10 trò chơi dạy ngữ pháp tiếng Anh hiệu quả và hấp dẫn – “Say bye” với những giờ học ngữ pháp khô kh

Ngữ pháp là phần kiến thức cốt lõi của môn tiếng Anh, tuy nhiên việc truyền đạt các kiến thức này đến cho học sinh là không hề dễ dàng. Những phần lý thuyết khổng lồ và tương tác một chiều trên lớp học có thể gây nhàm chán cho học sinh, từ đó khiến các em khó tiếp thu bài giảng hiệu quả. Với 10 trò chơi dạy ngữ pháp tiếng Anh hấp dẫn và hiệu quả mà FLYER tổng hợp trong bài viết sau, thầy cô có thể biến những tiết học ngữ pháp “khô khan” thành một trải nghiệm học tiếng Anh vô cùng thú vị cho các em học sinh của mình.

1. 10 trò chơi dạy ngữ pháp tiếng Anh hiệu quả và hấp dẫn

Nếu thầy cô đang tìm một giải pháp khả thi để giúp gia tăng sự hứng thú của các em học sinh trong những tiết học tiếng Anh thì 10 trò chơi dạy ngữ pháp tiếng Anh sau đây sẽ là sự lựa chọn tốt. Các trò chơi này đều thú vị, dễ tổ chức và vô cùng hiệu quả để các em ôn lại những kiến thức đã được tiếp thu. Tuy nhiên thầy cô cũng cần lưu ý rằng đối với những kiến thức mới chưa được giảng dạy thì thầy cô không nên áp dụng với các trò chơi này vì việc đó sẽ gây ra sự khó khăn cho các em. Hãy cùng FLYER khám phá ngay sau đây:

1.1. Trò chơi “Snakes and Ladders”

“Snakes and Ladders” là một lựa chọn hàng đầu mà thầy cô có thể tham khảo để giúp học sinh ôn lại kiến thức của tiết học trước. Số lượng người chơi thích hợp trong trò chơi này là từ 4-8 người.

Chuẩn bị:

  • Bộ thẻ câu hỏi kèm đáp án, các câu hỏi được đánh số thứ tự tương ứng với số trên bảng trò chơi.
  • Bảng trò chơi bao gồm các ô vuông, phần lớn ô vuông chứa những chữ số khác nhau, riêng có hai ô trên bảng chứa hai biểu tượng khác, một là chiếc thang và một là con rắn. Số lượng bảng cần tương ứng với số người tham gia trò chơi.
  • Số lượng quân cờ tương ứng với số người chơi.
  • Hai viên xúc xắc.

Đối với bước này, thầy cô có thể tự mình chuẩn bị dụng cụ, hoặc mua trọn bộ dụng cụ đã được chuẩn bị sẵn tại đây: Mua bộ trò chơi “Snakes and Ladders”.

Luật chơi:

  • Chọn ra một học sinh đóng vai trọng tài và phát tấm thẻ câu hỏi cho học sinh này.
  • Yêu cầu các học sinh khác lần lượt tung xúc xắc. Xúc xắc rơi vào con số nào, trọng tài sẽ đọc câu hỏi có số thứ tự tương ứng trong bảng câu hỏi và yêu cầu bạn mình trả lời:
    • Đối với câu trả lời đúng, học sinh được di chuyển quân cờ đến ô có số tương ứng với số trên xúc xắc.
    • Đối với câu trả lời sai, học sinh bị mất lượt di chuyển.
  • Nếu học sinh tung xúc xắc và di chuyển quân cờ của mình đúng vào ô chứa đầu của chiếc thang trên bàn cờ, học sinh này sẽ có quyền di chuyển thẳng đến ô chứa điểm cuối của thang. Ngược lại, nếu học sinh tung xúc xắc vào điểm cuối của thang, học sinh sẽ phải di chuyển trở lại vị trí điểm đầu của thang.
  • Nếu học sinh tung xúc xắc vào ô chứa đầu con rắn trên bàn cờ thì phải quay trở lại vị trí ban đầu. Trái lại, nếu học sinh tung xúc xắc vào ô chứa đuôi con rắn trên bàn cờ thì sẽ bị mất lượt.
  • Học sinh nào đến vị trí kết thúc đầu tiên sẽ là người chiến thắng.

