Hình ảnh minh họa
Contents
- 1 Giới thiệu
- 2 Câu hỏi trắc nghiệm về ngày 20/10
- 2.1 Câu 1: Ngày thành lập Hội Liên hiệp Phụ nữ Việt Nam là ngày nào?
- 2.2 Câu 2: Chị Võ Thị Sáu qua đời ở tuổi bao nhiêu?
- 2.3 Câu 3: Quê của Nguyễn Thị Minh Khai một nữ chính trị gia nổi tiếng của Việt Nam ở:
- 2.4 Câu 4: Có bao nhiêu nữ thanh niên xung phong hi sinh ở Ngã Ba Đồng Lộc?
- 2.5 Câu 5: Ai là nữ chiến sĩ Việt Nam đầu tiên được phong cấp tướng?
- 2.6 Câu 6: Tiền thân của Hội Liên Hệp Phụ nữ Việt Nam là:
- 2.7 Câu 7: Nhà tù đã giam giữ chị Võ Thị Sáu anh hùng là:
- 2.8 Câu 8: Nữ chính trị gia nào đã đại diên Việt Nam kí hiệp định Pari?
- 2.9 Câu 9: Công chúa triều Trần được gả cho Vua Chiêm là Chế Mân?
- 2.10 Câu 10: Bài hát Biết ơn chị Võ Thị Sáu là sáng tác của:
- 2.11 Câu 11: Nữ hoàng đế đầu tiên của Việt Nam là ai?
- 2.12 Câu 12: Bài thơ Núi Đôi của Đại tá, nhà thơ Vũ Cao lấy nguyên mẫu từ hình tượng nhân vật nữ chiến sĩ anh hùng nào?
- 2.13 Câu 13: Vị thánh nữ trong tứ bất tử là ai?
- 2.14 Câu 14: Bộ phim chuyển thể từ cuốn nhật kí của một nữ thanh niên Hà thành, đã giành được những giải thưởng danh giá của điện ảnh quốc tế có tên là:
- 2.15 Câu 15: Nữ anh hùng nào đã vác hòm đạn có trọng lượng gần gấp 2 lần trọng lượng của mình trong kháng chiến chống Mĩ?
- 2.16 Câu 16: Đại hội LHPN Việt Nam lần thứ I vào ngày tháng năm nào?
- 2.17 Câu 17: Từ ngày thành lập đến nay Hội LHPN VN đã trải qua mấy lần đại hội?
- 2.18 Câu 18: Ai là người trao bức trướng thêu dòng chữ: Phụ nữ Việt Nam Trung hậu – Đảm đang – Tài năng – Anh hùng.
- 2.19 Câu 19: Với 8 chữ vàng Đảng và Bác khen tặng phụ nữ Việt Nam là gì?
- 2.20 Câu 20: Phong trào thi đua cho giới nữ cán bộ công nhân viên chức là gì?
- 3 Đáp án câu hỏi hội thi ngày Phụ nữ Việt Nam 20/10
- 3.1 Câu 1: Bốn đức tính căn bản của người phụ nữ Việt Nam truyền thống “Công – Dung – Ngôn – Hạnh” là như thế nào? Bạn quan niệm như thế nào về công, dung, ngôn, hạnh của phụ nữ thời nay?
- 3.2 Câu 2: Ngày nay chúng ta đang đề cao vấn đề bình đẳng giới. Bình đẳng giới có ảnh hưởng hoặc đồng nhất với việc sẽ đánh mất nữ tính của người phụ nữ không?
- 3.3 Câu 3: Có người cho rằng, việc bình đẳng giới khiến phụ nữ tham gia nhiều vào công tác xã hội, ảnh hưởng đến thời gian chăm sóc gia đình và con cái. Chúng ta nghĩ sao về điều này?
- 3.4 Câu 4: Trong Kinh thánh có nói Người Nữ được Chúa Trời tạo ra từ cái xương sườn của Người Nam. Chúng ta cảm nhận như thế nào về điều này?
- 3.5 Câu 5: Bạn hãy trả lời câu hỏi sau của nhà thơ Tố Hữu: “Ôi! Sống đẹp là thế nào, hỡi bạn?”
