Contents
Dạy học giải quyết vấn đề nằm ở kết quả mang đến cho học sinh và giúp các em bổ sung tri thức.
Mỗi phương pháp giảng dạy đều có ưu điểm và nhược điểm riêng, phù hợp cho từng đối tượng học sinh khác nhau. Vậy ưu nhược điểm của dạy học giải quyết vấn đề là gì? Cùng tìm hiểu ngay qua bài chia sẻ dưới đây!
Dạy học giải quyết vấn đề là gì?
Dạy học giải quyết vấn đề là phương pháp tạo ra tình huống để học sinh phát hiện và giải quyết vấn đề một cách nhanh nhất. Qua đó, các em lĩnh hội được tri thức và tự mình trau dồi kỹ năng cơ bản để đạt được kết quả học tập tốt nhất. Đối với phương pháp này, các vấn đề, tình huống có vấn đề là điều kiện bắt buộc. Chính những khó khăn trong quá trình tìm hiểu, phân tích, suy luận thì sẽ giúp học sinh rèn luyện được những kỹ năng cần thiết.
Bạn đang xem: Ưu nhược điểm của dạy học giải quyết vấn đề – Ivy Global School
Ưu điểm
Phương pháp dạy học phát hiện và giải quyết vấn đề đang dành được rất nhiều sự quan tâm của học sinh, phụ huynh bởi những ưu điểm nổi trội. Đặc biệt, ngày càng có nhiều trường học đang áp dụng phương pháp này trong quá trình giảng dạy. Một số ưu điểm nổi bật có thể kể đến như:
- Rèn luyện kỹ năng tư duy: Thông qua cách giải quyết vấn đề, học sinh sẽ lĩnh hội được nhiều kiến thức mới. Đồng thời, tiến hành phân tích, đánh giá vấn đề. Không chỉ tìm được phương án giải quyết vấn đề cụ thể một cách hiệu quả, rèn luyện khả năng tư duy cho học sinh còn trở thành mục đích dạy và học. Hiện thực hóa mục tiêu để các em rèn luyện năng lực giải quyết vấn đề. Đây cũng chính là năng lực cần thiết để học sinh thích ứng nhanh với sự phát triển của xã hội.
- Vận dụng kiến thức vào thực tiễn: Quá trình phân tích, đánh giá và giải quyết vấn đề giúp các em khám phá được nhiều tri thức mới. Sau đó, học sinh có cơ hội vận dụng kiến thức mới vào thực tiễn, biến kiến thức đó thành của bản thân mình.
- Phát triển kỹ năng mới: Nhờ vào giải quyết vấn đề, tình huống cụ thể mà học sinh được phát triển khả năng xem xét, tìm tòi qua nhiều khía cạnh khác nhau. Hơn thế, học sinh còn được trau dồi khả năng làm việc theo nhóm, trao đổi và bàn luận tập thể để tìm ra cách thức giải quyết nhanh nhất.
Nhược điểm
Xem thêm : Học bổng du học Singapore 2024: 8 điều QUAN TRỌNG!
Bên cạnh những ưu điểm nổi trội thì dạy học giải quyết vấn đề cũng có các nhược điểm như:
- Đòi hỏi giáo viên cần dành nhiều thời gian để tìm hiểu về phương pháp, các bước thực hiện một cách tuần tự. Đồng thời, trau dồi năng lực sư phạm, sáng tạo ra các vấn đề hay tình huống tốt.
- Một tiết học thực hiện phương pháp dạy học này đòi hỏi sự chuẩn bị kỹ lưỡng hơn và mất nhiều thời gian hơn. Giáo viên cần có sự định hướng rõ ràng thì mới đảm bảo tính hiệu quả của tiết học.
- Giáo viên cần đảm bảo tính linh hoạt và khả năng đặt vấn đề hợp lý để định hướng cho học sinh một cách tốt nhất.
READ MORE:
Lưu ý khi thực hiện dạy học phát triển
- Giáo viên cần đóng vai trò là người tạo ra tình huống, khơi gợi vấn đề và tận dụng các cơ hội để tạo ra tình huống. Tạo điều kiện để học sinh tự giải quyết vấn đề: Lật ngược vấn đề, khái quát hóa vấn đề, phát hiện điểm sai, sửa chữa và tìm lỗi sai trong lời giải,…
- Học sinh phải cấu trúc lại tiếp cận tri thức bằng con đường phát hiện và giải quyết vấn đề. Tùy vào môn học mà tỉ lệ học sinh phát hiện cũng như giải quyết còn phụ thuộc vào hoàn cảnh cụ thể.
Trên đây là những ưu nhược điểm của dạy học giải quyết vấn đề được Ivy Global School tổng hợp. Hy vọng bài chia sẻ đã cung cấp được thông tin bổ ích đến quý phụ huynh và học sinh.
Nguồn: https://ispacedanang.edu.vn
Danh mục: Học tư duy