1.2. Trò chơi “Bingo”

Trò chơi “Bingo” thường dùng để thầy cô ôn lại từ vựng cho học sinh ở mỗi tiết học trên lớp. Một ưu điểm lớn của trò chơi này là không giới hạn số lượng người tham gia. Dù lớp học có quy mô lớn hay nhỏ, thầy cô đều có thể áp dụng được trò chơi này.

Chuẩn bị:

  • Thầy cô chuẩn bị một số từ vựng mà các em đã được học, không giới hạn số lượng từ.
  • Mỗi học sinh chuẩn bị một tờ giấy ghi chú.

Luật chơi:

  • Thầy cô ghi tất cả từ vựng đã chuẩn bị lên bảng lớn.
  • Mỗi học sinh chọn một số từ nhất định trong các từ được viết trên bảng và ghi vào giấy, số lượng tùy thuộc vào quy định của thầy cô.
  • Thầy cô đọc to các từ trên bảng không theo trật tự.
  • Học sinh dò theo và đánh dấu những từ mà thầy cô đọc có trong giấy của mình.
  • Học sinh nào có tất cả các từ được đánh dấu theo một hàng/ cột thẳng thì hô to “Bingo” và giành chiến thắng.

Trò chơi này rất phổ biến ở những nước bản xứ tiếng Anh thông qua tính đơn giản, dễ thực hiện của trò chơi. Đồng thời, trò chơi này cũng vô cùng hữu ích trong việc giúp các em học sinh ghi nhớ những từ vựng thầy cô đưa ra một cách hiệu quả.

1.3. Trò chơi “Jumping games”

“Jumping games” thường được thầy cô dùng để truyền tải các chủ điểm ngữ pháp quan trọng cho các em học sinh. Trò chơi này phù hợp với một nhóm lớn, khoảng 15-30 học sinh.

Chuẩn bị:

  • Không gian rộng rãi để tổ chức trò chơi.
  • Một số mẫu câu đúng và sai liên quan đến điểm ngữ pháp mà thầy cô muốn ôn tập cho học sinh.

Luật chơi:

  • Học sinh đứng thành một hàng ngang.
  • Thầy cô đọc lần lượt cho học sinh nghe các câu mà thầy cô đã chuẩn bị.
  • Học sinh cần nhớ lại kiến thức và cân nhắc xem các câu mà thầy cô vừa đọc là đúng hay sai:
    • Đối với câu đúng, học sinh nhảy lên phía trước.
    • Đối với câu sai, học sinh nhảy về phía sau.
    • Học sinh nào nhảy sai sẽ bị loại khỏi hàng.
  • Thầy cô tiếp tục thực hiện các thao tác trên cho đến khi tìm ra người chiến thắng.

Với tính chất đơn giản, dễ thực hiện, trò chơi “Jumping games” cho phép thầy cô và học sinh tổ chức được những tiết ôn tập vui vẻ, năng động nhưng lại vô cùng hiệu quả. Thông qua đó, học sinh có thể củng cố và ghi nhớ bài học tốt hơn.

1.4. Trò chơi “Simon says”

“Simon says” là một lựa chọn tốt cho thầy cô muốn giúp các em học sinh ôn tập các mẫu câu liên quan đến những điểm ngữ pháp đã được dạy. Trò chơi này thích hợp cho các nhóm học sinh từ 5 – 15 em.

Chuẩn bị: Số lượng mẫu câu nhất định liên quan đến điểm ngữ pháp đã dạy.

Luật chơi:

  • Thầy cô đóng vai một người tên là “Simon” và có nhiệm vụ dẫn dắt trò chơi.
  • Thầy cô hô to “Simon says” rồi nói một mẫu câu bất kỳ đã chuẩn bị trước, kèm theo đó là một hành động bất kỳ không liên quan đến câu mà thầy cô nói ra.
  • Học sinh lắng nghe và diễn tả lại bằng hành động những gì thầy cô nói, không được để hành động của thầy cô chi phối. Học sinh bắt chước theo hành động của thầy cô và diễn tả không chính xác câu nói sẽ bị loại.
  • Thầy cô lặp lại các bước trên cho đến khi tìm ra người chiến thắng.

1.5. Trò chơi “Facing game”

Trò chơi “Facing game” thường được tổ chức nhằm giúp học sinh ôn lại chủ điểm ngữ pháp đã được học ở tiết trước. Số lượng học sinh lý tưởng để tham gia trò chơi này là từ 20 – 40 em.

