- Cách dạy học sinh lớp 1 tập đọc hiệu quả #Cẩm nang cho bố mẹ
- Bật mí 13+ cách học giỏi tất cả các môn, đạt điểm cao toàn diện
- Chương trình tiếng Anh cho trẻ mầm non cần có yếu tố gì?
- Thực trạng của việc giáo dục kỹ năng sống cho học sinh Tiểu học hiện nay
- 8 ĐIỀU PHỤ HUYNH CẦN CHUẨN BỊ HÀNH TRANG CHO BÉ VÀO LỚP 1
Cùng tham khảo các phương pháp dưới đây để trị căn bệnh mất gốc Hóa này nhé.
Bạn đang xem: Mất gốc Hóa học lại từ đâu? Phương pháp học hóa từ đầu
Mất gốc Hóa học lại từ đâu?
Như chúng ta đã biết, Hóa học là môn thuộc ban tự nhiên, thông thường xếp vào khối A, B. Môn này được các bạn làm quen trong chương trình Hóa học lớp 8. Trong chương trình hóa học 8 các bạn sẽ được giới thiệu các lí thuyết chung nhất, khái quát nhất về bộ môn hóa. Vì vậy thông thường sẽ khá dễ cho các bạn. Điều này làm các bạn chủ quan, không chú tâm vào học.
Tuy nhiên đây thường là các kiến thức sơ khai, nền tảng nhất. Vì vậy lời khuyên cho các bạn đang chuẩn bị làm quen với môn Hóa là hãy học chắc các kiến thức này. Còn đối với các bạn đang trong tình trạng mất gốc thì hãy bổ sung lại kiến thức ngay nhé.
Điểm lại chương trình Hóa học cấp 2
Sau đây là chương trình Hóa được dạy ở lớp 8 để các bạn dễ hình dung mình thiếu kiến thức gì nhé.
- Chương I: Chất – Nguyên tử – Phân tử: chương này gồm 7 bài lí thuyết và 2 bài thực hành, 2 bài luyện tập.
- Chương II: Phản ứng hóa học
- Chương III: Mol và tính toán hóa học
- Chương IV: Oxi – Không khí
- Chương V: Hidro – Nước
- Chương VI: Dung dịch.
Đừng nghĩ rằng đó là các kiến thức không cần thiết vì hóa học là học theo quá trình và còn liên quan đến chương trình học sau. Ví dụ, chương III, IV, V là các chương khá quan trọng đặc biệt áp dụng vào làm bài tập sau này. Trong đó chương IV, V có liên quan đến chương trình hóa lớp 10. Nếu các bạn học tốt ngay từ đầu thì lớp 10 học sẽ rất nhàn.
Xem thêm : SỞ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO TP HÀ NỘI
Hóa học được giảng dạy trong chương trình sẽ gồm Hóa vô cơ và Hóa hữu cơ. Trong đó Hóa vô cơ được được giảng dạy ở chương trình lớp 9 và lớp 10. Chương trình hóa học lớp 9 gồm:
- Chương I: các loại hợp chất vô cơ: học về các axit, bazo
- Chương II: Kim loại
- Chương III: Phi kim. Sơ lược về bảng tuần hoàn Nguyên tố Hóa học
- Chương IV: Hidrocacbon. Nhiên liệu
- Chương V: Dẫn xuất của Hidrocacbon Polime
Trong chương trình hóa học lớp 11 có nửa chương trình vẫn thuộc về hóa vô cơ. Trong đó học về một số hợp chất vô cơ của Nito và Photpho, đã phần nào được học trong chương trình cấp 2.
Hệ thống chương trình nửa lớp 11 và 12 học về Hóa hữu cơ và các ứng dụng của các chất hữu cơ trong cuộc sống. Đây là kiến thức rất khó đòi hỏi các bạn phải có nền tảng hóa vô cơ thật chắc.
Như vậy, chúng ta đã điểm qua chương trình Hóa học từ lớp 8 đến lớp 12. Và cũng đã phần nào giúp các bạn hình dung sợi dây gắn kết trong chương trình học của môn Hóa phải không nào? Từ đó các bạn hãy lập một sơ đồ cụ thể để kiểm tra xem mình đang hổng kiến thức nào trong khung chương trình như trên nhé.
Phương pháp học Hóa từ đầu
Sau khi đã biết mình hổng kiến thức gì, các bạn hãy vạch ra cho mình một lộ trình học phù hợp và khoa học nhé.
