7 phương pháp dạy trẻ 2 tuổi tập nói hiệu quả ngay tại nhà

Cha mẹ luôn mong muốn con được phát triển toàn diện trên mọi mặt. Khi con 2 tuổi là lúc con phát triển ngôn ngữ mạnh mẽ nhất. Tuy nhiên, nhiều em bé lại phát triển chậm hơn so với trang lứa. Để biết được nguyên nhân con chậm nói và phương pháp dạy trẻ 2 tuổi tập nói, ba mẹ hãy theo dõi ngay bài viết này nhé.

dạy trẻ 2 tuổi tập nói

Hành trình phát triển ngôn ngữ ở trẻ

Những năm đầu đời có lẽ là thời gian quan trọng nhất của mỗi đứa trẻ, thời gian này ảnh hưởng rất lớn đến sự trưởng thành sau này của các con. Trong đó, hành trình phát triển ngôn ngữ là một trong những điều mà mẹ cần quan tâm sát sao để biết con đang ở cột mốc nào. Mẹ hãy cùng Sakura Montessori tìm hiểu về hành trình này nhé!

Hành trình phát triển ngôn ngữ ở trẻ

  • Giai đoạn từ 0 – 6 tháng tuổi: Trẻ sơ sinh lúc này có thể nhận ra được giọng nói của bố hoặc mẹ. Trẻ cũng bắt đầu ghi nhớ được tên của mình, khi có người gọi tên sẽ có phản xạ quay đầu về hướng âm thanh phát ra. Con có thể phát ra những tiếng ọ, ẹ, ê, a,..

  • Giai đoạn từ 6 – 12 tháng tuổi: Bước vào giai đoạn này, khả năng nghe và phát âm của con sẽ phát triển nhanh hơn. Con có thể bập bẹ gọi pa pa, ma ma,…Con cũng đã có khả năng hiểu từ ngữ và phản ứng lại với chúng như khi nghe được từ “bú ti” “đi ngủ” “há miệng”… Đặc biệt, con có thể hiểu được cảm xúc thông qua ngôn ngữ của người lớn là đang vui vẻ, hạnh phúc hay giận dữ, cáu gắt.

  • Giai đoạn từ 12 – 24 tháng: Trẻ đã có thể nói sõi với những từ ngắn như “bố”, “mẹ”, “ông”, “bà”,…Con cũng có khả năng học thêm nhiều từ vựng và sử dụng từ ngữ khi muốn làm điều gì đó như “bú ti”, “bế”, “ăn”,…Lúc này, con đã có thể nghe và hiểu những câu nói của người lớn hằng ngày, những câu chuyện ngắn mà ba mẹ kể hằng ngày.

Xem thêm: Nuôi dạy bé 1 tuổi trở lên – Bí quyết cho cha mẹ Sakura Montessori

  • Giai đoạn 2 – 3 tuổi: Giai đoạn này, con phát triển mạnh về từ vựng lẫn ngữ pháp. Con có thể sử dụng câu đơn giản 5 – 9 từ để truyền đạt ý kiến và yêu. Con cũng bắt đầu hiểu được các khái niệm ngôn ngữ như “nhưng” “vì” “tại sao”,…

  • Giai đoạn 3 – 4 tuổi: Trẻ đã có vốn từ vựng khá rộng và sử dụng được câu phức tạp hơn để diễn đạt lời nói. Bên cạnh đó, con có thể hiểu được những quy tắc ngữ pháp đơn giản như số ít, số nhiều, quá khứ, tương lai.

  • Giai đoạn 4 – 6 tuổi: Bé tiếp tục mở rộng từ vựng và sử dụng ngôn ngữ phức tạp hơn. Bé cũng hiểu được những thuật ngữ chuyên ngành cơ bản như “chữa trị” “hội họa” “chuyên gia”… Lúc này, con cũng có thể kể lại chuyện hoặc hát một bài hát ngắn rất thành thạo.

Xem thêm: Trẻ mấy tháng biết nói? Cột mốc phát triển ngôn ngữ của trẻ

Vì sao bé 2 tuổi chậm nói?

Thông thường, một em bé 2 tuổi đã có thể hiểu được ngôn ngữ cơ bản và có thể nói được những câu ngắn đơn giản. Tuy nhiên, có rất nhiều trường hợp con 2 tuổi mà vẫn chỉ nói được bập bẹ hoặc rất ít nói. Đây chính là biểu hiện chậm nói ở trẻ và có nhiều lý do khác nhau dẫn đến tình trạng này. Dưới đây là một số lý do phổ biến:

  1. Sự phát triển cá nhân: Mỗi trẻ phát triển theo tốc độ riêng của mình. Có trẻ nhanh chóng phát triển ngôn ngữ từ sớm, trong khi trẻ khác có thể mất thời gian hơn. Không nên so sánh bé với những tiêu chuẩn chung về phát triển ngôn ngữ.

  2. Môi trường ngôn ngữ: Môi trường gia đình và xã hội có thể ảnh hưởng đến việc phát triển ngôn ngữ của bé. Nếu bé ít tiếp xúc với ngôn ngữ hoặc không có người lớn thường xuyên giao tiếp với bé, có thể làm cho bé chậm nói hơn.

