SỰ KẾT HỢP ĐA DẠNG CÁC PHƯƠNG PHÁP TRONG GIẢNG DẠY

Dạy học bằng sự đa dạng các phương pháp

Dạy học bằng sự đa dạng các phương pháp là việc sử dụng một cách hợp lý nhiều phương pháp, phương tiện dạy học, hình thức tổ chức dạy học khác nhau trong một giờ học, một buổi dạy học hay trong suất quá trình thực hiện môn học, để đạt được hiệu quả cao. Chúng ta có thể tóm tắt những điểm sau đây:

Sử dụng đa dạng các phương pháp dạy học

  • Dẫn luận, diễn giải, thuyết trình, minh họa, quan sát, nghiên cứu & luyện tập.

Sử dụng đa dạng các phương tiện dạy học

  • Kết hợp luân phiên các phương pháp hiện đại như giáo án điện tử, lời nói của giảng viên, mô hình thí nghiệm, hình ảnh, âm thanh trong việc trình bày nội dung của bài giảng.

  • Sử dụng phương tiện dạy học một cách tối ưu, lựa chọn những phương tiện thích hợp dạy học cho phù hợp với từng đối tượng học. Cần cân nhắc lựa chọn cẩn thận, không nên tập trung quá nhiều hay quá lạm dụng các phương tiện hiện đại vào bài giảng để tránh làm giờ học kém hiệu quả.

Sử dụng phối hợp nhiều hình thức tổ chức dạy học

  • Vừa học bài mới- ôn tập bài cũ, minh họa các ví dụ mang tính thực tiễn, chỉ cho sinh viên, học viên cách học từng môn học, thảo luận, đi thực tế tham quan, viết bài thu hoạch.

  • Thúc đẩy tính tự nghiên cứu của sinh viên, học viên bằng việc gợi ý cho họ đọc sách và tóm tắt nội dung, sau đó giảng viên mô phỏng lại bài mà sinh viên đã đọc để kiểm tra kết quả. Hình thức này tạo cơ hội thảo luận và đạt hiệu quả cao khi áp dụng học nhóm.

Sử dụng phương pháp dạy học thích hợp với từng hoàn cảnh cụ thể

  • Lựa chọn phương pháp dạy học phù hợp với từng hoàn cảnh, đối tượng, mục đích của môn học, nội dung dạy học, đặc điểm lứa tuổi và trình độ của người học, điều kiện cơ sở vật chất, thời gian cho phép, trình độ và năng lực của giảng viên, ưu điểm và hạn chế của mỗi phương pháp.

Tác dụng của dạy học bằng sự đa dạng các phương pháp

  • Tận dụng mỗi phương pháp dạy học thích hợp với từng hoàn cảnh cụ thể để phát huy tác dụng cao nhất và giúp sinh viên, học viên tiếp thu bài một cách thuận lợi và hứng thú.

  • Thay đổi phương pháp dạy học để thay đổi cách thức hoạt động tư duy của sinh viên, học viên, và giúp họ tiếp thu bài tốt hơn.

  • Tạo điều kiện thích ứng cao nhất giữa các phương pháp dạy của giảng viên với phương pháp học của sinh viên và học viên, tạo sự tương tác tốt giữa thầy và trò.

  • Tránh sự đơn điệu, nhàm chán của tiết học và tạo cơ hội cho sinh viên và học viên hứng thú và có nhiều cơ hội tiếp thu bài học tốt hơn.

Kết luận

Để triển khai đề tài này một cách hiệu quả, giảng viên cần tự học hỏi và trau dồi kiến thức chuyên môn và các phương pháp dạy mới, lấy sinh viên làm trung tâm của quá trình giảng dạy. Các trường cần đầu tư vào trang thiết bị dạy học, tạo quỹ thời gian và kinh phí để bồi dưỡng giảng viên, đảm bảo có đủ phương tiện để nghiên cứu và đổi mới phương pháp giảng dạy.

FEATURED TOPIC