Cách từ chối lời mời làm việc khéo léo dành cho ứng viên

Bạn nhận được một lời đề nghị việc làm nhưng sau khi tìm hiểu về môi trường, vị trí công việc thì bạn quyết định từ chối. Vậy làm sao để từ chối nhà tuyển dụng một cách chuyên nghiệp và khéo léo? Hãy tham khảo ngay bí quyết và các mẫu thư từ chối lời mời làm việc trong bài viết dưới đây.

Các lý do từ chối lời mời làm việc lịch sự, chuyên nghiệp

Lý do từ chối lời mời làm việc thường được sử dụng nhất là công việc đó không phù hợp với mục tiêu nghề nghiệp của bạn. Bên cạnh đó, bạn cũng có thể lựa chọn các lý do như môi trường không phù hợp, mức lương không đúng với kỳ vọng của bản thân hoặc bạn đã nhận offer công việc khác.

Đây là những lý do từ chối được đánh giá là lịch sự và chuyên nghiệp trong mắt nhà tuyển dụng. Yếu tố quan trọng giúp lời từ chối công việc của bạn chuyên nghiệp là lựa chọn lý do trung thực, lịch sự và ngắn gọn.

Làm sao để chối lời mời làm việc một cách khéo léo
Hình ảnh minh họa

Cách từ chối lời mời làm việc để lại ấn tượng tốt

Bạn có thể từ chối lời mời làm việc vì nhiều lý do cá nhân khác nhau. Tuy nhiên, dù với lý do gì thì cũng có một số quy tắc chung mà bạn nên áp dụng. Dưới đây là các cách từ chối lời mời làm việc:

Hãy chắc chắn trước khi từ chối

Hãy suy nghĩ chắc chắn trước khi gửi thư từ chối công việc, bởi điều này có nghĩa là bạn sẽ không có cơ hội lần hai. Trường hợp bạn đổi ý sau khi gửi thư từ chối sẽ khiến bạn mất điểm trong mắt nhà tuyển dụng, thậm chí là vị trí công việc đó. Vì vậy, hãy suy nghĩ chắc chắn trước khi bạn gửi thư từ chối lời mời làm việc.

Hãy chắc chắn trước khi bạn gửi thư từ chối lời mời làm việc
Hình ảnh minh họa

Phản hồi càng sớm càng tốt

Sau khi suy nghĩ kỹ lưỡng và quyết định từ chối, bạn hãy phản hồi nhanh chóng. Việc gửi thư từ chối sớm sẽ giúp nhà tuyển dụng tiết kiệm thời gian và đi tìm các ứng viên tiềm năng khác. Điều này cũng giúp bạn ghi điểm trong mắt nhà tuyển dụng vì cách làm việc chuyên nghiệp.

Gửi thư từ chối lời mời làm việc nhanh chóng là cách làm việc chuyên nghiệp
Hình ảnh minh họa

Sử dụng email, điện thoại

Hiện nay, phần lớn các ứng viên sẽ lựa chọn gửi email để phản hồi từ chối lời mời làm việc. Tuy nhiên, nếu bạn nhận được lời mời trực tiếp từ nhà tuyển dụng, hãy kết hợp thêm gọi điện phản hồi bên cạnh gửi email.

Tóm lại, hãy dựa vào phương thức liên lạc mà nhà tuyển dụng đã sử dụng để phản hồi lại sự từ chối. Điều này sẽ giúp bạn tạo ấn tượng tốt hơn với nhà tuyển dụng, bên cạnh đó sẽ giúp bạn giữ được những cơ hội việc làm tiềm năng tại doanh nghiệp nếu bạn có nhu cầu trong tương lai.

Lời cảm ơn nhà tuyển dụng

Khi viết thư từ chối công việc, hãy bày tỏ sự biết ơn đến nhà tuyển dụng vì đã lựa chọn bạn cho vị trí công việc. Nếu bạn nhận được lời mời sau phỏng vấn, hãy gửi lời cảm ơn đến nhà tuyển dụng vì đã dành thời gian và công sức cho buổi phỏng vấn đó.

Xem thêm: Hướng dẫn cách từ chối thư mời phỏng vấn chuyên nghiệp

Nêu lý do từ chối

Khi viết thư, bạn không cần nêu rõ ràng về lý do bạn từ chối công việc, bởi đây sẽ là nội dung mà nhà tuyển dụng quan tâm nhất. Bạn có thể sử dụng các lý do như công việc không phù hợp với mục tiêu nghề nghiệp, nhận lời với công việc khác,…

Hãy nêu lý do từ chối lời mời làm việc ngắn gọn, chân thật
Hình ảnh minh họa

Tránh lan man, lạc đề

Khi gửi thư từ chối, nhiều bạn sẽ cảm thấy tội lỗi và trình bày dài dòng bằng cách khen ngợi công ty hoặc nhà tuyển dụng. Điều này là không cần thiết, bạn hãy đi thẳng vào vấn đề và trình bày những thông tin quan trọng một cách ngắn gọn, súc tích.