  3. Vấn đề thính lực: Vấn đề về thính lực, như viêm tai, nhiễm trùng tai hoặc điếc, có thể ảnh hưởng đến khả năng nghe và phát triển ngôn ngữ của bé. Nếu mẹ nghi ngờ bé có vấn đề về thính lực, nên tham khảo ý kiến của bác sĩ.

  4. Giao tiếp trễ: Một số trẻ có khó khăn trong việc giao tiếp và tương tác xã hội, được gọi là rối loạn tự kỷ hoặc rối loạn phổ tự kỷ. Trẻ trong trường hợp này có thể chậm phát triển ngôn ngữ so với những trẻ bình thường. Những bé trong trường hợp này cần được tham khảo từ bác sĩ và có một lộ trình chăm sóc rõ ràng.

  5. Yếu tố gia đình: Gia đình và môi trường xung quanh cũng đóng vai trò quan trọng trong việc chậm nói của bé. Nếu có áp lực hoặc thiếu hỗ trợ ngôn ngữ từ gia đình, bé có thể chậm phát triển ngôn ngữ.

Xem thêm: 9+ cách dạy trẻ tập nói tại nhà dễ dàng, hiệu quả

Phương pháp dạy trẻ 2 tuổi tập nói hiệu quả

Nếu như mẹ đang cảm thấy con 2 tuổi chậm nói hoặc nói ít thì đừng quá lo lắng mà hãy tìm những giải pháp hiệu quả để cải thiện. Có nhiều cách để giúp bé có thể phát triển ngôn ngữ tốt hơn, mẹ hãy tham khảo những phương pháp mà Sakura Montessori đề xuất dưới đây nhé!

Cách dạy trẻ 2 tuổi tập nói – Tạo môi trường giao tiếp

Như đã nói ở trên, môi trường đóng một vai trò rất quan trọng trong việc hình thành ngôn ngữ ở trẻ. Gia đình là nơi con được sống và tương tác nhiều nhất trong những năm đầu đời. Trẻ con thường học và bắt chước từ người lớn, việc lắng nghe và phát âm cũng tương tự như vậy. Do đó, nếu như người lớn ít giao tiếp với con thì con sẽ không học cách trò chuyền và giao tiếp. Con sẽ hình thành một thói quen trong vô thức là im lặng.

Vì vậy, cha mẹ hãy chú ý xây dựng một môi trường sống có sự giao tiếp, tương tác với nhau và với con. Dù công việc có bận rộn tới đâu thì cũng đừng quên thường xuyên âu yếm và nói chuyện hằng ngày với con ba mẹ nhé!

Dạy bé 2 tuổi tập nói – Đọc sách cho bé nghe

Dạy bé 2 tuổi tập nói - Đọc sách cho bé nghe

Đọc sách cho bé nghe cũng là một phương pháp hữu ích giúp trẻ cải thiện được ngôn ngữ. Thông qua những cuốn sách, cuốn truyện con có thể lắng nghe được rất nhiều từ vựng mới, tăng thêm sự hiểu biết và cảm thấy thích thú với chúng. Mẹ hãy thường xuyên đọc sách cho bé, nhất là vào thời gian buổi tối trước khi ngủ. Điều này vừa giúp bé nhanh phát triển ngôn ngữ, vừa tạo được giấc ngủ ngon cho con.

Khi đọc sách cho bé, mẹ hãy chú ý chọn những đầu sách/truyện có hình ảnh sáng tạo, bắt mắt và câu chuyện đơn giản, ngắn gọn. Ngoài ra, mẹ cũng nên sử dụng giọng điệu và biểu cảm khi đọc sẽ giúp con hứng thú và dễ hiểu hơn.

Học nói cho bé 2 tuổi – Chơi trò chơi ngôn ngữ

Học nói cho bé 2 tuổi - Chơi trò chơi ngôn ngữ

Trẻ nhỏ thường dễ bị hấp dẫn bởi những trò chơi nên mẹ hãy cân nhắc việc cho bé chơi những trò chơi để phát triển ngôn ngữ. Dưới đây là một số ý tưởng về trò chơi ngôn ngữ mà mẹ có thể áp dụng:

  • Đồ chơi từ vựng: Sử dụng đồ chơi có chữ cái, hình ảnh hoặc từ vựng để bé tìm hiểu và tạo mối quan hệ với ngôn ngữ. Ví dụ, mẹ có thể dùng bảng chữ cái nhựa, bộ đồ chơi hình ảnh động vật hoặc các chiếc thẻ từ vựng để bé học và nhớ từ.

  • Trò chơi phù hợp với ngôn ngữ: Chơi các trò chơi như “Ai là ai?”, “Tìm đồ vật” hoặc “Đặt tên” để khuyến khích bé nói và sử dụng từ ngữ. Ví dụ, hỏi bé “Đây là ai?” khi đang xem ảnh gia đình và khuyến khích bé nhận dạng và nói tên của mỗi người.

