Bộ câu hỏi trắc nghiệm An toàn giao thông cho học sinh Tiểu học Đề trắc nghiệm an toàn giao thô

Giới thiệu

Bộ câu hỏi trắc nghiệm An toàn giao thông cho học sinh Tiểu học giúp các em nắm vững kiến thức về An toàn giao thông, Luật giao thông đường bộ để nhanh chóng trả lời các câu hỏi cuộc thi An toàn giao thông năm 2023.

Với câu hỏi trắc nghiệm và đáp án kèm theo, các em sẽ hiểu rõ hơn để nâng cao ý thức chấp hành Luật giao thông đường bộ, nhằm bảo vệ an toàn cho bản thân và những người xung quanh. Hãy cùng theo dõi bài viết dưới đây để có thêm nhiều kiến thức về An toàn giao thông.

Câu hỏi giao lưu tìm hiểu an toàn giao thông lớp 3

Câu 1

Theo em, để đảm bảo an toàn khi đi bộ em cần chú ý điều gì?
A. Cùng các bạn đi dàn hàng ngang trên đường để người lái xe dễ quan sát thấy.
B. Đi bộ trên hè phố, lề đường hoặc sát mép đường phía bên phải và luôn chú ý quan sát các phương tiện giao thông.
C. Đi bộ dưới lòng đường hoặc sát mép đường phía bên phải và luôn chú ý quan sát các phương tiện giao thông.

Câu 2

Hành vi đi bộ qua đường nào sau đây là không an toàn?
A. Chú ý quan sát khi đi qua đường tại nơi không có cầu vượt, hầm và vạch kẻ đường dành cho người đi bộ.
B. Đi bộ cùng người lớn qua đường.
C. Trèo qua dải phân cách để qua đường nhanh hơn.

Câu 3

Em có thể đi bộ qua đường khi tín hiệu đèn giao thông dành cho người đi bộ chuyển sang màu đỏ không?
A. Không được phép.
B. Chỉ được phép khi đường vắng người, có ít xe tham gia giao thông.
C. Được phép.

Câu 4

Khi đi bộ qua đường tại nơi đường giao nhau không có tín hiệu đèn, em cần phải làm gì để đảm bảo an toàn?
A. Dừng lại trên hè phố, lề đường hoặc sát mép đường, quan sát bên trái, bên phải và bên trái một lần nữa cho đến khi chắc chắn không có chiếc xe nào đang đến gần, sau đó chạy thật nhanh qua đường.
B. Dừng lại trên hè phố, lề đường hoặc sát mép đường, quan sát bên trái, bên phải và bên trái một lần nữa cho đến khi chắc chắn không có xe nào đang đến gần, sau đó đi qua đường, phải tập trung quan sát an toàn và giơ cao tay để người điều khiển phương tiện khác nhận biết.
C. Cả hai phương án trên đều đúng.

Câu 5

Để đảm bảo an toàn khi vui chơi, em nên chơi đùa ở đâu?
A. Trên hè phố hoặc gần đường sắt.
B. Khu vui chơi dành cho trẻ em.
C. Bất cứ nơi nào có bóng mát.

Câu 6

Theo em, chơi đùa trên vỉa hè có an toàn không?
A. An toàn, vì trên vỉa hè không có phương tiện giao thông qua lại.
B. Chỉ những nơi có vỉa hè rộng mới an toàn.
C. Không an toàn, vì em có thể va vào người đi bộ, cây cối hoặc mải chơi chạy xuống lòng đường rất dễ xảy ra tai nạn.

Câu 7

Theo em khi ngồi sau xe đạp có nên đội mũ bảo hiểm không?
A. Khi ngồi sau xe đạp cũng nên đội mũ bảo hiểm để đảm bảo an toàn.
B. Không cần, vì xe đạp đi với tốc độ chậm.
C. Chỉ đội khi trời nắng.

Câu 8

Em nên lựa chọn mũ bảo hiểm như thế nào để có thể bảo vệ phần đầu của mình?
A. Mũ bảo hiểm đảm bảo chất lượng và vừa với cỡ đầu của mình.
B. Mũ bảo hiểm người lớn và đảm bảo chất lượng.
C. Mũ bảo hiểm nào cũng được, miễn là vừa với cỡ đầu của mình.

Câu 9

Theo em, khi ngồi trên xe máy, em ngồi phía trước người lái xe thì có an toàn không?
A. Có an toàn.
B. Không an toàn.
C. Có an toàn nếu xe có chỗ để chân rộng.