Chuẩn bị:

  • Một chủ đề ngữ pháp trọng tâm.
  • Không gian rộng rãi để tổ chức trò chơi.

Luật chơi:

  • Thầy cô đưa ra chủ đề ngữ pháp tiếng Anh trọng tâm sẽ được sử dụng xuyên suốt trò chơi.
  • Các học sinh ngồi thành vòng tròn đối mặt với nhau.
  • Mỗi học sinh lần lượt đưa ra một từ, cụm từ hoặc câu liên quan đến chủ đề ngữ pháp trọng tâm trong một khoảng thời gian nhất định.
  • Học sinh không đưa ra được câu trả lời trong thời gian quy định sẽ bị loại.
  • Trò chơi tiếp tục đến khi tìm được người chiến thắng.

Với luật chơi kể trên, bên cạnh việc giúp học sinh ôn lại kiến thức, trò chơi “Facing game” còn tạo cho các em khả năng phản xạ với tiếng Anh nhanh chóng.

1.6. Trò chơi “Secret words”

“Secret words” là một hoạt động thú vị giúp học sinh ôn tập từ vựng hiệu quả. Luật chơi của trò này tuy đơn giản, nhưng lại tạo được bầu không khí vô cùng sôi động sau những bài học từ vựng “khô khan”. Thầy cô có thể áp dụng trò chơi này với các lớp học từ 2 bạn học sinh trở lên.

Chuẩn bị: Các tấm thẻ chứa từ vựng mà thầy cô muốn ôn tập cho học sinh.

Luật chơi:

  • Thầy cô chia học sinh thành 2 đội, lần lượt giơ mặt sau (mặt không có từ vựng) của mỗi tấm thẻ và yêu cầu học sinh đoán từ vựng trên tấm thẻ đó.

Mỗi đội sẽ lần lượt đặt câu hỏi cho thầy cô để nhận được các gợi ý liên quan đến từ vựng.
Đội nào đoán ra được đúng từ trên tấm thẻ trước sẽ được một điểm.
Trò chơi tiếp tục cho đến khi các em đoán được hết tất cả tấm thẻ trò chơi, lúc này đội nào có được nhiều điểm hơn sẽ là đội chiến thắng.

Thông qua trò chơi này, học sinh sẽ ghi nhớ tốt hơn các từ vựng tiếng Anh. Ngoài ra, trong quá trình thu thập thông tin từ thầy cô để đoán từ vựng trên tấm thẻ, các em cũng được rèn luyện và trau dồi khả năng đặt câu hỏi, cũng như khả năng nghe hiểu câu trả lời bằng tiếng Anh một cách hiệu quả.

1.7. Trò chơi “Word Jumble Race”

“Word Jumble Race” thường được dùng để học sinh ôn lại những kiến thức đã học. Để trò chơi này diễn ra một cách thuận lợi cần có số lượng học sinh từ 2 trở lên.

Chuẩn bị:

  • Những tấm thẻ từ vựng, mỗi tấm chứa một từ đơn mà khi ghép lại sẽ tạo ra được một câu tiếng Anh hoàn chỉnh.
  • Vật dụng đựng thẻ từ vựng.

Luật chơi:

  • Thầy cô chia lớp thành các đội từ 2 – 4 học sinh và quy định một khoảng thời gian cụ thể để các em hoàn thành nhiệm vụ.
  • Mỗi đội có nhiệm vụ ghép các tấm thẻ từ vựng đơn lẻ thành những câu đúng ngữ pháp trong khoảng thời gian mà thầy cô quy định.
  • Khi thời gian kết thúc, đội nào ghép được nhiều câu chính xác hơn sẽ là đội chiến thắng.

Trò chơi “Word Jumble Race” giúp học sinh rèn luyện và cải thiện khả năng đặt câu tiếng Anh với nhiều cấu trúc khác nhau. Ngoài ra, trong quá trình tham gia trò chơi, các em còn được phát triển kỹ năng làm việc nhóm và tư duy sáng tạo mạnh mẽ.

1.8. Trò chơi “Hot Seat”

“Hot seat” là một trò chơi tập thể phổ biến trong các lớp học, yêu cầu số lượng người chơi từ 2 người trở lên. Trò chơi này có thể áp dụng với nhiều mục đích bài giảng khác nhau, nhưng phổ biến nhất là để thầy cô ôn lại bài cũ cho học sinh.