Đề nghị giữ liên lạc

Hãy áp dụng điều này khi bạn có thiện cảm với người phỏng vấn hoặc người bạn gặp trong quá trình phỏng vấn. Một email từ chối viết tốt hoàn toàn có thể giúp bạn xây dựng các mối quan hệ công việc.

Nếu bạn vẫn đang trên hành trình tìm kiếm công việc phù hợp, hãy truy cập vào TopCV để tiếp cận hơn 40000+ việc làm chất lượng cao, đãi ngộ hấp dẫn từ hàng nghìn doanh nghiệp uy tín. Ứng tuyển nhanh chóng trên TopCV chỉ với 1 click chuột!

Tìm việc ngay

Thư từ chối lời mời làm việc khéo léo có thể giúp bạn xây dựng mối quan hệ
Hình ảnh minh họa

5 mẫu email từ chối công việc thông dụng nhất

Dưới đây là 5 mẫu lý do từ chối lời mời làm việc phổ biến nhất mà bạn có thể tham khảo:

Email từ chối lời mời làm việc vì công việc không phù hợp

Nếu bạn ưng ý công ty nhưng vị trí công việc không cho bạn cơ hội phát huy thế mạnh và phát triển lâu dài, hãy viết điều này trong thư. Đồng thời đề cập đến kỹ năng, vị trí công việc mà bạn phù hợp.

Ví dụ: Khi nhận được thư mời làm việc tại văn phòng của công ty năng lượng, bạn hãy trình bày bạn quan tâm đến các vị trí như kỹ thuật viên, kỹ sư hơn.

Kính gửi: Anh/Chị …, (Sử dụng tên công ty nếu bạn không biết tên riêng)

Cảm ơn Anh/Chị đã đề nghị cho tôi vị trí … tại công ty. Tôi rất cảm kích khi Anh/Chị đã dành thời gian xem xét CV của tôi và gửi lời mời làm việc.

Tuy nhiên sau khi cân nhắc kỹ lưỡng, tôi xin phép từ chối vị trí … vì nó không phù hợp với mục tiêu nghề nghiệp của tôi.

Hiện nay tôi đang tìm kiếm vị trí cho phép tôi sử dụng kiến thức, kỹ năng về … (chuyên môn của bạn), mục tiêu nghề nghiệp của tôi là trở thành một kỹ thuật viên, kỹ sư trong lĩnh vực này. Tôi rất cảm kích nếu Anh/Chị cân nhắc tôi khi có nhu cầu tuyển dụng vị trí này trong tương lai.

Cảm ơn Anh/Chị một lần nữa vì đã quan tâm và đề nghị công việc này.

Trân trọng,

(Tên bạn)

Xem thêm: Cách viết email từ chối nhận việc tránh làm mất lòng nhà tuyển dụng nhất

Email từ chối công việc khi đã đồng ý công việc khác

Nếu bạn đã quyết định nhận việc, hãy gửi thư từ chối những lời đề nghị công việc khác. Hãy thể hiện rằng bạn đánh giá cao lời đề nghị và cảm ơn nhà tuyển dụng vì đã dành thời gian và cơ hội cho bạn.

Kính gửi: Anh/Chị …,

Cảm ơn Anh/Chị đã đề nghị cho tôi vị trí … tại công ty. Tôi rất cảm kích khi Anh/Chị đã dành thời gian xem xét CV của tôi và gửi lời mời làm việc.

Đây là một vị trí công việc tốt nhưng tôi xin phép từ chối vì tôi đã đồng ý thỏa thuận tại một công ty khác.

Một lần nữa, cảm ơn Anh/Chị đã đề nghị công việc và dành thời gian hỗ trợ tôi. Hy vọng chúng ta sẽ có cơ hội hợp tác trong tương lai.

Trân trọng,

(Tên bạn)

Email từ chối công việc vì môi trường không phù hợp

Nếu bạn cảm thấy không phù hợp với môi trường làm việc, nhân sự hoặc văn hóa công ty, hãy từ chối lời đề nghị công việc. Tuy nhiên, bạn không nên kể chi tiết lý do từ chối, hãy sử dụng lý do chung là môi trường không phù hợp. Hãy tránh chỉ trích hay phản đối gay gắt gây mất lòng nhà tuyển dụng, điều này có thể gây ảnh hưởng trong tương lai.

