10 cách dạy kỹ năng sống không đi theo người lạ giúp trẻ tự bảo vệ bản thân hiệu quả

Trẻ em thường đối diện với nhiều nguy hiểm từ người lạ, như bắt cóc và xâm hại. Điều này khiến các bậc phụ huynh luôn lo lắng về sự an toàn của con em mình. Vì vậy, việc dạy trẻ những kỹ năng tự bảo vệ bản thân, không đi theo hay giao tiếp với người lạ là rất cần thiết để đề phòng và biết cách ứng phó khi gặp nguy hiểm.

Vì sao cần dạy trẻ kỹ năng sống không đi theo người lạ

Bắt cóc và xâm hại trẻ em là những vấn nạn phổ biến hiện nay, khiến các bậc phụ huynh luôn lo lắng. Nguy hiểm từ người lạ có thể xảy ra với con cái của bạn ngay cả khi ba mẹ không ở bên cạnh. Vì vậy, ngay từ khi bé còn nhỏ, ba mẹ cần trang bị cho con những kỹ năng sống tự bảo vệ bản thân, không đi theo hay giao tiếp với người lạ. Đây là những kỹ năng rất quan trọng để trẻ có thể đề phòng và biết cách ứng phó khi gặp nguy hiểm.

Dạy bé không đi theo người lạ là bảo vệ bản thân trẻ tránh xa các mối nguy hiểm

Một số phương pháp dạy bé kỹ năng sống không đi theo người lạ

Để giúp bé tự bảo vệ bản thân và tránh nguy hiểm từ người lạ, sau đây là một số kỹ năng sống mà ba mẹ nên trang bị cho con:

Tránh đi thang máy chung với người lạ nếu không có người thân đi cùng

Đi thang máy chung với người lạ khi không có người thân đi cùng tiềm ẩn nhiều nguy hiểm. Vì vậy, ba mẹ cần dặn trẻ quan sát xem có người lạ hay không trước khi đi thang máy. Nếu có, trẻ nên đợi thang máy đợt sau mới đi. Đồng thời, ba mẹ cũng cần dạy bé cách sử dụng thang máy an toàn, từ việc mở cửa, sử dụng nút cho đến cách gọi cứu hộ trong những trường hợp khẩn cấp.

Tránh đi thang máy chung với người lạ nếu không có người thân đi cùng

Không kết bạn, nói chuyện với người lạ trên mạng xã hội

Với sự phát triển mạnh mẽ của mạng xã hội, việc kết bạn và nói chuyện với người lạ trên mạng cũng tiềm ẩn nhiều nguy hiểm với trẻ em. Vì vậy, ba mẹ cần dạy trẻ cách sử dụng mạng xã hội an toàn một cách khéo léo, thay vì cấm đoán. Bạn có thể dạy bé rằng kết bạn với người lạ có thể gặp nguy hiểm như lừa đảo, hẹn gặp để bắt cóc hoặc xâm hại. Đồng thời, ba mẹ cũng nên theo dõi và quản lý những thông tin mà bé đăng tải trên mạng xã hội để hiểu tâm lý con và phòng tránh các nguy hiểm trên internet.

Kỹ năng sống khi giao tiếp với người lạ

Dạy trẻ cách giao tiếp an toàn với người lạ cũng rất quan trọng. Ba mẹ nên dặn trẻ không nên nói chuyện với người lạ, và nếu phải giao tiếp, trẻ cần giữ khoảng cách để tránh những tình huống nguy hiểm. Trẻ cũng có thể trả lời như “cháu xin lỗi, cháu không quen chú”, “cháu xin lỗi, cháu không bận việc phải về nhà gấp”, “ba mẹ cháu đang đứng kia chờ cháu”… Đồng thời, ba mẹ cần giải thích cho trẻ hiểu rằng nếu tiếp xúc và nói chuyện với người lạ quá lâu, có thể gặp các tình huống nguy hiểm như lừa đảo, bắt cóc hay xâm hại. Nếu con cảm thấy không an toàn, cần la hét lớn hay chạy đến những nơi đông người.

Không nên giao tiếp hay tiếp xúc gần với người lạ

La hét lớn khi bị người lạ lôi kéo

Ba mẹ có thể đưa ra tình huống giả định, hỏi con rằng nếu có người lạ lôi kéo hoặc có ý đồ xấu thì con sẽ làm gì. Sau đó, ba mẹ sẽ đưa ra lời khuyên rằng con nên la hét lớn, thậm chí có những hành động như gào khóc, cào, cắn, cấu, đá… để thu hút sự chú ý từ mọi người xung quanh. Đồng thời, cần trang bị những kỹ năng phòng vệ bị bắt cóc cho trẻ nhỏ.

Ghi nhớ thông tin liên lạc của người thân

Để giúp con tự bảo vệ bản thân và tránh bị lạc, ba mẹ nên dạy bé ghi nhớ các thông tin liên lạc của người thân như họ tên, số điện thoại, địa chỉ nhà… Đồng thời, cần thường xuyên kiểm tra để tránh trường hợp bé quên.

Không nhận bất kỳ thứ gì từ người lạ

Một trong những kỹ năng sống không đi theo người lạ mà ba mẹ cần trang bị cho trẻ là không nhận bất kỳ thứ gì mà người lạ cho. Vì trong nhiều trường hợp, trẻ nhận quà từ người lạ có thể là một nguy hiểm. Vì vậy, cần dạy bé nói “không” một cách quyết đoán, lịch sự khi người lạ cho đồ. Đồng thời, cần trang bị những kiến thức và kỹ năng xử lý tình huống khi người lạ cho đồ để tránh nguy hiểm.

