Contents
Trẻ bướng bỉnh biểu hiện như thế nào?
Các phụ huynh cần lưu ý rằng không phải tất cả các bé thích làm theo ý kiến của mình là trẻ không ngoan ngoãn. Đôi khi bé không nghe lời là do con có chính kiến và cá tính mạnh mẽ. Vì thế, bạn cần tìm hiểu thật kỹ hành động của con là tính quả quyết hay không nghe lời.
Những đứa trẻ có cá tính mạnh và chính kiến thường là những đứa trẻ rất thông minh và sáng tạo. Nhưng những đứa trẻ này thường cố chấp theo ý kiến của mình mà không sẵn sàng lắng nghe ý kiến của người khác. Dưới đây là những biểu hiện của trẻ bướng bỉnh:
Bạn đang xem: 15+ Cách dạy trẻ 5 tuổi bướng bỉnh trở nên ngoan ngoãn hơn
- Tìm kiếm sự chú ý: Có nhu cầu được thừa nhận và lắng nghe mạnh, trẻ sẽ tìm kiếm sự chú ý của bạn thường xuyên.
- Độc lập cực đoan: Bé có thể độc lập tới mức cực đoan, thích đưa ra ý kiến riêng của bản thân.
- Phản kháng khi mọi thứ không theo ý mình: Làm những gì mình thích cho bằng được, không được làm là phản kháng quyết liệt.
- Dễ nổi giận: Trẻ nổi giận nhiều hơn những trẻ khác, hay phản hồi lại những ý kiến của bà mẹ.
- Thích áp đặt: Trẻ có nhiều tố chất của một nhà lãnh đạo nhưng đôi khi áp đặt người khác.
- Làm theo ý thích: Trẻ thích được làm mọi việc theo khả năng và tốc độ của mình.
Việc dạy dỗ trẻ không ngoan ngoãn có thể sẽ khó khăn và khiến các bậc cha mẹ đau đầu. Tuy nhiên, nếu hiểu con, bạn nên điều chỉnh cách dạy trẻ 5 tuổi biết nghe lời một cách phù hợp và sẽ có nhiều điều thú vị hơn trong hành trình nuôi con khôn lớn.
READ MORE:
Nguyên nhân vì sao trẻ 5 tuổi bướng bỉnh?
Một phần do tính cách của trẻ sinh ra đã có chút quyết đoán, cá tính và mặt khác cũng có nhiều yếu tố dẫn tới sự không chịu nghe lời của trẻ. Đây là những nguyên nhân dẫn tới trẻ 5 tuổi không nghe lời:
Nuông chiều quá mức
Hiện nay, có rất nhiều ba mẹ nuông chiều con quá mức, điều này lập trình vô thức để trẻ không vâng lời, khiến chúng có phản xạ cứ yêu cầu là lại được đáp ứng. Khi bé yêu cầu mà không được đáp ứng, bé sẽ khó chấp nhận và có những hành động phản kháng, ăn vạ để đạt được mong muốn. Đó cũng chính là một biểu hiện ngang ngạnh phổ biến thường xuất hiện trong những gia đình nuông chiều con cái quá mức.
Mâu thuẫn trong cách dạy con
Có nhiều gia đình ở chung hai hoặc ba thế hệ, vì thế sẽ xuất hiện mâu thuẫn trong phương pháp dạy con giữa bố với mẹ hoặc giữa bố mẹ và ông bà. Đầu tiên, bé sẽ hoang mang không biết nên nghe lời ai, nhưng sau khi đã quen với môi trường như vậy bé sẽ lợi dụng điểm khác biệt này. Bé sẽ đòi hỏi những điều có lợi cho mình, làm nũng và bướng bỉnh hơn khi được bố mẹ hoặc ông bà nuông chiều.
Cha mẹ gia trưởng, gây áp lực cho con
Có nhiều gia đình, ba mẹ lại kỳ vọng quá nhiều vào con nên đặt ra những điều vượt quá khả năng của bé. Trẻ sẽ không thể thực hiện và trái lời cha mẹ trong nhiều trường hợp.
Nếu cha mẹ không dạy con đúng cách và sử dụng quá nhiều đòn roi hay đay nghiến, ép buộc con thái quá khiến trẻ bất mãn và quay lại phản kháng. Điều này lặp lại nhiều lần và môi trường sống luôn gây áp lực cho con bé sẽ trở thành một đứa trẻ bướng bỉnh, không chịu thay đổi. Bé luôn cảm thấy trong mắt ba mẹ, bé luôn là đứa trẻ không ngoan, kém cỏi.