- Đầu tiên hãy xác định mục tiêu học của mình: Các bạn đang theo ban tự nhiên thì cần chú trọng học đều tất cả các môn đặc biệt là Hóa. Các bạn có thể tham khảo điểm của một số trường đại học xét tuyển môn này. Dựa vào điểm chuẩn của từng năm để xác định cho mình mức điểm môn Hóa cần đạt được là bao nhiêu. Từ đó lập ra cho mình lộ trình học phù hợp.
- Hãy lên thời khóa biểu học cho từng tuần, càng chi tiết càng tốt nhé.
-
Đầu tiên bạn nên lập ra một sơ đồ cây gồm 2 phần hóa vô cơ và hóa hữu cơ, kèm đó là những ý chính để có cái nhìn tổng quan về Hóa học.
-
Xem thêm : 21+ bài hát tiếng Anh cho học sinh tiểu học hay nhất theo chủ đề
Sau đó từ nhánh lớn Vô cơ và hữu cơ chia thành nhiều nhóm nhỏ. Ví dụ Vô cơ gồm các nguyên tố hóa học, một số axit, bazo quan trọng…Còn hữu cơ có thể chia ra các chất và hợp chất của nó, nhóm hidrocacbon no và không no. Vạch được sơ đồ như vậy các bạn sẽ thấy rõ các lí thuyết nào có liên quan đến nhau để học dễ hơn.
-
Một trong những phương pháp trị mất gốc Hóa quan trọng nhất là các bạn nên học thuộc Bảng tuần hoàn và cách sử dụng bảng tuần hoàn. Bởi trong đó mỗi nguyên tố được sắp xếp theo nhóm, gióng theo hàng cột, kí hiệu các bạn đã có thông tin về nguyên tố đó rồi. Nếu cảm thấy khó nhớ, các bạn có thể học thuộc một vài nguyên tố quan trọng và đặc biệt nhất.
-
Khi học Hóa, các bạn luôn cảm thấy kho khăn trong việc làm bài tập đúng không nào? Và cả các phương trình hóa học nữa. Vậy cách giúp các bạn nhớ được các phương trình đó là nên học theo nhóm. Ví dụ hãy học các tính chất chung của nhóm Axit, Bazo, một số chất hữu cơ và đồng đẳng xếp vào một nhóm. Từ đó chiếu theo nguyên tố đó thuộc nhóm nào sẽ gồm tính chất hóa học như thế.
-
Tiếp đó đến giai đoạn luyện đề. Đừng vội vàng trong luyện đề thi ngay lập tức. Mà các bạn hãy luyện làm các dạng bài theo chuyên đề từ khó đến dễ. Sau khi đã luyện nhuần nhuyễn từng chuyên đề thì các bạn hãy bắt đầu luyện đề thi cụ thể. Trong mỗi đề thi các bạn phân tích các dạng bài rồi nhớ lại cách làm để áp dụng.
Nếu gặp khó khăn, các bạn có thể nhờ thầy cô hướng dẫn. Tất nhiên là giáo viên sẽ tận tình chỉ bảo nhưng với điều kiện các bạn phải có kiến thức nền tảng trước đó rồi đúng không nào.
Sẽ có nhiều phương pháp để ghi nhớ như viết giấy nhớ, dùng mô hinh 2D, 3D hay cách liên tưởng của bản thân để ghi nhớ dễ hơn. Nhưng trong đó thì sử dụng phương pháp sơ đồ để lập ra kế hoạch học có thể coi là khoa học và hiệu quả nhất. Ngoài ra các bạn có thể kết hợp nhiều cách để có lộ trình học phù hợp nhất với mình.
Với nỗi lo mất gốc Hóa, các bạn có thể từ bỏ ngành học, trường học mà mình vốn rất thích chỉ vì trường có xét tuyển môn Hóa. Nhưng giờ đây, với phương pháp lấy lại căn bản hóa học như trên, các bạn sẽ chẳng lo vì không dám theo đuổi ước mơ của mình nữa. Người ta thường nói thành công bắt đầu từ những nỗ lực. Chỉ cần các bạn có thể kiên trì thì sợ gì nỗi lo mất gốc Hóa phải không nào?
Nguồn: https://ispacedanang.edu.vn
Danh mục: Học tư duy