Môi trường làm việc là lý do từ chối lời mời làm việc lịch sự
Hình ảnh minh họa

Sau đây là mẫu thư từ chối lời mời làm việc khi môi trường không phù hợp mà bạn có thể tham khảo:

Kính gửi: Anh/Chị …, (Sử dụng tên công ty nếu bạn không biết tên riêng)

Lời đầu tiên, tôi xin cảm ơn vì Anh/Chị đã dành thời gian phỏng vấn tôi vào cuối tuần trước, đây là cơ hội tốt để gặp gỡ và tìm hiểu về công ty. Tôi rất cảm kích vì lời đề nghị làm việc tại công ty … (Tên công ty).

Đây là công việc tốt nhưng tôi quyết định từ chối vì đây không phải thời điểm tốt để rời khỏi vị trí công việc hiện tại của mình.

Cảm ơn Anh/Chị một lần nữa vì lời đề nghị công việc này. Cảm ơn Anh/Chị đã dành thời gian và chúc Anh/Chị sớm tìm được những ứng viên tiềm năng cho vị trí này.

Trân trọng,

(Tên bạn)

Email từ chối công việc để tiếp tục công việc hiện tại

Nếu bạn nhận được đãi ngộ tốt và hài lòng với công việc hiện tại thì bạn có thể từ chối lời đề nghị công việc mới. Hãy bày tỏ rằng bạn rất cảm kích với lời đề nghị và cảm ơn nhà tuyển dụng.

Kính gửi: Anh/Chị …,

Lời đầu tiên, tôi xin gửi lời cảm ơn chân thành vì lời đề nghị vị trí … tại công ty. Tôi rất cảm kích khi Anh/Chị đã dành thời gian xem xét CV của tôi và gửi lời mời làm việc.

Đây là một vị trí công việc tốt nhưng tôi xin phép từ chối để tiếp tục gắn bó với công việc hiện tại.

Cảm ơn Anh/Chị một lần nữa vì lời đề nghị công việc này. Cảm ơn Anh/Chị đã dành thời gian và chúc Anh/Chị sớm tìm được những ứng viên tiềm năng cho vị trí này.

Trân trọng,

(Tên bạn)

Email từ chối lời mời làm việc khi mức lương thấp

Nếu bạn hài lòng về vị trí công việc nhưng mức lương công ty đưa ra không đủ để bạn chi trả cuộc sống, bạn hoàn toàn có thể từ chối công việc đó. Việc thỏa thuận lương thường diễn ra trong quá trình tuyển dụng, khi bạn không thể đạt được mức lương ưng ý thì bạn có thể phản hồi trong thư từ chối.

Mức lương là một trong những lý do nhân sự từ chối lời mời làm việc
Hình ảnh minh họa

Bạn hãy tham khảo mẫu thư từ chối lời mời làm việc dưới đây:

Kính gửi: Anh/Chị …,

Trước tiên, cho phép tôi gửi lời cảm ơn chân thành vì Anh/Chị đã dành thời gian cho buổi phỏng vấn, đây là cơ hội tốt để tôi gặp gỡ và tìm hiểu thêm về công ty. Tôi rất cảm kích vì lời đề nghị làm việc tại công ty … (Tên công ty).

Tôi rất biết ơn về lời đề nghị này nhưng tôi phải từ chối vì mức lương công ty đề nghị chưa đáp ứng được nhu cầu của tôi. Theo tìm hiểu của tôi thì mức lương trung bình chi trả cho vị trí này sẽ dao động trong khoảng …

Nếu Anh/Chị xem xét thêm về thỏa thuận lương tại vị trí này, tôi sẽ rất cảm kích và mong muốn có cơ hội được làm việc tại công ty. Một lần nữa, cảm ơn Anh/Chị đã đề nghị công việc và dành thời gian hỗ trợ tôi.

Trân trọng,

(Tên bạn)

Trên đây là cách mà bạn có thể từ chối lời mời làm việc vì mức lương thấp. Có thể khi bạn từ chối công việc, nhà tuyển dụng sẽ xem xét lại và đưa ra mức lương hấp dẫn hơn đó!

Từ chối lời mời làm việc là một tình huống yêu cầu sự khéo léo, lịch sự và chuyên nghiệp. Bởi nếu xử lý không tốt, bạn có thể đánh mất những cơ hội việc làm trong tương lai. Khi viết bất kỳ lá thư từ chối công việc nào, bạn hãy nhớ quy tắc: Thể hiện sự cảm kích, trình bày lý do từ chối và lời cảm ơn đến nhà tuyển dụng.

Hy vọng bài viết trên đã giúp bạn biết cách từ chối lời mời làm việc khéo léo, tránh mất điểm trong mắt nhà tuyển dụng. Nếu bạn chưa tìm được công việc ưng ý, hãy theo dõi ngay TopCV – website tuyển dụng và việc làm tiên phong trong việc ứng dụng công nghệ AI tại Việt Nam.

Nguồn ảnh: Sưu tầm

FEATURED TOPIC