Cha mẹ không làm gương
Trẻ nhỏ thường rất thích bắt chước các hành vi của người lớn nhất là bố mẹ và những người sống cùng trẻ. Vì vậy, ba mẹ sẽ có có thể đòi hỏi con ngoan ngoãn, lễ phép khi bản thân chưa có những hành vi, cư xử chuẩn mực, đạo đức, lễ phép. Điều này cũng khiến bé thường xuyên bướng bỉnh, hay phản kháng và chống trả với cha mẹ, ông bà.
Tác động bởi môi trường xung quanh
Môi trường sống, học tập vui chơi sẽ có ảnh hưởng mạnh mẽ tới tính cách của trẻ. Vì thế, ngay từ khi còn nhỏ, cha mẹ hãy nuôi dạy con biết nghe lời, tạo cho con một môi trường tốt nhất để phát triển về tư duy và cách ứng xử với mọi người xung quanh.
READ MORE:
13+ cách dạy trẻ 5 tuổi bướng bỉnh trở nên nghe lời hơn
Những đứa trẻ ngang ngạnh, khó nói sẽ khiến ba mẹ khó khăn trong việc chăm sóc và dạy dỗ, trẻ sẽ không chịu ăn, ngủ đúng giờ. Monkey sẽ hướng dẫn một số cách dạy trẻ 5 tuổi bướng bỉnh để ba mẹ có thể tham khảo khiến bé hợp tác hơn.
Cố gắng lắng nghe
Giao tiếp luôn mang tính chất hai chiều, nếu bạn muốn con lắng nghe mình, đầu tiên bạn phải sẵn sàng lắng nghe bé trước. Trẻ không nghe lời có thể có ý kiến riêng và thường hay xảy ra tranh luận với người khác. Bé sẽ trở nên ngang tàng nếu cảm thấy như không ai lắng nghe và chấp nhận ý kiến của bé. Vì vậy, ba mẹ hãy thật sự lắng nghe để thấu hiểu con hơn, trò chuyện cởi mở để bé ngoan ngoãn và cảm nhận được tình yêu thương cũng như sự tôn trọng.
Không ép buộc con
Khi bạn ép trẻ làm một điều gì đó, bé sẽ có tâm lý chống đối và làm ngược lại những gì bạn nói. Đây cũng chính là biểu hiện của những đứa trẻ ương bướng và thường xuyên xuất hiện mỗi ngày.
Để tránh điều này, bạn cần kết nối được với con, hãy quan tâm và chia sẻ cùng con. Ví dụ như con bạn đang xem tivi khi đã quá giờ đi ngủ, thay vì quát mắng và ép con tắt tivi, ba mẹ hãy ngồi xem cùng con. Sau đó cùng bé bàn luận về chương trình tivi và dần hướng tới việc đi ngủ. Con sẽ hợp tác hơn khi thấy bạn quan tâm như vậy, điều này đều rất tốt đối với mọi trường hợp nhé.
Cho con lựa chọn
Những đứa trẻ không chịu lắng nghe thường có suy nghĩ riêng, cá tính và tính quả quyết. Do đó, bé sẽ không thích ba mẹ mình chỉ bảo phải làm gì. Thế nên, bạn hãy cho con mình quyền lựa chọn cũng là cách dạy trẻ 5 tuổi bướng bỉnh hiệu quả.
Điều này, cho bé không có cảm giác bị ép buộc làm một việc gì đó. Tuy cho con quyền lựa chọn là rất tốt nhưng tùy trường hợp và nằm trong khuôn khổ, không mang ra quá nhiều lựa chọn bé sẽ rối và không biết chọn hướng nào.
Luôn giữ bình tĩnh
Khi trẻ bướng bỉnh và chống đối, bạn có thể thấy tức giận và có những lời quát mắng, lớn tiếng với bé. Tuy nhiên, phản kháng này không làm cho con hiểu ý của bạn mà chỉ khiến bé tỏ ra chống đối hơn nữa. Vì vậy, trong mọi trường hợp, cha mẹ hãy thật bình tĩnh để giải thích rõ ràng cho bé tại sao con phải làm theo lời ba mẹ.
Để luôn giữ được tâm trạng bình tĩnh và cân bằng với con, bạn hãy cùng bé chơi thể thao, nghe nhạc và làm những việc mà con thích. Khi chơi cùng con, bé cũng dần nhận ra ba mẹ là “bạn” và hợp tác hơn trong những tình huống khác.
