Bộ đề ôn hè môn Toán, Tiếng Việt lớp 2 năm 2024

Bộ đề ôn hè môn Toán, Tiếng Việt lớp 2 là tài liệu giúp các em nắm chắc kiến thức, tự củng cố và hệ thống chương trình học lớp 2. Đây sẽ là nền tảng tốt để các em chuyển sang chương trình lớp 3. Mời các em học sinh, thầy cô và phụ huynh tham khảo.

I. Bài tập ôn hè môn Tiếng Việt lớp 2

1. Bài tập ôn hè môn Tiếng Việt lớp 2 – Đề số 1

Bài 1:
Gạch 1 gạch dưới bộ phận Ai, 2 gạch dưới bộ phận thế nào? trong các câu sau:

  • Lan rất chăm học.
  • Hà rất thông minh.
  • Hằng rất lễ phép.

Bài 2:
Gạch 1 gạch dưới bộ phận Ai, 2 gạch dưới bộ phận làm gì? trong các câu sau:

  • Bé Hà và bé Hoa rất vâng lời và yêu quý anh chị.
  • Trong một nhà, anh chị em cần yêu thương, giúp đỡ nhau.

Bài 3:
Đặt câu cho bộ phận in đậm dưới đây:

  • Trên bờ đê, đàn trâu đang thung thăng gặm cỏ.
  • Hoa bưởi thơm nức một góc vườn.
  • Ông mặt trời từ từ nhô lên từ phía đằng đông.

Bài 4:
Gạch chân các từ chỉ hoạt động trong các câu sau:

  • Bạn Nam đang vẽ con ngựa.
  • Đàn vịt đang bơi dưới hồ nước.
  • Bạn Lan đang nghe hát.

Bài 5:
Dùng gạch chéo (/) tách các câu sau thành 2 thành phần (Ai/ thế nào?; Ai/ làm gì?):

  • Sương muối phủ trắng cành cây bãi cỏ.
  • Núi đồi thung lũng làng bản chìm trong biển mây mù.
  • Ve Sầu là một chú bé hay hát và hát hay lắm.

2. Bài tập ôn hè môn Tiếng Việt lớp 2 – Đề số 2

Bài 1:
Gạch 1 gạch dưới bộ phận Ai, 2 gạch dưới bộ phận làm gì? trong các câu sau:

  • Anh Hoàng luôn nhường nhịn, chiều chuộng bé Hà.
  • Chị Hồng chăm sóc bé Hoa rất chu đáo.

Bài 2:
Đặt câu cho bộ phận in đậm dưới đây:

  • Tiếng hót của chú chim sơn ca làm say đắm cả khu vườn.
  • Thuỷ Tinh rất tức giận vì không lấy được Mị Nương.

Bài 3:
Gạch chân các từ chỉ sự vật trong các câu sau. Đặt câu hỏi cho bộ phận đó:

  • Núi cao vời vợi.
  • Chim hót líu lo.
  • Trăng sáng vằng vặc.

Bài 4:
Dùng gạch chéo (/) tách các câu sau thành 2 thành phần (Ai/ làm gì ?):

  • Bà đi chợ.
  • Mẹ đi làm.
  • Liên dắt em ra vườn chơi.

Bài 5:
Điền dấu phẩy thích hợp vào các câu sau:

  • Bạn Hà bạn Huệ rất chăm chỉ học tập.
  • Bạn Nam hiền lành thật thà.

3. Bài tập ôn hè môn Tiếng Việt lớp 2 – Đề số 3

Bài 1:
Gạch 1 gạch dưới bộ phận Ai, 2 gạch dưới bộ phận làm gì? trong các câu sau:

  • Mẹ đi thăm bà.
  • Em ở nhà học bài.
  • Bố đi công tác xa nhà.

Bài 2:
Tìm 3 từ nói về tình cảm gia đình và đặt câu với các từ đó.

Bài 3:
Đặt câu cho bộ phận in đậm dưới đây:

  • Nhờ siêng năng học tập, Sơn đã đứng đầu lớp.
  • Em thức dậy khi chú gà trống cất tiếng gáy.

Bài 4:
Dùng gạch chéo (/) tách các câu sau thành 2 thành phần (Ai/ làm gì ?):

  • Mùa xuân xôn xao, rực rỡ.
  • Mùa hè nắng chói chang.
  • Mùa thu hiền dịu.
  • Mùa đông u buồn, lạnh lẽo.