Giới thiệu
Bạn đã từng nghe về ngày Phụ nữ Việt Nam 20/10 chưa? Đó là một dịp đặc biệt để tôn vinh và tri ân những người phụ nữ trong cuộc sống của chúng ta. Trong bài viết này, chúng ta sẽ cùng tìm hiểu về ngày kỷ niệm này và các câu hỏi trắc nghiệm thú vị liên quan đến Ngày Phụ nữ Việt Nam.
Bạn đang xem: Câu hỏi hội thi ngày Phụ nữ Việt Nam 20/10 (Có đáp án) Câu hỏi tọa đàm ngày Phụ nữ Việt Nam
READ MORE:
Câu hỏi trắc nghiệm về ngày 20/10
Câu 1: Ngày thành lập Hội Liên hiệp Phụ nữ Việt Nam là ngày nào?
A. 20-10-1929
B. 20-10-1930
C. 8-3-1945
D. 8-3-1975
Đáp án: B. 20-10-1930
Câu 2: Chị Võ Thị Sáu qua đời ở tuổi bao nhiêu?
A. 14
B. 16
C.17
D. 18
Đáp án: B. 16
Câu 3: Quê của Nguyễn Thị Minh Khai một nữ chính trị gia nổi tiếng của Việt Nam ở:
A. Vinh – Nghệ An
B. Vĩnh Bảo – Hải Phòng
C. Bến Tre
D. Huế
Đáp án: A. Vinh – Nghệ An
Câu 4: Có bao nhiêu nữ thanh niên xung phong hi sinh ở Ngã Ba Đồng Lộc?
A. 9
B. 10
C. 17
D. 14
Đáp án: B. 10
Câu 5: Ai là nữ chiến sĩ Việt Nam đầu tiên được phong cấp tướng?
A. Võ Thị Sáu
B. Ngô Thị Tuyển
C. Nguyễn Thị Định
D. Hoàng Ngân
Đáp án: C. Nguyễn Thị Định
Câu 6: Tiền thân của Hội Liên Hệp Phụ nữ Việt Nam là:
A. Hội phụ nữ phản đế Việt Nam
B. Hội Liên hiệp phụ nữ Đông Dương
C. Hội liên hiệp phụ nữ miền Bắc
D. Nữ du kích Việt Nam
Đáp án: A. Hội phụ nữ phản đế Việt Nam
Câu 7: Nhà tù đã giam giữ chị Võ Thị Sáu anh hùng là:
A. Côn Đảo
B. Hỏa Lò
C. Sơn La
D. Phú Quốc
Đáp án: A. Côn Đảo
Câu 8: Nữ chính trị gia nào đã đại diên Việt Nam kí hiệp định Pari?
A. Chương Mĩ Hoa
B. Nguyễn Thị Bình
C. Nguyễn Thị Doan
D. Nguyễn Thị Minh Khai
Đáp án: B. Nguyễn Thị Bình
Câu 9: Công chúa triều Trần được gả cho Vua Chiêm là Chế Mân?
A. Huyền Trân
B. Ngọc Hoa
C. An Tư
D. Tiên Dung
Đáp án: A. Huyền Trân
Câu 10: Bài hát Biết ơn chị Võ Thị Sáu là sáng tác của:
A. Phong Nhã
B. Văn Cao
C. Nguyễn Đức Toàn
D. Sĩ Luân
Đáp án: C. Nguyễn Đức Toàn
Câu 11: Nữ hoàng đế đầu tiên của Việt Nam là ai?
A. Lí Chiêu Hoàng
B. Ỷ Lan Nguyên Phi
C. Đặng Thị Huệ
D. Võ Mị Nương
Xem thêm : Deal lương là gì? Bỏ túi cách deal lương khéo léo
Đáp án: A. Lí Chiêu Hoàng
Câu 12: Bài thơ Núi Đôi của Đại tá, nhà thơ Vũ Cao lấy nguyên mẫu từ hình tượng nhân vật nữ chiến sĩ anh hùng nào?
A. Mạc Thị Bưởi
B. Võ Thị Sáu
C. Trần Thị Bắc
D. Đăng Thuỳ Trâm
Đáp án: C. Trần Thị Bắc
Câu 13: Vị thánh nữ trong tứ bất tử là ai?
