 3.7 7. Kiên quyết, giữ vững lập trường giáo dục trẻ
- 3.8 8. Luôn cư xử chuẩn mực trước mặt trẻ
- 3.9 9. Giọng nói nhẹ nhàng, tránh ra lệnh hay sử dụng mệnh lệnh liên tục
- 3.10 10. Cha mẹ cần kiểm soát tốt cảm xúc của mình
- 4 Câu hỏi thường gặp
Đặc điểm tâm lý trẻ 4 tuổi và nguyên nhân trẻ bướng bỉnh
Tìm hiểu sự thay đổi tâm lý trẻ 4 tuổi giúp cha mẹ hiểu những biến đổi từ bên trong của con. Từ đây cha mẹ tìm ra những cách nhẹ nhàng hơn để giúp con vượt qua giai đoạn bướng bỉnh một cách dễ dàng, thoải mái.
Bạn đang xem: Cách dạy trẻ 4 tuổi bướng bỉnh – Sakura Montessori
Ba mẹ nên làm gì khi trẻ 4 tuổi bướng bỉnh
1. Đặc điểm phát triển tâm lý của trẻ 4 tuổi
Khi trẻ lên 4, con có những thay đổi nhất định về tâm lý, trí tuệ và thể chất. Về thể chất, đa số trẻ có xu hướng yêu thích vận động như leo trèo, chạy nhá, cầm nắm, đạp xe… Trẻ thích thú khám phá thế giới xung quanh, thích di chuyển, chạy nhảy, không thích ngồi yên.
>> Xem thêm: Vận động thô/ vận động tinh là gì?
-
Trẻ bắt đầu đặt ra rất nhiều câu hỏi
Bên cạnh đó trí tuệ trẻ phát triển vượt bậc hơn so với giai đoạn trước. Con bắt đầu nắm bắt được những khái niệm mang tính trừu tượng. Trẻ dễ dàng tiếp thu kiến thức về màu sắc, hình khối, lời bài hát, 1 số mặt chữ cái, con số… Ở độ tuổi này trẻ dần tò mò về thế giới xung quanh, thường xuyên đặt ra các câu hỏi “cái gì”, “vì sao”, “tại sao”. Cha mẹ đừng ngạc nhiên khi bé luôn kiên trì hỏi đến khi có câu trả lời. -
Trẻ hành động theo sở thích, hay giận, la khóc
Tâm lý trẻ cũng có sự biến đổi, bé thích học theo, bắt chước lời nói, hành động của người lớn. Bắt đầu có cái tôi của riêng mình, biết bộc lộ cảm xúc rõ nét. Trước những điều mình thích con có thể vui cười, khi không ưng ý bé giận hờn hay la khóc. Đa số trẻ chọn hành động theo sở thích, đòi hỏi người lớn đáp ứng nhu cầu. Cha mẹ có thể thấy những biểu hiện bướng bỉnh không nghe lời, khóc lóc, ăn vạ của trẻ. -
Nhu cầu về tự lập của trẻ lớn dần
Bên cạnh đó, trẻ bắt đầu xuất hiện những tính cách tốt, mong muốn sự tự lập. Trẻ đòi tự xúc cơm, tự mặc quần áo, tự đeo cặp đi học… Tuy nhiên sự thay đổi của trẻ tùy thuộc vào mỗi bé, có bé mạnh mẽ, có bé rụt rè, nhút nhát. Cha mẹ cần hiểu con để có điều chỉnh, dạy dỗ phù hợp khiến trẻ trở nên ngoan ngoãn, nghe lời.