Bài 5:
Ngắt đoạn văn sau thành 9 câu và viết lại cho đúng:
Ngày đầu tiên của em đi học thật là vui. Em mặc quần áo đẹp nhưng chẳng mang theo gì cả khi vào lớp. Em thấy một bạn khóc mãi. Em đến làm quen và nói chuyện với bạn. Thế rồi bạn cũng ngừng khóc khi cô giáo bảo chúng em tự giới thiệu. Em mới biết tên bạn là Mai. Từ đó, chúng em chơi với nhau rất thân. Cả lớp em đã hát rất nhiều bài. Em thấy đi học thật vui.

4. Bài tập ôn hè môn Tiếng Việt lớp 2 – Đề số 4

1. Đặt câu hỏi cho bộ phận được in nghiêng trong mỗi câu sau. Viết câu hỏi đã đặt vào dòng bên dưới: (1.5 điểm)
a) Chú mèo thường phơi nắng trên mái tôn nhà tôi.
b) Khi người lạ tới nhà, chú chó sủa ầm ĩ.
c) Từ đầu làng, những anh chích chòe đang luyện giọng hòa cùng với các tiếng chim khác.

2. Đặt câu hỏi cho bộ phận in đậm trong mỗi câu sau: (1.5 điểm)
M: Họa mi hót rất hay. ⟶ Họa mi hót như thế nào?
a. Chân vịt có màng bơi. ⟶ ……
b. Sóc nhảy rất nhanh. ⟶ ……
c. Công đực có bộ lông đuôi rất đẹp. ⟶ ….

3. Gạch dưới các cụm từ dùng để hỏi thời gian trong các câu hỏi sau: (1 điểm)
a) Khi nào em được đi chúc tết ông bà và người thân?
b) Lớp em học vào những ngày nào trong tuần?

4. Chọn cụm từ phù hợp để đặt câu hỏi cho bộ phận in đậm trong mỗi câu sau: (1 điểm)
Tháng nào?, năm nào?, ngày nào?
a) Tháng sáu vừa rồi, cả nhà Lan đi nghỉ mát ở Hạ Long.
b) Năm ngoái, em được đi về quê thăm ông bà.

5. Điền ch hoặc tr vào chỗ trống: (1 điểm)
a. …ên đồng, lũ trẻ ngây thơ đang cười vui vẻ với mấy con diều giấy.
b. Em lớn lên ở vùng …iêm trũng, nơi có cánh đồng thẳng cánh cò bay.

6. Gạch dưới các từ ngữ cho biết vị trí của con người, vật hoặc sự vật trong các câu sau:
Thỏ, Gấu và Gà Trống sống trong khu rừng rất đẹp. Một hôm, Gà Trống liền rủ hai người bạn của mình leo lên cây sồi ngắm nhìn thành phố cho rõ. Thỏ và Gấu không leo cây được nên quyết định đứng ở đỉnh núi cao để ngắm.

Đáp án đề số 4

  1. a) Chú mèo thường làm gì trên mái tôn?
    b) Khi người lạ tới nhà, chú chó thường làm gì?
    c) Từ đầu làng, những anh chích chòe đang làm gì để hòa cùng với các tiếng chim khác?

  2. a) Chân vịt như thế nào?
    b) Sóc nhảy như thế nào?
    c) Công đực có bộ lông đuôi như thế nào?

  3. a) Khi nào em được đi chúc tết ông bà và người thân?
    b) Lớp em học vào những ngày nào trong tuần?

  4. a) Cả nhà Lan đi nghỉ mát ở Hạ Long vào tháng nào?
    b) Bạn được đi về quê thăm ông bà vào năm nào?

  5. a. Trên đồng, lũ trẻ ngây thơ đang cười vui vẻ với mấy con diều giấy.
    b. Em lớn lên ở vùng nhiệm trũng, nơi có cánh đồng thẳng cánh cò bay.

  6. Thỏ và Gấu sống trong khu rừng rất đẹp.
    Gà Trống liền rủ hai người bạn của mình ngắm nhìn thành phố từ cây sồi.
    Thỏ và Gấu đứng ở đỉnh núi cao để ngắm.

FEATURED TOPIC