A. Chúa Liễu Hạnh
B. Tiên Dung Công Chúa
C. Quan Thế Âm Bồ Tát
D. Hằng Nga
Đáp án: A. Chúa Liễu Hạnh
Câu 14: Bộ phim chuyển thể từ cuốn nhật kí của một nữ thanh niên Hà thành, đã giành được những giải thưởng danh giá của điện ảnh quốc tế có tên là:
A. Bệnh xá Đặng Thuỳ Trâm
B. Xin đừng đốt
C. Đừng đốt
D. Tuổi 20
Đáp án: C. Đừng đốt
Câu 15: Nữ anh hùng nào đã vác hòm đạn có trọng lượng gần gấp 2 lần trọng lượng của mình trong kháng chiến chống Mĩ?
A. Trần Thị Bắc
B. Ngô Thị Tuyển
C. Hoàng Ngân
D. Bùi Thị Cúc
Đáp án: B. Ngô Thị Tuyển
Câu 16: Đại hội LHPN Việt Nam lần thứ I vào ngày tháng năm nào?
Đáp án: 4/1950
Câu 17: Từ ngày thành lập đến nay Hội LHPN VN đã trải qua mấy lần đại hội?
Đáp án: 10 lần
Câu 18: Ai là người trao bức trướng thêu dòng chữ: Phụ nữ Việt Nam Trung hậu – Đảm đang – Tài năng – Anh hùng.
Đáp án: Tổng bí thư Đỗ Mười
Câu 19: Với 8 chữ vàng Đảng và Bác khen tặng phụ nữ Việt Nam là gì?
Đáp án: Anh hùng – Bất khuất – Trung hậu – Đảm đam
Câu 20: Phong trào thi đua cho giới nữ cán bộ công nhân viên chức là gì?
Đáp án: Giỏi việc nước, đảm việc nhà
READ MORE:
Đáp án câu hỏi hội thi ngày Phụ nữ Việt Nam 20/10
Câu 1: Bốn đức tính căn bản của người phụ nữ Việt Nam truyền thống “Công – Dung – Ngôn – Hạnh” là như thế nào? Bạn quan niệm như thế nào về công, dung, ngôn, hạnh của phụ nữ thời nay?
Công, dung, ngôn, hạnh mãi mãi là “khuôn vàng thước ngọc” của người phụ nữ ở mọi thời đại. Có điều phải hiểu nội hàm, tức là ý nghĩa của bốn cái đức đó đã có nhiều thay đổi để phù hợp với thời đại mới.
“Công”: là nết ăn, làm, tài đảm đang quán xuyến việc nhà của người con gái. Từ việc chăm tằm, dệt vải đến thuê thùa, kim chỉ vá may, cỗ bàn, giỗ tết đều phải biết làm nhanh, gọn, đẹp. Bởi lẽ người xưa có câu “giàu vì bạn, sang vì vợ”. Người vợ đảm đang, tháo vát, nết na là một trong những đức tính cần thiết của người phụ nữ góp phần giúp gia đình êm thấm, hạnh phúc.
Xem thêm : Vôn là gì? Những điều bạn chưa biết về vôn kế?
“Dung”: là nhan sắc. Dù các cụ vẫn có câu “cái nết đánh chết cái đẹp” nhưng trong việc chọn dâu vẫn rất chú ý đến nhan sắc. Tiêu chuẩn về cái đẹp mỗi thời mỗi khác. Cái đẹp theo quan niệm xưa trước hết phải khỏe mạnh, không bệnh tật, có khả năng sinh con đẻ cái.
“Ngôn”: là lời ăn tiếng nói, biết thưa gửi, dạ vâng, biết ý tứ rào trước đón sau để làm sao cho không mất lòng ai, cứng nhưng lại phải mềm, có cương có nhu, lựa lời nói với chồng cho phải lúc.
Chồng giận thì vợ bớt lời
Cơm sôi bớt lửa một đời không khê.
“Hạnh”: là đức tính tốt đẹp, là cách cư xử với mọi người từ già tới trẻ, từ lớn đến bé đều đúng mực, nhất là đối với tứ thân phụ mẫu, với anh em nội ngoại. Dâu thảo, rể hiền là những điều mà các cụ mong muốn nhất.
