Câu hỏi nhận định đúng sai môn Luật dân sự 1 (Có đáp án)

Môn Luật Dân sự 1 là một môn học quan trọng và cần thiết cho sinh viên các ngành Luật, Kinh tế, Quản trị kinh doanh,… Sinh viên cần có ý thức học tập nghiêm túc để nắm vững kiến thức và vận dụng kiến thức vào thực tiễn đời sống.

Câu hỏi nhận định đúng sai môn Luật dân sự 1 (Có đáp án)
Hình ảnh minh họa

Tải về tài liệu Tại Đây.

Contents

Câu hỏi nhận định đúng sai môn Luật dân sự 1 (Có đáp án)

Câu 1: Văn bản qui phạm pháp luật là nguồn duy nhất của Luật dân sự.

Nhận định sai. Vì theo tinh thần của điều 3 PLDS: trong trường hợp PL không qui định và các bên không có thỏa thuận thì có thể áp dụng “tập quán pháp lý”.

Câu 2: Luật dân sự điều chỉnh tất cả các quan hệ tài sản và nhân thân trong giao lưu dân sự.

Nhận định sai. Vì ngoài Luật DS thì còn những ngành khác điều chỉnh các quan hệ tài sản và nhân thân như Luật hôn nhân – gia đình, luật lao động.

Câu 3: Nhân thân không thể tính được bằng tiền và không thể chuyển giao dân sự.

Nhận định sai. Vì theo điều 742 của BLDS quyền nhân thân có thể được chuyển giao với các điều kiện do PL sở hữu trí tuệ qui định.

Câu 4: Chỉ có phương pháp bình đẳng, thỏa thuận, tự định đoạt được áp dụng điều chỉnh các quan hệ tài sản và nhân thân trong các giao lưu dân sự.

Nhận định sai. Trong những trường hợp để bảo vệ quyền lợi của XH, của quốc gia thì dùng phương pháp quyền uy.

Câu 5: Người bị bệnh tâm thần là người mất năng lực hành vi dân sự.

Nhận định sai. Theo tinh thần của điều 22 BLDS, người bị bệnh tâm thần hoặc mắc các bệnh khác mà không thể nhận thức, làm chủ được chỉ khi Tòa án ra quyết định tuyên bố mất năng lực hành vi dân sự dựa trên cơ sở kết luận của tổ chức giám định thì người đó mới bị mất năng lực hành vi dân sự.

Câu 6: Cha, mẹ là người giám hộ đương nhiên của con chưa thành niên.

Nhận định sai. Vì theo tinh thần của điều 141 BLDS: cha mẹ là người đại diện theo PL cho con chưa thành niên.

Câu 7: Trách nhiệm dân sự pháp nhân là trách nhiệm hữu hạn.

Nhận định đúng. Vì theo điều 93 của BLDS pháp nhân chịu trách nhiệm bằng tài sản riêng của mình.

Câu 8: người chưa thành niên thì có năng lực hành vi chưa đầy đủ.

Nhận định sai. Vì người từ 0-6 tuổi thì không có năng lực hành vi dân sự.

Câu 9: Thời hiệu là khoản thời gian do pháp luật qui định hoặc do các bên thỏa thuận.

Nhận định sai. Vì theo tinh thần của điều 154 BLDS thời hiệu là thời hạn do pháp luật qui định. Không được thỏa thuận.

Câu 10: Khi người được giám hộ được 18 tuổi thì việc giám hộ chấm dứt.

Nhận định sai. Vì theo điều 158 BLDS thì người thành niên nếu bị mất hoặc bị hạn chế năng lực hành vi dân sự thì cần có người giám hộ, việc giám hộ không chấm dứt.

Câu 11: Khi người đại diện chết thì quan hệ đại diện chấm dứt.

Nhận định sai. Vì theo điều 141 BLDS thì “người đại diện chết thì người được đại diện thay người địa diện khác”.

Câu 12: Người thành niên thì có năng lực hành vi dân sự đầy đủ.

Nhận định sai. Vì theo điều 22 và 23 của BLDS bếu họ rơi vào trường hợp bị mất hoặc bị hạn chế năng lực hành vi dân sự, thì họ không có năng lực hành vi dân sự đầy đủ.

Câu 13: Hộ gia đình là những người có hộ khẩu chung và có tài sản chung.

Nhận định sai. Vì theo điềi 106 BLDS: các thành viên có tài sản chung, cùng đóng góp công sức để hoạt động kinh tế chung. Vậy việc có hộ khẩu chung thì không cần.

Câu 14: Giao dịch do người không có thẩm quyền xác lập thực hiện thì luôn luôn không có giá trị pháp lý.

Nhận định sai. Vì theo tinh thần điều 145 BLDS thì việc giao dịch của người không có thẩm quyền được hợp pháp khi người đại diện đã biết và đồng ý.

Câu 15: Khi người giám hộ chết thì việc giám hộ chấm dứt.