2. Nguyên nhân trẻ nghịch ngợm không nghe lời
Nguyên nhân trẻ nghịch ngợm không nghe lời
Trẻ nghịch ngợm không nghe lời là biểu hiện thường gặp khi bé 4 tuổi. Để dạy con ngoan ngoãn cha mẹ cần biết những nguyên nhân khiến trẻ xuất hiện hiện tượng này. Cụ thể:
-
Bé được cha mẹ quá nuông chiều:
Nuông chiều con vô điều kiện là hiện tượng không khó gặp với nhiều cha mẹ. Sự nuông chiều thái quá tạo nên thói quen đòi hỏi và luôn muốn được đáp ứng mọi yêu cầu. Khi không đạt được mục đích, trẻ trở nên ương bướng, khó bảo. -
Cha mẹ quá nghiêm khắc, áp đặt trong dạy dỗ:
Nhiều bậc phụ huynh quá áp đặt, hà khắc bắt buộc con phải theo ý mình. Đây cũng là nguyên nhân dẫn đến những hành động phản kháng mạnh mẽ của trẻ. -
Người lớn không quan tâm, dạy dỗ trẻ:
Nhiều đứa trẻ không nhận được sự quan tâm, yêu thương, dạy dỗ từ người lớn cũng trở nên khó bảo. -
Mâu thuẫn trong cách giáo dục của người lớn:
Sự thiếu nhất quán trong cách dạy dỗ của người lớn dẫn đến trẻ không biết nghe theo sự chỉ dẫn của ai. Hoặc trường hợp một người phạt, một người bênh càng khiến bé trở nên bướng bỉnh. -
Cha mẹ không làm gương cho con:
Con cái có xu hướng chịu ảnh hưởng nhiều từ tính cách, thói quen sinh hoạt, lời nói… từ cha mẹ. Vì vậy nếu cha mẹ không làm gương bé sẽ học theo, lâu dần con hình thành thói quen xấu khó bỏ. -
Do môi trường tiếp xúc:
Trẻ tiếp xúc với nhiều bạn bè, người thân và bắt chước theo những hành động, thói quen không đẹp từ họ.
READ MORE:
3 nguyên tắc trong cách giáo dục trẻ không nghe lời
3 nguyên tắc giáo dục trẻ bương bỉnh không nghe lời
Trong cách giáo dục trẻ không nghe lời, bố mẹ cần có sự tinh tế, khéo léo mà không nên bỏ qua 3 nguyên tắc dưới đây:
1. Tôn trọng trẻ, không áp đặt con
Ngay cả khi con còn nhỏ, con chỉ 4 tuổi bố mẹ cũng cần tôn trọng trẻ và không nên áp đặt. Giai đoạn này bé đã có sự phát triển tâm lý, hình thành cái tôi riêng, có nhu cầu được tôn trọng. Chính vì vậy, cha mẹ hãy tạo cho bé sự thoải mái và cảm nhận được sự bình đẳng, quyền riêng tư.
>> Hiểu biết về các giai đoạn “Khủng Hoảng” của trẻ sẽ giúp bố mẹ có cách nuôi dạy con thông minh hơn:
- Khủng hoảng tuổi lên 2: Làm sao để đồng hành cùng con?
- Cẩm nang khủng hoảng tuổi lên 3 dành cho ba mẹ
Trong mọi trường hợp, cha mẹ cố gắng kiên trì với bé, giúp con hình thành tính cách tốt qua từng ngày. Việc gần gũi, thấu hiểu trẻ khiến trẻ trở nên nghiêm túc, nghe lời, không còn chống đối, phản kháng nữa.
Tôn trọng trẻ, không áp đặt con
2. Thống nhất trong cách giáo dục bé tại gia đình
Đồng nhất trong cách giáo dục trẻ tại gia đình là điều quan trọng có ảnh hưởng đến hiệu quả của quá trình dạy dỗ. Ông bà, cha mẹ cần thống nhất quan điểm nuôi dạy bé trong các hoạt động từ học hành, vui chơi, ăn uống… để trẻ dễ tiếp thu. Sự mâu thuẫn, chồng chéo, đối lập sẽ khiến trẻ không biết nghe ai và tình trạng không nghe lời càng tăng thêm.