Người phụ nữ truyền thống cũng như một người vợ lý tưởng phải hội tụ cả bốn đức tính trên. Còn người phụ nữ thời nay? Xã hội thay đổi thì quan niệm cũng thay đổi. Người phụ nữ hiện đại đã có những thay đổi về vị trí và vai trò của mình trong gia đình và xã hội, tuy nhiên tiêu chuẩn phụ nữ thời nay vẫn không thể thiếu Công, Dung, Ngôn, Hạnh.
Câu 2: Ngày nay chúng ta đang đề cao vấn đề bình đẳng giới. Bình đẳng giới có ảnh hưởng hoặc đồng nhất với việc sẽ đánh mất nữ tính của người phụ nữ không?
Bình đẳng giới không có nghĩa là cào bằng, là làm cho phụ nữ trở nên giống như đàn ông hay ngược lại. Bình đẳng giới chỉ là sự ngang nhau giữa phụ nữ và nam giới về quyền, cơ hội, trách nhiệm và vị thế trong gia đình và xã hội.
Còn mọi mặt khác, nam phải ra nam, nữ phải là nữ. Tuy nhiên, do tuyên truyền chưa sâu hoặc do nhiều người hiểu chưa đúng, nên nghĩ rằng đàn ông uống rượu được thì phụ nữ cũng uống rượu được, “ông ăn chả thì bà ăn nem”, đàn ông mạnh mẽ, nóng tính, thì phụ nữ cũng phải như vậy… là bình đẳng giới.
Câu 3: Có người cho rằng, việc bình đẳng giới khiến phụ nữ tham gia nhiều vào công tác xã hội, ảnh hưởng đến thời gian chăm sóc gia đình và con cái. Chúng ta nghĩ sao về điều này?
Chúng ta chưa đạt được sự bình đẳng giới thực sự, nhiều người vẫn coi việc chăm sóc gia đình, con cái là việc của phụ nữ nên phụ nữ mới bị đè nặng hai vai.
Trừ việc mang thai và sinh con được gọi là “thiên chức” của phụ nữ, tức là việc “trời giao phó,” còn lại từ việc nội trợ, chăm sóc con cái phải được chia sẻ giữa vợ và chồng. Đa số các gia đình trẻ, người đàn ông tham gia công việc gia đình.
Còn những gia đình người đàn ông chỉ coi đi làm, kiếm tiền là quan trọng nhất, là hoàn thành trách nhiệm… thì phải xem xét lại.
Việc giáo dục bình đẳng giới không thể làm cấp tập, một sớm một chiều. Nhìn đại thể, đã có những bước tiến nhất định…
Câu 4: Trong Kinh thánh có nói Người Nữ được Chúa Trời tạo ra từ cái xương sườn của Người Nam. Chúng ta cảm nhận như thế nào về điều này?
Ý nghĩa về sự hình thành Người Nữ:
- Người nữ sinh ra không phải từ chân Người Nam để làm tấm thảm lau nhà.
- Người nữ sinh ra không phải từ đầu Người Nam để mà cao hơn.
- Người nữ sinh ra từ cạnh sườn Người Nam để được làm người bạn đồng hành.
- Người nữ sinh ra dưới cánh tay Người Nam để được che chở.
- Người nữ sinh ra bên cạnh trái tim Người Nam để được yêu thương.
Câu 5: Bạn hãy trả lời câu hỏi sau của nhà thơ Tố Hữu: “Ôi! Sống đẹp là thế nào, hỡi bạn?”
- Thế nào là sống đẹp và những biểu hiện của nó
a. Sống đẹp là sống có lý tưởng cao đẹp phù hợp với thời đại và có hành động đẹp, mỗi giây mỗi phút trong cuộc đời đều hướng về lý tưởng cao quý.
b. Sống đẹp còn là sống có tình cảm trong sáng, lành mạnh, phong phú.
c. Sống đẹp là phải không ngừng học tập để có tri thức sâu rộng về khoa học, đời sống, văn hoá.
d. Sống đẹp còn là phải luôn luôn biết hành động phù hợp với pháp luật, với đạo lý, góp phần vào sự phát triển của xã hội và hoàn thiện nhân cách của bản thân.
e. Sống đẹp là sống có tâm hồn phong phú, giàu lòng nhân ái, vị tha
Đáp án: Câu hỏi này là để mở rộng tư duy, không có đáp án chính xác
Nguồn: https://ispacedanang.edu.vn
Danh mục: Học tập