Chuẩn bị:

  • Các từ vựng hoặc cấu trúc câu mà thầy cô muốn ôn tập cho học sinh.
  • Một chiếc ghế.

Luật chơi:

  • Thầy cô chia lớp thành 3 – 4 đội, đặt một chiếc ghế ở trước lớp quay lưng về phía bảng.
  • Mỗi đội cử ra một thành viên lần lượt ngồi lên “ghế nóng”.
  • Thầy cô ghi một từ hoặc câu bất kỳ lên tấm bảng để cả lớp cùng thấy, ngoại trừ thành viên đang ngồi trên “ghế nóng”.
  • Các thành viên cùng đội với “thành viên ghế nóng” có nhiệm vụ mô tả từ/ câu trên bảng cho thành viên này đoán. Trong khi mô tả, học sinh không được nói, đánh vần hay ra ký hiệu quá gần với với từ/ câu cần đoán.
  • Kết thúc trò chơi, đội nào đoán chính xác được nhiều từ/ câu nhất sẽ là đội chiến thắng.

Trò chơi này giúp các em rèn luyện được tối đa khả năng diễn tả sự vật, sự việc bằng tiếng Anh. Thành viên ngồi “ghế nóng” cũng sẽ được trau dồi kỹ năng nghe hiểu tiếng Anh và khả năng tư duy của mình.

1.9. Trò chơi “Remembering pictures”

“Remembering pictures” là trò chơi ôn tập kiến thức, yêu cầu học sinh vận dụng khả năng tư duy lẫn các kiến thức tiếng Anh của mình để có thể giành chiến thắng. Trò chơi này không giới hạn số lượng học sinh tham gia, tuy nhiên, các em cần được phân chia theo nhóm thích hợp.

Chuẩn bị: Những bức tranh liên quan đến từ vựng hoặc cấu trúc ngữ pháp đã học. (Ví dụ: bộ ảnh có các đội đang chơi những môn thể thao khác nhau để gợi nhắc cho các em về những từ vựng liên quan đến chủ đề thể thao).

Luật chơi:

  • Thầy cô chia lớp thành 3 – 4 đội.
  • Thầy cô lần lượt trình bày cho các đội những bức tranh đã chuẩn bị trong khoảng 4 – 5 giây.
  • Từng thành viên trong mỗi đội sẽ chạy lên bảng để viết ra những từ vựng/ câu này. Lưu ý, mỗi thành viên chỉ được đưa ra một đáp án.
  • Đội nào có nhiều đáp án chính xác nhất và hoàn thành trong thời gian nhanh nhất sẽ là đội chiến thắng.

Trò chơi này sẽ gợi nhớ cho các em về những kiến thức đã được học một cách hiệu quả thông qua những hình ảnh minh họa sinh động.

1.10. Trò chơi “Word Masking”

Trò chơi cuối cùng mà FLYER muốn gợi ý đến thầy cô chính là “Word Masking”, được dùng để ôn lại bài cũ cho học sinh. Đây là một hoạt động “khởi động” lý tưởng cho hầu hết các tiết học mà thầy cô có thể tham khảo. Tương tự “Remembering pictures”, trò chơi này không giới hạn số lượng người tham gia; tuy nhiên, những người chơi cần được phân chia theo nhóm phù hợp.

Chuẩn bị: Một số đoạn văn bằng tiếng Anh liên quan đến những cấu trúc ngữ pháp đã dạy, các đoạn văn này sẽ bị che đi một số từ.

Luật chơi:

  • Thầy cô chia lớp thành 3 – 4 đội.
  • Thầy cô yêu cầu các đội đoán những từ bị che đi trong đoạn văn bằng cách cung cấp những gợi ý bằng tiếng Anh như các từ đồng nghĩa, trái nghĩa v.v.
  • Các đội giơ tay để giành quyền trả lời. Đội nào có nhiều đáp án chính xác nhất sẽ là đội chiến thắng.

“Word Masking” vừa giúp học sinh ôn lại những kiến thức đã học một cách hiệu quả, vừa thúc đẩy các em nhớ lại những kiến thức tiếng Anh khác có liên quan để từ gợi ý của thầy cô mà đoán được đáp án chính xác. Bên cạnh đó, với trò chơi này, các em không chỉ được trau dồi từ vựng đơn lẻ mà còn được làm quen với những đoạn văn tiếng Anh hiệu quả.