Không được làm ngơ trước thói xấu của trẻ, như vậy sẽ tạo tiền đề cho bé ngày càng ngoan cố. Người lớn cần nghiêm túc khi bé không nghe lời, chỉ ra những sai phạm của trẻ để con sửa đổi. Hãy đặt ra những quy tắc phạt khi trẻ mắc lỗi, khen ngợi hoặc có phần thưởng nhỏ động viên khi trẻ ngoan ngoãn. Từ đó thay đổi hành vi của trẻ theo chiều hướng tích cực hơn.
3. Truyền đạt thông tin rõ ràng, cụ thể để trẻ hiểu
Xem thêm : Khái quát văn học Việt Nam từ tk X đến hết tk XIX
Đối với mỗi yêu cầu hay lời dạy dỗ dành cho trẻ, cha mẹ cần đưa ra thông tin rõ ràng, cụ thể một cách rõ ràng, dễ hiểu. Đồng thời nên thông báo rõ thời gian cần hoàn thành để trẻ có ý thức thực hiện. Tránh trường hợp con trì hoãn, ỷ lại không muốn thực hiện, không nghe lời. Ví dụ: Dọn đồ chơi trước khi ăn cơm, ăn hết cháo trong thời gian 15 phút…
Cha mẹ nên kết hợp hướng dẫn chi tiết để con thực hiện làm theo. Cha mẹ đưa ra những lời khuyên, dẫn chứng cụ thể về lợi ích hoặc tác hại của các hành vi con làm. Đây là nguyên tắc quan trọng trong cách dạy trẻ bướng bỉnh giúp con thay đổi rõ rệt theo thời gian.
10 cách dạy trẻ 4 tuổi bướng bỉnh cực hiệu quả cha mẹ nên tham khảo
Ngoài việc lưu ý các nguyên tắc dạy trẻ nghịch ngợm không nghe lời, phụ huynh cần tìm ra các phương pháp giáo dục phù hợp. Dưới đây là 10 cách dạy trẻ 4 tuổi bướng bỉnh hiệu quả mời cha mẹ tham khảo.
1. Đừng quát mắng hãy giải thích cho trẻ
Nhiều phụ huynh thường quát mắng hoặc sử dụng đòn roi khi con bướng bỉnh, không nghe lời. Điều này gây ra xu hướng trẻ phản ứng mạnh, thậm chí hỗn láo, mất kiểm soát. Cha mẹ đừng quên đây là giai đoạn thay đổi tâm lý tự nhiên của trẻ để bình tĩnh.
Mỗi khi trẻ khó bảo, cách dạy trẻ hiệu quả là giải thích nhẹ nhàng để con hiểu hành vi sai trái của mình. Khi bé biết hậu quả của việc mình làm, trẻ tự hiểu ra mà trở nên nghe lời. Đối với những bé chưa hiểu chuyện, cha mẹ cần thêm thời gian và sự kiên nhẫn để đạt được hiệu quả.
Đừng quát mắng hãy giải thích cho trẻ
2. Dành cho trẻ lời khen và động viên kịp thời
Lời khen, động viên kịp thời là cách dạy trẻ nghịch ngợm không nghe lời được nhiều chuyên gia đánh giá cao. Nó không chỉ giúp trẻ trở nên thoải mái, vui vẻ mà còn là động lực giúp bé phát huy hành động đẹp trong tương lai.
Cha mẹ hãy dành cho con những lời khen ngợi khi con làm được những việc tốt. Kịp thời động viên con khi trẻ gặp khó khăn và giúp con tìm ra hướng giải quyết. Gần gũi, chia sẻ đúng lúc giúp gắn kết tình cảm, thúc đẩy con tiễn bộ mỗi ngày.
3. Dứt khoát nói không khi cần thiết
Cách dạy trẻ 4 tuổi bướng bỉnh là câu hỏi thường trực của nhiều bậc phụ huynh. Với những bạn nhỏ này dường như chúng ta khó lòng mà khước từ những yêu cầu của bé. Tuy nhiên trong quá trình dạy dỗ cha mẹ không nên đồng ý với mọi điều con muốn. Chúng ta chỉ chấp nhận những điều mong muốn hợp lý, tránh tạo ra thói quen đòi hỏi vô điều kiện khiến bé trở nên ích kỉ.