Tôn trọng con
Xem thêm : Hướng dẫn cách xây dựng nội quy lớp học Tiểu học hiệu quả
Con có thể không chấp nhận quyền hạn của ba mẹ nếu luôn ép buộc con hoặc ra lệnh cho con. Điều này khiến trẻ luôn cảm thấy bạn không tôn trọng con cái. Vì vậy, bạn nên thể hiện sự tôn trọng để bé hợp tác hơn qua các cách sau:
- Hợp tác với con chứ không yêu cầu con tuân thủ theo chỉ thị, mệnh lệnh của mình.
- Đưa những quy tắc nhất quán với tất cả các con, không được tùy tiện phá bỏ quy tắc này.
- Hãy lắng nghe cảm xúc và suy nghĩ của con để hiểu con hơn.
- Để con tự làm những gì ở khả năng của con, điều này giúp bé thấy bạn tin tưởng con nữa đấy.
- Không được nói dối và nên giữ lời hứa với con, giúp hình thành nên tính cách của con sau này.
- Hãy làm gương cho con, nếu bạn muốn con làm gì hãy làm trước để bé quan sát và làm theo.
Hợp tác với con
Những đứa trẻ bướng bỉnh hoặc cá tính mạnh sẽ rất nhạy cảm với cách ba mẹ đối xử với mình. Vì vậy, bạn hãy chú ý đến giọng điệu và ngôn ngữ cơ thể cũng như từ ngữ sử dụng để bé không cảm thấy mình bị áp đặt hay ra lệnh. Đôi khi bạn thay đổi cách tiếp cận là con đã thay đổi phản ứng và hợp tác hơn trong mọi tình huống.
Trò chuyện với con
Đôi khi, trẻ không chịu nghe lời bởi vì không có được thứ mình thích. Vì thế, để có cách dạy trẻ 5 tuổi bướng bỉnh, bạn nên trò chuyện với con xem có mong muốn, khó chịu hay buồn bực gì không. Bạn có thể thể hiện sự quan tâm đối với con mình bằng việc đặt ra các câu hỏi quan tâm bé. Việc này cũng cho bé thấy bạn đang rất tôn trọng và lắng nghe con, con cũng trở nên ngoan ngoãn và nghe lời hơn.
Tuy nhiên, việc trò chuyện cùng con không có nghĩa là bạn nhượng bộ và chiều theo những mong muốn của con. Mục đích trò chuyện là để thấu hiểu con, để bé cảm nhận được sự quan tâm, yêu thương. Nếu bé có mong muốn chưa hợp lý, cha mẹ hãy tìm phương án phù hợp hơn.
Tạo không khí vui vẻ ở nhà
Trẻ em học thông qua việc quan sát và trải nghiệm, nên những gì diễn ra hằng ngày và xung quanh bé có ảnh hưởng rất lớn tới tính cách bé. Nếu bé thường xuyên thấy ba mẹ cãi nhau, bé cũng bắt chước và dần hình thành thói quen chống đối, phản kháng.
Hơn nữa, mâu thuẫn giữa ba mẹ có thể tạo ra không khí vui vẻ hay căng thẳng gây ảnh hưởng lớn đến những hành vi và tâm trạng của bé. Vậy nên, ba mẹ hãy tạo không khí vui vẻ, hòa thuận luôn giúp đỡ, yêu thương và tôn trọng nhau ở trong nhà góp phần tích cực tới tính cách của trẻ.
Tìm hiểu quan điểm của trẻ
Để hiểu hơn về hành vi không chịu nghe lời của con, bố mẹ hãy nhìn nhận tình huống từ góc độ của bé. Bạn hãy đặt mình vào vị trí của con và tưởng tượng những gì bé đã trải qua. Đây cũng là cách dạy trẻ 5 tuổi bướng bỉnh hiệu quả, ba mẹ càng hiểu rõ con, con có thể thay đổi được tính ương bướng của mình tốt hơn.
Mặc dù, ba mẹ có thể không đồng tình với các yêu cầu của con, nhưng điều này cũng giúp ba mẹ thông cảm và thấu hiểu được cảm xúc của bé. Bạn hãy cho bé biết mình có thể hiểu được sự thất vọng, tức giận và bực vội dù không đáp ứng được yêu cầu của bé.
Hãy hướng con tới phản ứng tích cực thay vì tiêu cực
Đôi khi, bạn sẽ có những hành vi nổi nóng, tức giận với tính cách bướng bỉnh của con mình. Tuy nhiên, phản ứng tiêu cực sẽ khiến trẻ ngày càng không nghe lời. Vì vậy, để bé hợp tác hãy cố gắng hướng hành vi của trẻ theo hướng tích cực.
Ba mẹ có thể phản ứng vui vẻ, tích cực từ việc đặt ra các câu hỏi như “Con có thích đi tưới cây không?”, “Con
Nguồn: https://ispacedanang.edu.vn
Danh mục: Học tư duy