20 câu Trắc nghiệm Tin học 10 Bài 26 (Kết nối tri thức 2024) có đáp án: Hàm trong Python

Tailieumoi.vn giới thiệu Trắc nghiệm Tin học lớp 10 Bài 26: Hàm trong Python sách Kết nối tri thức. Bài viết này sẽ mang đến cho bạn 20 câu hỏi trắc nghiệm với đầy đủ các mức độ và hướng dẫn chi tiết, giúp bạn ôn luyện kiến thức và rèn luyện kỹ năng làm bài trắc nghiệm Tin học 10.

Phần 1. Trắc nghiệm Tin học 10 Bài 26: Hàm trong Python

Câu 1. Kết quả của chương trình sau là:

def Kieu(Number):
    return type(Number)
print(Kieu (5.0))

A. 5.
B. float.
C. Chương trình bị lỗi.
D. int.

Câu 2. Hàm sau có chức năng gì?

def sum(a, b):
    print("sum = " + str(a + b))

A. Trả về tổng của hai số a và b được truyền vào.
B. Trả về hai giá trị a và b.
C. Tính tổng hai số a và b.
D. Tính tổng hai số a và b và hiển thị ra màn hình.

Câu 3. Điền vào (…) để tìm ra số lớn nhất trong 3 số nhập vào:

def find_max(a, b, c):
    max = a
    if (...): max = b
    if (...): max = c
    return max

A. max < b, max < c.
B. max <= b, max < c.
C. max < b, max <= c.
D. max <= b, max <= c.

Câu 4. Chương trình sau ra kết quả bao nhiêu?

def get_sum(num):
    tmp = 0
    for i in num:
        tmp += i
    return tmp
result = get_sum(1, 2, 3, 4, 5)
print(result)

A. 12.
B. 13.
C. 14.
D. 15.

Câu 5. Chương trình sau bị lỗi ở dòng lệnh thứ bao nhiêu?

a = "Hello Guy!"
def say(i):
    return a + i
say(3)
print(a)

A. 4.
B. 2.
C. 3.
D. Không có dòng lệnh bị lỗi.

Câu 11. Chương trình sau bị lỗi ở dòng lệnh thứ bao nhiêu?

def add(a, b):
    x = a + b
    return(x)
add(1, 2)
add(5, 6)

A. 2.
B. 3.
C. 1.
D. Không bị lỗi.

Câu 12. Chương trình sau bị lỗi ở dòng lệnh thứ bao nhiêu?

def add(a, b)
    sum = a + b
    return sum
x = int(input("Nhập số thứ nhất:"))
y = int(input("Nhập số thứ hai:"))
tong = add(x, y)
print("Tổng là: " + str(tong))

A. 1.
B. 2.
C. 3.
D. 4.

Câu 13. Kết quả của chương trình sau:

def my_function(x):
    return 3 * x
print(my_function(3))
print(my_function(5))
print(my_function(9))

A. 3, 5, 9.
B. 9, 15, 27.
C. 9, 5, 27.
D. Chương trình bị lỗi.

Câu 14. Chương trình sau hiển thị kết quả như thế nào?

def ham():
    print(country)
ham("Sweden")
ham("India")
ham("Brazil")

A. Sweden, India, Brazil.
B. Sweden, Brazil, India.
C. Sweden, Brazil.
D. Chương trình bị lỗi.

Câu 15. Hoàn thành chương trình tính tổng một mảng sau:

n = ...(input())
lst = []
for i in range(n):
    lst.append(int(input()))
answer = (...)
for v in lst:
    answer *= v
print(answer)

A. float, 1.
B. int, 0.
C. int, 1.
D. float, 0.

Phần 2. Lý thuyết Tin học 10 Bài 26: Hàm trong Python

  1. Một số hàm thiết kế sẵn của Python
  • Python cung cấp nhiều hàm thực hiện nhiều công việc khác nhau, cho phép bạn sử dụng linh hoạt khi viết chương trình bằng cách gọi các hàm tương ứng.

Bảng 1: Một số lệnh trong Python

  • abs()
  • len()
  • range()
  • bool()
  • float()
  • list()
  • round()
  • chr()
  • input()
  • ord()
  • str()
  • divmod()
  • int()
  • print()
  • type()

Ví dụ:

  • Lệnh print(“Học mãi”) in xâu kí tự “Học mãi” ra màn hình.
  • Lệnh int(“52”) chuyển xâu “52” thành số nguyên 52.
  • Lệnh type(y) trả lại kiểu dữ liệu của biến y.
  1. Thiết lập các hàm tự định nghĩa
  • Hàm trong Python được định nghĩa bằng từ khóa def, theo sau là tên hàm (tuân theo quy tắc đặt tên định danh).
  • Hàm có thể có hoặc không có tham số. Khối lệnh mô tả hàm được viết sau dấu “:”, và được viết lùi vào. Hàm có thể có hoặc không có giá trị trả về sau từ khóa return.

Cú pháp thiết lập hàm có giá trị trả lại:

def ():
    
    return 

Cú pháp thiết lập hàm không có giá trị trả lại:

def ():
    
    return

Thực hành: Thiết lập hàm trong Python

Nhiệm vụ 1: Viết hàm yêu cầu nhập họ tên, rồi đưa lời chào ra màn hình.

Hướng dẫn:
Chương trình có thể như sau:

def greetings():
    name = input("Nhập họ tên của bạn: ")
    print("Xin chào, " + name + "!")

greetings()

Nhiệm vụ 2: Viết hàm prime(n) với tham số là số tự nhiên n. Hàm trả về True nếu n là số nguyên tố, và trả về False nếu không phải.

Hướng dẫn:
Để thiết lập hàm prime(), chúng ta cần đếm số ước thực sự của n (từ 1 đến n – 1). Biến count được sử dụng để đếm số lượng ước thực sự của n. Khi đó n sẽ là số nguyên tố khi và chỉ khi count = 1.

FEATURED TOPIC