Xem thêm: Gợi ý 10+ trò chơi dạy tiếng Anh giúp khuấy động không khí lớp học tốt nhất

2. Ứng dụng trò chơi công nghệ vào dạy ngữ pháp tiếng Anh

Với thời đại công nghệ trong giáo dục (EdTech) phát triển mạnh mẽ như hiện nay, vô số trò chơi công nghệ đã được ra đời nhằm hỗ trợ thầy cô và học sinh trong quá trình dạy – học hiệu quả. Để tối ưu hóa các tiết học ngữ pháp, thầy cô có thể tìm hiểu và ứng dụng những trò chơi công nghệ song song với các trò chơi truyền thống nêu trên, sao cho phù hợp nhất với đặc điểm lớp học của mình.

Ưu điểm của việc ứng dụng trò chơi công nghệ trong việc dạy ngữ pháp tiếng Anh chính là, so với những trò chơi truyền thống, các trò chơi công nghệ có thể giúp thầy cô tiết kiệm thời gian và công sức hơn khi không phải chuẩn bị quá nhiều tài liệu, dụng cụ. Ngoài ra, phần lớn học sinh cũng đặc biệt yêu thích các trò chơi mô phỏng game với những tính năng như thi đua, nâng cấp nhân vật, mua vật phẩm,… cùng đồ họa sinh động và cốt truyện hấp dẫn. Những trò chơi công nghệ với các đặc điểm trên có thể giúp các em tiếp thu và luyện tập ngữ pháp hiệu quả.

Để “thổi làn gió mới” cho các tiết dạy tiếng Anh của mình, thầy cô có thể tham khảo Phòng thi ảo FLYER, nền tảng học và luyện thi chứng chỉ tiếng Anh ứng dụng phương pháp Gamification. Với “kho” tài liệu học tiếng Anh phong phú, trải dài theo các cấp độ cùng hàng nghìn bộ đề thi thử tích hợp các tính năng game hấp dẫn, được cập nhật thường xuyên, FLYER sẽ thuận tiện hóa quá trình giảng dạy của thầy cô, đồng thời khơi gợi hứng thú học tiếng Anh ở học sinh và giúp các em tiếp thu kiến thức hiệu quả hơn.

3. Một số lưu ý khi dạy ngữ pháp tiếng Anh cho trẻ qua trò chơi

Có thể thấy, việc ứng dụng trò chơi trong các tiết học tiếng Anh mang đến vô vàn lợi ích cho cả thầy cô lẫn học sinh. Tuy nhiên, để phương pháp này đạt được hiệu quả mong muốn, thầy cô nên lưu ý một vài điểm sau:

  • Phổ biến luật chơi rõ ràng: Thầy cô nên phổ biến luật chơi rõ ràng, cụ thể trước khi chơi và đảm bảo tất cả học sinh đều nắm chắc luật chơi, tránh việc trò chơi bị gián đoạn gây mất thời gian và làm giảm hiệu quả của tiết học.
  • Bám sát kiến thức đã hoặc sắp dạy: Dù lựa chọn trò chơi nào, điều quan trọng là thầy cô cần bám sát mục tiêu bài giảng và nội dung kiến thức cần truyền đạt. Điều này sẽ giúp hiệu quả của trò chơi đạt được mức tối đa.
  • Nếu có thể, trước khi bắt đầu trò chơi, thầy cô hãy đưa ra những phần quà nhỏ dành cho người chiến thắng để khích lệ tinh thần của học sinh.
  • Chú ý thời lượng của trò chơi: Mỗi tiết học trên lớp thường khá ngắn (khoảng 45 phút). Do đó, thầy cô nên chú ý căn chỉnh thời gian của trò chơi sao cho hợp lý, tránh việc trò chơi chiếm mất khoảng thời gian dạy các kiến thức mới.

4. Tổng kết

Trên đây là 10 trò chơi dạy ngữ pháp tiếng Anh hiệu quả để thầy cô có thể biến những tiết học ngữ pháp trở nên sinh động và lôi cuốn với các em học sinh. Những trò chơi này không những dễ thực hiện mà thông qua đó, các em còn có thể ôn lại các kiến thức đã học một cách hiệu quả. Bên cạnh những trò chơi truyền thống, thầy cô cũng có thể thử áp dụng các trò chơi dạy tiếng Anh công nghệ tại FLYER để nâng cao chất lượng và sự thú vị cho tiết học.

FEATURED TOPIC