Tuyệt đối không nhận quà từ người lạ

Tuyệt đối không đi theo người lạ

Có rất nhiều trường hợp người lạ giả danh người thân, bạn bè của ba mẹ đến đón bé nhằm mục đích lợi dụng. Vì vậy, ba mẹ cần dạy trẻ tuyệt đối không đi theo người lạ nếu không phải là ba mẹ hoặc người thân trong nhà. Ngay cả khi người đó tự xưng là bạn bè, đồng nghiệp hoặc người quen của ba mẹ, cũng không được đồng ý đi theo. Trong những trường hợp người lạ cố tình đi theo và muốn đón con, cần tìm người đáng tin cậy để giúp đỡ như giáo viên, bác bảo vệ, chú công an…

Dạy trẻ nhận biết người đáng tin cậy để giúp đỡ

Không phải lúc nào ba mẹ cũng bên cạnh và đồng hành cùng bé. Vì vậy, để phòng tránh nguy hiểm từ người lạ, ba mẹ cần dạy bé nhận biết được những đối tượng là người lạ nhưng “đáng tin cậy” để nhờ giúp đỡ khi gặp nguy hiểm như giáo viên, bác bảo vệ, chú công an, cô bán hàng… Nhờ sự giúp đỡ ngay chốn đông người sẽ an toàn hơn.

Dạy con nhận người đáng tin cậy để tìm kiếm sự giúp đỡ khi gặp người lạ

Không cho người lạ biết trẻ đang ở một mình

Để đảm bảo an toàn cho trẻ, ba mẹ cần dạy trẻ không nên để người lạ biết con đang ở một mình và không có người thân đi cùng. Điều này giúp tránh gây ra nhiều mối nguy hiểm cho con. Tốt nhất, đối với các bé còn nhỏ, ba mẹ không nên để con ở nhà một mình. Trường hợp bất khả kháng, có thể gửi bé đi nhà trẻ hoặc gửi bé tới nhà người thân.

Kỹ năng sống khi bị người lạ bắt ép

Ngoài những chiêu trò cho quà, bánh, dụ dỗ trẻ em, hiện nay cũng có những kẻ xấu bắt ép trẻ đi theo mình, hay chuốc thuốc mê. Để phòng tránh trường hợp này, ba mẹ cần hướng dẫn và dạy trẻ những kỹ năng sống an toàn, tự bảo vệ bản thân như cố gắng la hét thật lớn để báo động cho mọi người xung quanh, lấy tay che miệng hoặc mũi để tránh bị chuốc thuốc mê, nếu có thể hãy cắn, cào khóc và tìm cách bỏ chạy tới nơi đông người để tìm sự giúp đỡ từ những người tin cậy.

Cần dạy con các kỹ năng thoát khỏi cảnh bị người lạ bắt ép

Một số lưu ý khi dạy trẻ kỹ năng tránh xa người lạ

Để nâng cao hiệu quả khi dạy trẻ kỹ năng sống không đi theo người lạ, ba mẹ cần lưu ý một số vấn đề sau:

  • Xây dựng các tình huống giả định: Trẻ nhỏ thường chưa hiểu rõ mức độ nguy hiểm của việc đi theo người lạ. Vì vậy, ba mẹ cần xây dựng các tình huống giả định để kiểm tra cách ứng phó của trẻ và rèn luyện kỹ năng đúng cách.
  • Luôn đồng hành cùng con: Với trẻ nhỏ, ba mẹ nên luôn đồng hành, quan sát, theo dõi và hạn chế để trẻ ở một mình.
  • Cho trẻ xem hình ảnh, video liên quan: Trên internet và trên TV thường có nhiều thông tin về các vụ bắt cóc, xâm hại trẻ em. Ba mẹ có thể cho trẻ xem để trẻ nhận biết tầm quan trọng của việc không đi theo người lạ.
  • Trang bị các thiết bị định vị thông minh cho trẻ: Để đảm bảo an toàn cho con, ba mẹ nên đầu tư những thiết bị có định vị thông minh như điện thoại, đồng hồ. Nhờ đó, ba mẹ luôn biết con đang ở đâu và nhận được cảnh báo khi con gặp tình huống nguy hiểm hoặc đi lạc. Đồng thời, cần dạy bé cách sử dụng những thiết bị này một cách thông minh và an toàn.
  • Hạn chế tiết lộ thông tin cá nhân lên mạng xã hội: Nhiều kẻ xấu lợi dụng thông tin cá nhân được đăng tải trên mạng xã hội để lợi dụng con. Vì vậy, ba mẹ cần hạn chế việc này để bảo vệ con và gia đình.

Ba mẹ cần đồng hành, cũng như dạy con các kỹ năng tự bảo vệ bản thân để tránh người lạ tiếp xúc

Kết luận

Trên đây là những phương pháp giáo dục kỹ năng sống không đi theo người lạ cho trẻ mà ba mẹ nên áp dụng từ sớm. Ba mẹ nên giải thích, kiên nhẫn và đồng hành cùng con để bảo vệ trẻ trước những nguy hiểm một cách hiệu quả.

FEATURED TOPIC