Dạy học theo định hướng phát triển năng lực là gì? – Ivy Global School

Dạy học theo định hướng phát triển năng lực là xu thế mới đang được nhiều phụ huynh theo đuổi và muốn cho con được theo học phương pháp mới này.

Nền giáo dục Việt Nam đang dần thay đổi theo hướng tích cực bằng việc tập trung định hướng phát triển năng lực cho học sinh. Thay vì học tập theo chương trình truyền thống như trước đây, học sinh được chú trọng phát triển theo sở thích và điểm mạnh cá nhân. Vậy dạy học theo định hướng phát triển năng lực là gì?

Dạy học phát triển năng lực là gì?

Dạy học phát triển năng lực là gì

Dạy học phát triển năng lực là phương pháp dạy học tập trung vào phát triển khả năng của người học một cách tối đa thông qua các hoạt động trong học tập dưới sự hướng dẫn của giáo viên và phụ huynh.

Ví dụ: Phân biệt phương pháp học truyền thống và phương pháp học phát triển năng lực với môn học địa lý.

So sánh 2 phương pháp học tập trên:

  • Giống nhau: Học sinh đều nắm được các ý chính cơ bản của bài học.

  • Khác nhau: Phương pháp phát triển năng lực cho phép học sinh suy luận từ nguyên nhân đến giải pháp và nêu lên phương án thực tế, từ đó, hình thành năng lực giải quyết vấn đề. Điều này giúp học sinh ghi nhớ tốt hơn. Khắc phục phương pháp truyền thống là học sinh chỉ học thuộc và không hiểu được gốc rễ của vấn đề.

Ưu điểm và nhược điểm của dạy học phát triển năng lực

Ưu điểm của dạy học phát triển năng lực

Phương pháp dạy học phát triển năng lực mang lại nhiều lợi ích cho học sinh nhưng khi áp dụng vào thực tế cũng có những khó khăn và hạn chế. Cụ thể:

Ưu điểm

  • Áp dụng được cho tất cả học sinh cho dù ở trình độ nào.
  • Tạo ra sự đồng đều giữa tất cả học sinh trong học tập và thi cử.
  • Tạo ra sự liên kết, sự tương tác mạnh mẽ giữa giáo viên và học sinh.
  • Phát triển kỹ năng một cách mạnh mẽ, trau dồi vốn trải nghiệm phong phú hơn.
  • Tạo điều kiện thúc đẩy phát triển tiềm năng một cách mạnh mẽ của bản thân học sinh trong mọi mặt.
  • Nâng cao khả năng sáng tạo và khai thác tối đa tài năng, trí tuệ của mỗi cá nhân.

Nhược điểm

  • Thay đổi cách tiếp cận nội dung giảng dạy khiến nhiều giáo viên gặp khó khăn vì phải làm quen với phương pháp truyền thống.
  • Giáo viên chưa hiểu rõ phương pháp mô hình dạy học hiện đại nên quá trình triển khai cần nhiều thời gian để làm quen.
  • Chương trình học còn gặp nhiều áp lực.
  • Gánh nặng giảng dạy do phải lồng ghép cùng lúc rất nhiều nội dung khác nhau.

Đặc điểm phương pháp dạy học theo định hướng phát triển

Đặc điểm của dạy học phát triển năng lực

Đặc điểm nổi bật của dạy học theo định hướng phát triển năng lực được thể hiện như sau:

  • Mục tiêu dạy học: Đặt mục tiêu dạy học là giúp học sinh giải quyết vấn đề thực tế từ các tình huống, từ quá trình tranh luận, thảo luận để học sinh có thể linh hoạt vận dụng trong mọi tình huống.
  • Nội dung dạy học: Nội dung dạy học phụ thuộc vào mục tiêu của học sinh về năng lực khi ra trường. Chú trọng vào quá trình xây dựng nội dung học để học sinh có thể vận dụng kiến thức vào tình huống.
  • Phương pháp dạy học: Học sinh nên được đặt trong vai trò làm chủ của buổi học. Thầy cô giáo nên đóng vai trò cố vấn, hỗ trợ khi học sinh gặp khó khăn trong quá trình học tập.
  • Giáo án: Cần được thiết kế riêng và phụ thuộc vào khả năng của học sinh thay vì dùng chung một giáo án như trước đây.
  • Hình thức tổ chức: Đẩy mạnh hình thức tham gia các hoạt động ngoại khóa, đưa ra các tình huống cần giải quyết.
  • Môi trường học tập: Không gian học tập linh hoạt, cởi mở hoặc có thể diễn ra ngoài trời cũng như các phòng học chức năng như phòng lab, phòng thí nghiệm,…
  • Quá trình đánh giá kết quả: Xây dựng tiêu chí đánh giá rõ ràng, cụ thể về khả năng vận dụng vào thực tiễn. Học sinh được tự đánh giá và đưa ra ý kiến dựa trên các tiêu chí đánh giá từ giáo viên.

Kết luận

Dạy học theo định hướng phát triển năng lực cá nhân mang lại kết quả dạy học về mặt kiến thức và kỹ năng nhằm mang lại kết quả tích cực cho học sinh. Hy vọng bài chia sẻ trên đây của Ivy Global School đã giúp phụ huynh và học sinh hiểu rõ hơn về phương pháp học tập mới này!

FEATURED TOPIC