  • Bài hát và vần điệu: Lời bài hát và vần điệu giúp bé phát triển kỹ năng ngôn ngữ và phản xạ ngôn ngữ. Mẹ có thể chọn các bài hát phù hợp với lứa tuổi của con như “Bé yêu cây xanh”, “Con cò bé bé” hoặc “Con chim non” để bé học và hát theo.

  • Trò chơi nhắc lại: Cho bé nhắc lại một danh sách đơn giản các đồ vật hoặc từ ngữ mà mẹ nêu ra. Những điều nhắc lại là những đồ vật, sự vật, sự việc thân thuộc trong cuộc sống hàng ngày sẽ giúp bé luyện kỹ năng nhớ và nói.

Bé 2 tuổi học nói – Sử dụng hình ảnh minh họa

Cũng giống như trò chơi ngôn ngữ ở trên, khi mẹ dạy bé tập nói về một chủ thể hay đồ vật, hiện tượng nào đó hãy giới thiệu kèm hình ảnh minh họa cho bé. Mẹ có thể sử dụng ảnh in ra, hoặc đồ chơi có hình dạng phù hợp với từ ngữ đó. Đôi khi, mẹ có thể làm những hành động để mô tả lại lời nói.

Việc sử dụng hình ảnh không chỉ giúp con nhớ được từ ngữ mà còn giúp con phát triển về thị giác lẫn trí tuệ. Con có thể ghi nhớ những gì được chỉ và nhanh chóng học theo những từ ngữ đó. Khi gặp lại hình ảnh minh họa, con có thể tự tin gọi tên chúng.

Đặt ví dụ và mô tả

Với những từ ngữ mang tính trừu tượng và phức tạp thì con khó có thể hiểu được ngay. Nếu như nói với bé “tình cảm” “vui vẻ” “hạnh phúc”, con sẽ không thể biết được đó là gì. Lúc này, mẹ sẽ cần đến ví dụ và mô tả thông qua những từ ngữ đơn giản hơn để con hiểu dần dần. Ví dụ như mẹ có thể mô tả “vui vẻ” là lúc con cười, lúc con chào đón bố đi làm về, lúc con được ăn món ngon.

Có thể ban đầu, khi cho con học nói những từ ngữ phức tạp con sẽ không thể hiểu được ngay và không biết cách diễn đạt như thế nào. Do đó, điều này đòi hỏi mẹ phải kiên trì và tận dụng những hành động hằng ngày để mô tả lại cho con dễ hiểu, dễ tiếp thu.

Lắng nghe và phản hồi lại bé

Lắng nghe và phản hồi lại bé

Lắng nghe và phản hồi lại bé tưởng chừng như là một việc không mấy quan trọng nhưng thực sự rất cần thiết, nếu như mẹ muốn bé phát triển ngôn ngữ tốt. Khi con 2 tuổi chưa thể nói được câu hoàn chỉnh và thường nói những câu không có chủ đích. Con hay gọi “mẹ” nhưng không muốn gì cả.

Mẹ đừng vội thờ ơ và kệ cho bé nói một mình mà hãy phản hồi lại bé. Việc này sẽ giúp con thích thú hơn trong việc phát âm, con sẽ hạnh phúc hơn khi mỗi lần nói đều được người lớn quan tâm và trò chuyện cùng. Bên cạnh đó, việc lắng nghe và phản hồi lại con sẽ giúp con cảm nhận được tình yêu. Nhiều trường hợp, trẻ 2 tuổi bị mắc chứng tự kỷ cũng do một phần không có sự tương tác từ người lớn.

Cho con đi lớp mẫu giáo

Cho con đi lớp mẫu giáo

Lớp mẫu giáo cũng là một môi trường mà ở đó khả năng ngôn ngữ của con được phát triển vượt bậc. Có rất nhiều trường mầm non nhận trẻ ngay từ 18 tháng. Do đó, con 2 tuổi mẹ hoàn toàn có thể yên tâm gửi con đến trường.

Ở trường học, con có bạn bè và thầy cô sẽ giúp con được giao tiếp nhiều hơn, được học tập nhiều hơn và vui chơi nhiều hơn ở nhà. Trường học không chỉ giúp con tập nói nhanh mà còn giúp con phát triển mọi giác quan và trí tuệ một cách toàn diện.

Ngoài ra, có nhiều trường học áp dụng những phương pháp giảng dạy như Montessori, Steam, Steiner, Reggio Emilia,… Đây là những phương pháp giúp con có được những năm đầu đời ý nghĩa, phát triển mọi mặt.

Những điều cần tránh khi dạy bé 2 tuổi học nói

Những điều cần tránh khi dạy bé 2 tuổi học nói

Con 2 tuổi chậm nói là điều khiến gia đình nào cũng sẽ cảm thấy lo lắng, bồn chồn và chỉ muốn cải thiện nhanh chóng. Tuy nhiên, ba mẹ cũng đừng quá nóng vội trong việc dạy con tập nói vì đôi khi sẽ làm ả

FEATURED TOPIC