Tác hại không ngờ khi cho trẻ học tiếng Anh sớm

Hiện nay, các bậc cha mẹ đang muốn cho con mình học tiếng Anh ngay từ khi còn nhỏ, nhằm giúp trẻ tiếp cận và sử dụng ngôn ngữ này một cách tự nhiên như người bản xứ. Tuy nhiên, chúng ta cũng cần nắm rõ những tác hại không ngờ của việc này và cách phòng tránh. Hãy cùng tìm hiểu chi tiết trong bài viết dưới đây.

Thời điểm “vàng” cho trẻ học tiếng Anh

Nhận thấy tầm quan trọng của tiếng Anh đối với tương lai của trẻ, các bậc cha mẹ đã sẵn sàng tạo mọi điều kiện cho con học tiếng Anh. Trong vài năm gần đây, xu hướng này ngày càng phổ biến và độ tuổi bắt đầu học tiếng Anh cũng ngày càng sớm.

Độ tuổi để cho con học tiếng Anh vẫn là một vấn đề được nhiều bậc cha mẹ quan tâm. Một số bậc cha mẹ cho rằng không nên ép trẻ học tiếng Anh quá sớm, trong khi đó, có người khuyên cho trẻ tiếp xúc với ngôn ngữ này từ khi còn nhỏ để trẻ dễ dàng phát âm chuẩn.

Theo các chuyên gia ngôn ngữ hàng đầu thế giới, độ tuổi khoảng từ 3.5 – 4 tuổi là thời điểm “vàng” và tốt nhất để trẻ tiếp thu một ngôn ngữ mới, tương tự như việc tiếp thu tiếng mẹ đẻ. Lúc này, não bộ của trẻ đang phát triển tư duy tốt nhất, trẻ dễ quan sát và làm theo những hoạt động xảy ra xung quanh một cách vô thức.

Lợi ích của việc học tiếng Anh sớm

Việc học tiếng Anh sớm mang lại nhiều lợi ích cho sự phát triển của trẻ. Tiếng Anh là một ngôn ngữ toàn cầu được sử dụng rộng rãi trong các lĩnh vực kinh tế, giáo dục, khoa học và công nghệ. Học tiếng Anh sớm giúp trẻ phát triển não bộ, thông minh hơn so với bạn bè cùng tuổi và tự tin giao tiếp với mọi người xung quanh. Ngoài ra, học tiếng Anh sớm còn giúp trẻ tiếp cận kiến thức đa dạng, mở rộng tầm nhìn và có nhiều cơ hội hơn. Một nghiên cứu đã chỉ ra rằng trẻ có khả năng sử dụng hai ngôn ngữ trở lên từ khi còn nhỏ thường có mật độ chất xám cao hơn.

Tuy nhiên, ngoài những lợi ích mà việc học tiếng Anh sớm mang lại, nếu bố mẹ không áp dụng các phương pháp phù hợp, có thể gặp phải những tác hại không ngờ. Hãy tiếp tục đọc để tìm hiểu chi tiết.

Tác hại của việc cho trẻ học tiếng Anh sớm

Hiện nay, có nhiều trường hợp trẻ bắt đầu học tiếng Anh rất sớm, từ 0-3 tuổi và chỉ biết nói tiếng Anh, không nói tiếng mẹ đẻ. Ban đầu, bố mẹ có thể nghĩ điều này là tốt, nhưng khi trẻ được 4-5 tuổi, sự bất thường về ngôn ngữ sẽ rõ ràng hơn khi trẻ gặp khó khăn trong việc tiếp thu bài học bằng tiếng Việt trên lớp, giao tiếp với gia đình và bạn bè bằng tiếng Việt.

Thậm chí, nhiều trường hợp khác, trẻ phải điều trị tại các trung tâm phát triển ngôn ngữ để giúp trẻ làm quen và sử dụng lại tiếng Việt từ đầu, thời gian can thiệp kéo dài từ 2 đến 3 năm. Việc học tiếng Anh sớm có thể gây nhầm lẫn hoặc chậm nói. Những tình trạng này đã được phản ánh nhiều trên báo chí. Ví dụ tại Hà Nội, Trung tâm Nghiên cứu và Ứng dụng Khoa học Tâm lý – Giáo dục đã tiếp nhận trung bình 50 trẻ mỗi tháng để xin trị liệu trong 2 năm 2017-2018 (Theo vtv.vn).

Đứa trẻ chưa thành thạo tiếng mẹ đẻ, mới vừa học đến bảng chữ cái, lại được bố mẹ cho học tiếng Anh song song với việc tìm hiểu về tiếng Việt. Trẻ học với tâm trạng thụ động theo sự sắp xếp của cha mẹ. Nhiều bậc cha mẹ cho trẻ học tiếng Anh theo trào lưu, khiến trẻ không có nhiều hứng thú và có thể gặp vấn đề về ngôn ngữ.

Vì vậy, việc cho trẻ học ngoại ngữ từ sớm cũng là một vấn đề mà các bậc cha mẹ cần lưu ý và có kế hoạch rõ ràng để giúp trẻ phát triển một cách toàn diện.

Những lưu ý quan trọng khi cho trẻ học tiếng Anh sớm

Để tránh những kết quả không tốt khi cho trẻ học tiếng Anh sớm, ba mẹ cần lưu ý những điều sau:

  • Sử dụng phương pháp giáo dục phù hợp: Mỗi độ tuổi sẽ có một phương pháp giáo dục riêng. Ba mẹ cần xác định phương pháp giáo dục hợp lý, khoa học để trẻ tiếp thu nhanh chóng mà không ảnh hưởng đến khả năng ngôn ngữ của trẻ.
  • Kiên trì thực hiện phương pháp đã xác định, hỗ trợ và động viên trẻ thời gian để tiếp thu và sử dụng ngoại ngữ cùng với tiếng mẹ đẻ.
  • Tham khảo các phương pháp giáo dục tiếng Anh cho trẻ tại các cơ sở uy tín để đảm bảo an toàn và hiệu quả.
  • Điều chỉnh mức độ và tần suất học tập phù hợp với sức khỏe và trình độ của trẻ.
  • Ở độ tuổi mầm non, trẻ thường rất năng động và ham chơi. Chúng rất dễ bị thu hút bởi hình ảnh bắt mắt, sinh động và âm thanh vui nhộn. Do đó, ba mẹ không nên sử dụng phương pháp dạy học truyền thống. Thay vào đó, hãy kết hợp khéo léo hoạt động vui chơi, giải trí vào bài học thông qua các tranh ảnh, câu chuyện và video ca nhạc. Điều này sẽ giúp trẻ có thêm hứng thú và thoải mái hơn trong quá trình học tập và tiếp thu kiến thức.
  • Cải thiện môi trường học tập để tạo điều kiện thuận lợi cho việc học tiếng Anh của trẻ.

Những tác hại không ngờ của việc cho trẻ học tiếng Anh sớm cũng như những lưu ý quan trọng khi cho trẻ học tiếng Anh sớm đã được trình bày trong bài viết này. Nếu bạn có bất kỳ thắc mắc nào về việc dạy học tiếng Anh cho trẻ, hãy liên hệ với HA Junior để được tư vấn miễn phí qua FORM hoặc số điện thoại: Mr. Hà: 0963 07 2486 – HOTLINE: 0345 460 008.

FEATURED TOPIC