Một người có danh tiếng trong lĩnh vực sử học người Anh, Thomas Fuller, đã từng nói: “Lời khen chẳng tốn một xu, nhưng nhiều người sẵn sàng trả giá cao cho nó.” Điều này gợi cho chúng ta suy nghĩ về quan trọng của việc khen ngợi và nhận được lời khen trong cuộc sống hàng ngày của chúng ta.
- 15+ Cách dạy trẻ 5 tuổi bướng bỉnh trở nên ngoan ngoãn hơn
- Cách Rèn Luyện Phát Triển Tư Duy Toán Học Logic
- Giải đáp chi tiết chưa học hết cấp 2 có học nghề được không?
- Văn mẫu lớp 12: Nghị luận xã hội về ý thức học tập của học sinh Dàn ý & 8 bài văn mẫu hay nhất
- Bộ Thực Hành Toán & TV lớp 1 Hộp 1 TT37
Trong môi trường giáo dục, lời khen không chỉ là một dạng thưởng tinh thần cho những nỗ lực của học sinh, mà còn là một “trạm sạc tự tin” để các bạn vững bước trên hành trình phát triển. Sử dụng lời khen một cách đúng đắn và đầy ý nghĩa có thể tạo ra những hiệu ứng tích cực trong quá trình học tập và phát triển của học sinh.
Bạn đang xem: Tác dụng của lời khen trong môi trường giáo dục, cùng tìm hiểu một thí nghiệm về lời khen
Elizabeth B. Hurlock – Nhà tâm lý nghiên cứu về “lời khen” và giáo dục tích cực
Hãy cùng chúng tôi quay ngược thời gian trở lại những năm đầu của thế kỷ 20 và gặp gỡ nhà tâm lý học người Mỹ, Elizabeth B. Hurlock (1883 – 1962), một trong những người tiên phong nghiên cứu về tác động của “lời khen” trong cuộc sống.
Bà là người đầu tiên đã chứng minh việc sử dụng các biện pháp tích cực như khen ngợi và khen thưởng có thể có ảnh hưởng tích cực đối với hiệu suất học tập của học sinh, tạo động lực và tăng cường tinh thần tích cực trong quá trình giáo dục.
Xem thêm : Bé 3 tuổi nên cho học năng khiếu gì? 6 lựa chọn đáng giá đồng tiền
Tại môi trường học đường, những lời khen từ giáo viên giúp các học sinh trở nên tự tin hơn về bản thân, là động lực giúp các bạn hiểu được giá trị của bản thân và kiên cường tiến về phía trước.
READ MORE:
Một thí nghiệm về tác dụng của lời khen trong môi trường giáo dục
Elizabeth B. Hurlock đã tiến hành một thí nghiệm vào năm 1925, trong đó bà đã theo dõi 106 học sinh tiểu học và chia thành 3 nhóm. Các học sinh trong mỗi nhóm đều có học lực tương đương và được giao những bài kiểm tra Toán giống nhau. Thí nghiệm được tiến hành trong 5 ngày liên tiếp, mỗi ngày 15 phút.
Sự khác biệt của 3 nhóm như sau:
- NHÓM 1: Không nhận được phản hồi từ giáo viên, hằng ngày các em vẫn chăm chỉ làm Toán.
- NHÓM 2: Giáo viên khen ngợi và khuyến khích các em mỗi khi các em làm xong một bài Toán.
- NHÓM 3: Giáo viên nghiêm khắc phê bình về những lỗi sai trong bài kiểm tra của các em.
Sau 5 ngày thí nghiệm, kết quả thu được như sau: Nhóm 2 có thành tích tốt nhất, tiếp theo là nhóm 3, nhóm có kết quả thấp nhất là nhóm 1. Kết quả này làm chúng ta nhìn nhận rằng “lời khen” có tác động tích cực đến hiệu suất học tập của học sinh.
Xem thêm : 4 PHƯƠNG PHÁP DẠY HỌC TÍCH CỰC GIẢNG VIÊN CẦN BIẾT
Có thể thấy rằng thờ ơ, phê bình và khen ngợi, mỗi hành động nhỏ của những “người lớn” ảnh hưởng rất nhiều đến kết quả cuối cùng của học sinh. Điều này chứng tỏ rằng “thờ ơ” không nên được sử dụng trong giáo dục đối với học sinh. Những câu phê bình cũng cần được thay thế bằng những lời động viên tích cực, cụ thể và rõ ràng để thúc đẩy những giá trị tốt đẹp của học sinh.
READ MORE:
Làm sao để khen sao cho đúng?
Lời khen thực sự phát huy tác dụng khi chúng ta thực sự công nhận sự cố gắng của người khác. Đừng dùng những lời khen rỗng không giá trị, không chi tiết và không chân thành. Chúng ta nên tránh việc khen ngợi theo kiểu hời hợt và không tường minh khi luyện tập khen ngợi.
Sam Walton từng nói: “Không gì có thể thay thế tốt cho một vài lời khen khéo chọn, đúng lúc và chân thành. Chúng hoàn toàn miễn phí – và đáng giá cả gia tài.”
Khen ngợi cần sự tinh tế cũng như “chiến thuật” để chạm đến trái tim của người nhận, đặc biệt đối với trẻ nhỏ. Vậy nên, hãy đón chờ những bài viết tiếp theo của chúng tôi xoay quanh những điều nên và không nên làm để có một “chiến lược” khen ngợi trẻ em hiệu quả.
Xem thêm: Khen hiệu quả, tưởng dễ mà khó!
Nguồn: https://ispacedanang.edu.vn
Danh mục: Học tư duy