Sơ đồ tư duy ứng dụng di truyền học

Sơ đồ tư duy ứng dụng di truyền học không chỉ trực quan mà còn dễ nhớ, giúp các bạn học sinh nắm bắt kiến thức một cách hiệu quả. Thông qua phương pháp học tập bằng mindmap, bạn sẽ khám phá cách thức di truyền học hoạt động và tạo sự kết nối giữa các khái niệm quan trọng.

Sơ đồ tư duy ứng dụng di truyền học

Mẫu 1

Sơ đồ tư duy ứng dụng di truyền học

Mẫu 2

Sơ đồ tư duy ứng dụng di truyền học

Mẫu 3

Sơ đồ tư duy ứng dụng di truyền học

Mẫu 4

Sơ đồ tư duy ứng dụng di truyền học

Các câu hỏi vận dụng về ứng dụng di truyền học

Câu 1: Cho biết các công đoạn được tiến hành trong chọn giống như sau:

  1. Chọn lọc các tổ hợp gen mong muốn;
  2. Tạo dòng thuần chủng có kiểu gen khác nhau;
  3. Lai các dòng thuần chủng với nhau.

Quy trình tạo giống lai có ưu thế lai cao được thực hiện theo trình tự:

A. 1, 2, 3
B. 3, 1, 2
C. 2, 3, 1
D. 2, 1, 3

Lời giải: Chọn ý C.

Câu 2: Kết quả nào sau đây không phải do hiện tượng tự thụ phấn và giao phối cận huyết?

A. Hiện tượng thoái hóa giống.
B. Tạo ra dòng thuần.
C. Tạo ra ưu thế lai.
D. Tỉ lệ đồng hợp tăng tỉ lệ dị hợp giảm.

Lời giải: Chọn ý C. Tạo ra ưu thế lai không phải do hiện tượng tự thụ phấn và giao phối cận huyết.

Câu 3: Trong chọn giống, để loại bỏ một gen có hại ra khỏi nhóm gen liên kết, người ta thường gây đột biến:

A. Lặp đoạn lớn nhiễm sắc thể.
B. Mất đoạn nhỏ nhiễm sắc thể.
C. Lặp đoạn nhỏ nhiễm sắc thể.
D. Đảo đoạn nhiễm sắc thể.

Lời giải: Muốn loại bỏ gen không mong muốn ra khỏi nhóm gen liên kết, người ta thường gây đột biến nhỏ nhiễm sắc thể.

Chọn ý B.

Câu 4: Vai trò của cônxixin trong đột biến nhân tạo tạo giống mới là:

A. Gây đột biến gen.
B. Gây đột biến dị bội.
C. Gây đột biến cấu trúc NST.
D. Gây đột biến đa bội.

Lời giải: Vai trò của cônxixin trong đột biến nhân tạo tạo giống mới là gây đột biến đa bội.

Chọn ý D.

Câu 5: Giả sử có một giống lúa có gen gây bệnh vàng lùn. Để tạo ra thể đột biến mang kiểu gen kháng bệnh, người ta thực hiện các bước sau:

  1. Xử lí hạt giống bằng tia phóng xạ để gây đột biến rồi gieo hạt mọc cây.
  2. Chọn lọc các cây có khả năng kháng bệnh.
  3. Cho các cây còn nhiễm tác nhân gây bệnh.
  4. Cho các cây kháng bệnh lai với nhau hoặc cho tự thụ phấn để tạo dòng thuần.

Quy trình tạo giống theo thứ tự:

A. 1, 3, 2, 4.
B. 1, 2, 3, 4.
C. 1, 3, 4, 2.
D. 2, 3, 4, 1.

Lời giải: Quy trình tạo giống theo thứ tự là:

  1. Xử lí hạt giống bằng tia phóng xạ để gây đột biến rồi gieo hạt mọc cây.
  2. Cho các cây còn nhiễm tác nhân gây bệnh.
  3. Chọn lọc các cây có khả năng kháng bệnh.
  4. Cho các cây kháng bệnh lai với nhau hoặc cho tự thụ phấn để tạo dòng thuần.

Chọn ý A.

Qua sơ đồ tư duy ứng dụng di truyền học và các câu hỏi vận dụng, bạn sẽ hiểu rõ hơn về quy trình chọn giống và các khái niệm quan trọng trong di truyền học. Hãy thử áp dụng mindmap vào quá trình học tập của bạn để trải nghiệm sự tiện ích của phương pháp này nhé!

FEATURED TOPIC