Với những vấn đề quá đáng, cha mẹ hãy chọn cách đánh lạc hướng để bé quên đi hoặc phớt lờ. Có thể ban đầu trẻ khóc lóc, ăn vạ, giận giữ nhưng sau đó con sẽ tự nguôi giận.
4. Trò chuyện, lắng nghe, thấu hiểu là cách dạy trẻ 4 tuổi bướng bỉnh hiệu quả
Mỗi đứa trẻ là một phiên bản đặc biệt, vì vậy cha mẹ đừng ngạc nhiên tại sao mình không thể hiểu hết được con. Cha mẹ cần kiên nhân, chịu khó trò chuyện, lắng nghe để hiểu con hơn. Từ đó điều chỉnh hành vi, lời nói phù hợp với tính cách của trẻ và hoàn cảnh.
>> Xem thêm: Hoạt động ngoại khóa cùng con:
- Trò chơi sáng tạo cho trẻ mầm non
- Kỹ năng giao tiếp cho trẻ mầm non
- Trò chơi dân gian cho trẻ mầm non
5. Cùng trẻ xây dựng quy tắc thưởng, phạt rõ ràng
Cha mẹ hãy đưa ra những quy tắc thưởng phạt rõ ràng đối với mỗi nhiệm vụ giao cho trẻ. Cùng trẻ xây dựng nguyên tắc cũng là cách hay khiến bé thoải mái thực hiện công việc được giao. Cha mẹ đừng quyên nhắc nhở, đốc thúc nếu con còn chểnh mảng, không chú ý hoặc quên nhiệm vụ.
Với mỗi việc làm đã được trẻ hoàn thành, cha mẹ đừng quên động viên, khen ngợi hoặc dành cho con phần thưởng nhỏ mà bé yêu thích. Bé được khích lệ sẽ dần trở nên ngoan ngoãn nghe lời. Ngược lại, phụ huynh cần có mức phạt thích hợp để răn đe con không tái phạm.
Xem thêm: Kĩ năng tự chăm sóc bản thân cho bé
Cùng trẻ xây dựng quy tắc thưởng, phạt rõ ràng
6. Hãy để bé được lựa chọn
Xem thêm : HƯỚNG DẪN CÁCH ĐƠN GIẢN NHẤT ĐỂ HỌC VĂN HIỆU QUẢ THEO SƠ ĐỒ TƯ DUY
Cách hay để trẻ hợp tác là với mỗi yêu cầu để con thực hiện cha mẹ cân nhắc cho con thêm các sự lựa chọn. Bé được phép đưa ra quyết định nhưng vẫn trong tầm kiểm soát của cha mẹ. Đây là phương pháp khiến trẻ giảm sự căng thẳng, trở nên thoải mái vì cảm nhận được người lớn tôn trọng.
Cách này đặc biệt hữu ích với những bé có cá tính mạnh, hoặc trường hợp con đang không thích làm việc được yêu cầu. Ví dụ: Cho con chọn mặc áo khoác xanh hay áo khoác đỏ, cho con chọn món ăn trong các món ăn có sẵn trên bàn…
7. Kiên quyết, giữ vững lập trường giáo dục trẻ
Quá trình giáo dục con không phải là việc dễ dàng và nhanh chóng tạo ra hiệu quả. Vì vậy cha mẹ cần kiên nhẫn, kiên quyết giữ vững lập trường và các nguyên tắc đã đặt ra. Hãy để cho trẻ tuân thủ các quy tắc và dần trở thành thói quen tốt cho con phải thực hiện theo.
8. Luôn cư xử chuẩn mực trước mặt trẻ
Trẻ 4 tuổi giỏi quan sát và bắt chước người lớn, do đó cha mẹ luôn cư xử chuẩn mực để làm tấm gương cho con. Tránh những thói quen không tốt, bé học theo hình thành thói quen xấu cho trẻ sau này.