Câu 10

Các em có thể đứng lên phía sau người điều khiển xe máy, xe đạp khi nào?
A. Khi xe đi chậm.
B. Khi đường vắng người.
C. Không được đứng lên phía sau người lái xe vì sẽ ảnh hưởng đến thao tác điều khiển xe và dễ bị ngã xuống đường khi phanh gấp.

Bộ câu hỏi trắc nghiệm An toàn giao thông cho học sinh Tiểu học

Câu 1

Khi tham gia giao thông, trường hợp nào dưới đây là không an toàn, gây nguy hiểm?
A. Đi qua đường cùng người lớn.
B. Không đội mũ bảo hiểm khi ngồi trên xe mô tô, xe máy.
C. Đi xe đạp chở 1 người ngồi sau.

Câu 2

Khi đi qua chỗ đường giao nhau, có tín hiệu đèn, em cần chú ý điều gì?
A. Quan sát kỹ tín hiệu đèn giao thông, khi đèn xanh bật mới được đi.
B. Nhờ người lớn dẫn qua đường.
C. Không chú ý tín hiệu đèn mà đi sát lề đường bên phải.

Câu 3

Em cùng các bạn đi học về thấy một số bạn chơi đùa trên đường, em sẽ làm gì?
A. Nhắc các bạn không chơi đùa trên đường vì không an toàn.
B. Vui chơi cùng các bạn.
C. Vẫn đi bình thường như không có việc gì xảy ra.

Câu 4

Em và bạn em muốn qua đường nhưng quãng đường ấy có nhiều xe cộ đi lại, em sẽ làm thế nào để qua đường an toàn?
A. Đứng chờ lúc nào vắng xe sẽ chạy nhanh qua.
B. Nắm tay cùng nhau cùng xin đường để qua.
C. Nhờ người lớn dắt qua.

Câu 5

Em được người lớn đèo bằng xe máy đi trên đường, em phải ngồi thế nào cho an toàn?
A. Đội mũ bảo hiểm và ngồi trước người lớn.
B. Đội mũ bảo hiểm, ngồi sau người lớn và bám chắc vào người lớn.
C. Đội mũ bảo hiểm và ngồi sau người lớn.

Câu 6

Các hành động nào dưới đây khi tham gia giao thông là đúng?
A. Ngồi trên xe ô tô nghiêm túc không mở cửa thò đầu hoặc tay, chân ra ngoài.
B. Ngồi sau xe máy dang hai tay, chân khi xe chạy trên đường.
C. Bám vào sau xe ô tô khi xe đang chạy.

Câu 7

Hệ thống giao thông đường bộ ở nước ta gồm mấy loại đường?
A. 3 loại đường (Đường quốc lộ, đường tỉnh, đường đô thị)
B. 4 loại đường (Đường quốc lộ, đường tỉnh, đường đô thị, đường huyện)
C. 5 loại đường (Đường quốc lộ, đường tỉnh, đường đô thị, đường huyện, đường làng xã)

Câu 8

Đi bộ trên quốc lộ phải đi như thế nào?
A. Đi sát lề đường, không chơi đùa, ngồi dưới lòng đường.
B. Chỉ qua đường khi đoạn đường không có xe cộ qua lại.
C. Cả hai ý trên đều đúng.

Câu 9

Đi bộ trên quốc lộ phải đi như thế nào?
A. Đi sát lề đường, không chơi đùa, ngồi dưới lòng đường.
B. Chỉ qua đường khi đoạn đường không có xe cộ qua lại.
C. Cả hai ý trên đều đúng.

Câu 10

Theo em, khi ngồi trên xe máy, em ngồi phía trước người lái xe thì có an toàn không?
A. Có an toàn
B. Không an toàn
C. Có an toàn nếu xe có chỗ để chân rộng

Câu 11

Các em có thể đứng lên phía sau người điều khiển xe máy, xe đạp khi nào?
A. Khi xe đi chậm
B. Khi đường vắng người
C. Không được đứng lên phía sau người lái xe vì sẽ ảnh hưởng đến thao tác điều khiển xe và dễ bị ngã xuống đường khi phanh gấp

Kết luận

Hi vọng bộ câu hỏi trắc nghiệm An toàn giao thông cho học sinh Tiểu học sẽ giúp các em nắm vững kiến thức về giao thông và thực hành an toàn khi tham gia giao thông vào cuộc sống hàng ngày. Đảm bảo an toàn cho bản thân và những người xung quanh luôn là trách nhiệm của mỗi người.

FEATURED TOPIC