Nhận định sai. Vì theo điều 70 BLDS: khi người giám hộ chết thì người được giám hộ thay đổi người giám hộ. Việc giám hộ không chấm dứt.

Câu 16: Đối tượng điều chỉnh của Luật Dân sự là tất cả các quan hệ xã hội phát sinh từ lợi ích vật chất và tinh thần giữa các chủ thể trong xã hội.

Nhận định sai. Vì BLDS còn điều chỉnh quan hệ tài sản và quan hệ nhân thân với những tính chất đặc trưng nhất định.

Câu 17: Hộ gia đình là tập thể những người thân thích với nhau và có hộ khẩu thường trú.

Nhận định sai. Hộ gia đình chỉ cần thỏa mãn các dấu hiệu trong BLDS điều 106.

Câu 18: Mọi pháp nhân đều có năng lực pháp luật dân sự như nhau.

Nhận định sai. Vì mọi pháp nhân có những chức năng, nghĩa vụ và quyền hạn khác nhau thì năng lực pháp luật dân sự cũng khác nhau.

Câu 19: Giao dịch dân sự do người không có thẩm quyền đại diện xác lập thực hiện thì không làm phát sinh hậu quả pháp lý đối với người được đại diện.

Nhận định sai. Vì theo tinh thần điều 145 BLDS thì việc giao dịch của người không có thẩm quyền được hợp pháp khi người đại diện biết và đồng ý và chịu trách nhiệm pháp lý.

Câu 20: Mọi giao dịch dân sự của chủ hộ đều làm phát sinh trách nhiệm đối với hộ gia đình.

Nhận định sai. Vì theo khoản 2, điều 107 BLDS thì nếu trong trường hợp chủ hộ giao dịch dân sự chỉ vì lợi ích riêng của cá nhân thì không làm phát sing trách nhiệm dân sự.

Câu 21: Khi tài sản của pháp nhân không đủ để thực hiện nghĩa vụ của pháp nhân thì các thành viên góp vốn thành lập pháp nhân phải chịu nghĩa vụ thay bằng tài sản riêng của mình tương ứng với phần vốn góp.

Nhận định sai. Vì pháp nhân chỉ chịu trách nhiệm hữu hạn theo điều 93 của BLDS.

Câu 22: Thời hạn đề 1 chủ thể hửng quyền dân sự hoặc miễn trừ nghĩa vụ dân sự là một loại thời hiệu.

Nhận định đúng. Theo điều 154 BLDS có qui định.

Câu 23: Quan hệ pháp luật dân sự tốn tại cả khi không có qui phạm pháp luật nào điều chỉnh.

Nhận định đúng. Vì theo tinh thần điều 3 BLDS trong trường hợp PL không có quy định và các bên không có thỏa thuận thì có thể áp dụng tập quán pháp lý.

Câu 24: Người bị khiếm khuyết về thể chất như bị mù, câm hoặc điếc thì bị hạn chế năng lực hành vi dân sự.

Nhận định sai. Vì theo điều 23 BLDS thì khi nào Tòa án tuyên là người đó bị hạn chế năng lực hành vi dân sự thì người đó mới bị hạn chế năng lực hành vi dân sự.

Câu 25: Thành viên của tổ hợp tác là người phải thành niên.

Nhận định sai. Vì theo điều 112 BLDS thì nếu người đó không có năng lực hành vi dân sự thì cũng không được tham gia thành viên.

Câu 26: Thành viên của hộ gia đình phải là những người đã thành niên.

Nhận định sai. Vì theo BLDS không bắt buộc phải thành niên mà chỉ qui định có tài sản chung, cùng đóng góp công sức cho kinh tế.

Câu 27: Mỗi sự kiện pháp lý xuất hiện chỉ có thể làm phát sinh hoặc làm thay đổi hoặc làm chấm dứt một quan hệ pháp luật tương ứng.

Nhận định sai. Theo tinh thần của BLDS thì mỗi sự kiện pháp lý xuất hiện có thể làm chấm dứt một hay nhiều quan hệ PL tương ứng.

Câu 28: Người bị tòa án tuyên bố hạn chế năng lực hành vi dân sự thì phải có người giám hộ.

Nhận định sai. Vì theo điều 23 BLDS sau khi tòa án tuyên bố người đó bị hạn chế năng lực hành vi dân sự thì đồng thời cũng cử cho người đại diện vậy thì không cần người giám hộ.

Câu 29: Phạm vi thẩm quyền đại diện theo ủy quyền là do các bên thỏa thuận hoặc do pháp luật qui định.

Nhận định sai. Vì hiện nay PL không quy định mà do các bên thỏa thuận theo tinh thần của BLDS.

Câu 30: Mọi thời hiệu đều phải liên tục mà không thể bị gián đoạn vì bất cứ lý do gì.

Nhận định sai. Vì theo tinh thần điều 161 BLDS thì trong trường hợp nào vì bị lý do khách quan làm phát sinh thì thời hiệu được gián đoạn.

FEATURED TOPIC