“Con cái chính là tấm gương phản chiếu của cha mẹ” chính vì vậy ngay từ khi trẻ con nhỏ cha mẹ hãy là hình mẫu cho trẻ noi theo, học tập. Việc cha mẹ cư xử đúng mực với ông bà khiến bé không còn hành vi chống đối, cãi lời phụ huynh nữa.
9. Giọng nói nhẹ nhàng, tránh ra lệnh hay sử dụng mệnh lệnh liên tục
Quát mắng, ra lệnh hay sử dụng mệnh lệnh liên tục khiến trẻ sợ hãi, hoảng hốt. Đặc biệt với trẻ nhút nhát nó còn khiến còn sợ sệt, mất đi sự tự tin, không dám làm, không dám đưa ra ý kiến. Lâu dần trẻ mất đi khả năng tư duy độc lập, thậm chí dẫn đến bệnh tâm lý.
Giọng nói phản ứng thái độ của cha mẹ, khiến bé cảm nhận được cha mẹ đang yêu thương, cáu giận. Vì vậy các bậc phụ huynh nên nhẹ nhàng khuyên bảo, giải thích yêu cầu, phân tích cho con lợi ích và hậu quả của việc mình làm. Con sẽ hiểu được việc cha mẹ đang dạy dỗ, yêu thương mình để trở nên hợp tác.
10. Cha mẹ cần kiểm soát tốt cảm xúc của mình
Việc kiểm soát cảm xúc không chỉ diễn ra với trẻ con mà cha mẹ cũng cần thực hiện tốt việc này. Khi trẻ ương bướng, khó bảo, cha mẹ thường hình thành cảm xúc tiêu cực dẫn đến có những lời nói, hành động làm tổn thương trẻ. Các bậc phụ huynh hãy cảm thông khi bé không nghe lời, bởi đây là 1 phần của quá trình trưởng thành trong nhận thức, tư duy của con.
Bên cạnh đó không nên vì con khóc lóc, nhõng nhẽo, nhất quyết không nghe lời mà tặc lưỡi bỏ qua. Sau thời gian, trẻ hình thành tính cách xấu và việc dạy dỗ ngày càng khó khăn hơn.
READ MORE:
Câu hỏi thường gặp
1. Làm thế nào để dạy trẻ bướng bỉnh đang gào khóc, ăn vạ?
Chắc hẳn cha mẹ nào cùng từng gặp phải tình huống con ăn vạ, gào khóc không chịu lắng nghe lời giải thích. Nhiều cha mẹ sẵn sàng chiều theo ý muốn của con để con nín khóc nhất là những lúc ở nơi công cộng. Tuy nhiên đây không phải là lựa chọn đúng đắn, lâu dần khiến con hình thành thói quen ăn vạ có tác dụng và sẽ được đáp ứng.
Trong trường hợp này, để xử lý cha mẹ hãy hành động để trẻ bình tĩnh lại và nín khóc. Bạn có thể đánh lạc hướng con bằng một trò chơi hay câu chuyện thú vị. Hoặc đưa đến khu vực ít người, tách chúng ra khỏi điều mà chúng đang quan tâm, đòi hỏi. Ngoài ra cho mẹ có thể chỉ cần ngồi cạnh bên trẻ, lơ đi đến khi con bình tĩnh lại.
Tuy nhiên, cha mẹ đừng dụ dỗ trẻ bằng một phần thưởng khác để con nín khóc. Bởi bé nhanh chóng nhận ra thói quen và có xu hướng ăn vạ nhiều hơn tại nơi đông người.
2. Cách phạt trẻ 4 tuổi không nghe lời?
Nhiều cha mẹ khi trẻ bướng bỉnh không nghe lời thường nghĩ ngay đến đòn roi. Tuy nhiên đây là hành động không được các chuyên gia trẻ em ủng hộ, trong nhiều trường hợp thậm chí còn gây ra hậu quả đáng tiếc.
Để phạt trẻ nghịch ngợm cha mẹ có thể sử d
Nguồn: https://ispacedanang.edu.vn
Danh mục: Học tư duy