Theo quan niệm của người lớn, “con không nghe lời cha mẹ trăm đường con hư”. Trong mắt người lớn, trẻ con phải nghe theo mọi lời mình nói vì chúng bé hơn, biết ít hơn về cuộc sống và đơn giản là vì chúng là con mình.
- Tổng kết cuộc thi dạy học theo chủ đề tích hợp và vận dụng kiến thức liên môn
- Tóm tắt lý thuyết Sinh học 11 bài 23
- Đề cương lý thuyết ôn tập học kỳ II môn toán lớp 10
- Gia sư nên làm gì nếu học sinh không nghe lời
- SKKN Sử dụng sơ đồ tư duy nhằm phát huy tính tích cực trong dạy học tiếng việt cho học sinh lớp 5B, trường tiểu học Lam Sơn 3
Ba mẹ không cô đơn đâu vì ngoài kia cũng có rất nhiều bậc phụ huynh đang “đầu bù tóc rối” vì em bé từ ngoan ngoãn vâng lời bỗng một ngày trở thành em bé không nghe lời mẹ, chống đối và chỉ làm theo ý mình.
Bạn đang xem: 6 cách giáo dục trẻ không nghe lời đơn giản mà hiệu quả
Có phải ba mẹ đang muốn tìm hiểu phương pháp dạy con biết nghe lời? Đang băn khoăn có nên đánh con khi con không nghe lời? Rồi có nên nghĩ cách phạt trẻ không nghe lời như thế nào? Thấu hiểu điều này, POH gửi đến ba mẹ bài viết và bật mí bí quyết dạy con không đòn roi.
Trước tiên chúng ta cần tìm hiểu tại sao trẻ ương bướng không chịu nghe lời và làm ba mẹ phiền lòng đến thế.
Contents
Tại sao trẻ không nghe lời ba mẹ?
Để lý giải nguyên nhân tại sao trẻ không nghe lời, ba mẹ cần hiểu rõ tâm lý của trẻ 2 tuổi. Trẻ ở độ tuổi này mang trong mình trí tò mò và một nguồn năng lượng để vui chơi mà không biết mệt mỏi. Các con thích khám phá những điều mới lạ trong cuộc sống và bắt đầu phát triển tính độc lập.
Do đó, trẻ không nghe lời ba mẹ và muốn làm mọi thứ theo ý mình là điều hoàn toàn dễ hiểu. Ba mẹ sẽ không tránh khỏi cảm giác hụt hẫng và bất ngờ khi bị con “ngó lơ” mọi lời nói, thậm chí là mệnh lệnh.
Trẻ ương bướng không chịu nghe lời khiến mẹ phiền lòng
Sự độc lập được thể hiện rất rõ thông qua việc trẻ muốn tự làm mọi thứ, muốn quyết định mọi việc theo ý mình và không hề quan tâm đến lời nói hay sự nhắc nhở của ba mẹ. Mẹ nhắc con đem tất bẩn bỏ vào giỏ thì con lại bỏ thẳng vào cửa máy giặt, ba bảo con cất đồ chơi trên sàn rồi mới ăn cơm thì con ngồi thẳng vào bàn ăn như chưa hề nghe thấy gì. Đôi lúc, ba mẹ cũng cảm thấy khó chịu chút vì trẻ ương bướng không chịu nghe lời phải không?
Tuy nhiên, ba mẹ hãy thấu hiểu cho con nhé! Trẻ 2 tuổi đang thể hiện tính quyết đoán của mình với ba mẹ – những người mà con tin tưởng nhất. Ngoài ra, nhiệm vụ hằng ngày của con cũng khác với ba mẹ. Con còn nhỏ nên chưa hiểu được ba mẹ lo lắng cho sự an toàn của mình như thế nào và cũng không tồn tại khái niệm phải ưu tiên việc này hay việc kia trước.
Các bé ở độ tuổi này cũng chưa biết kiểm soát cơn bốc đồng của bản thân nên sẽ có thiên hướng làm mọi điều trái ngược với lời nói của ba mẹ. Đôi lúc ba mẹ có thể chiều ý con nhưng tốt hơn hết là cứng rắn ngay từ đầu để con dần thay đổi cách hành xử. Điều quan trọng nhất là giúp trẻ phát triển tính độc lập song song với tinh thần sẵn sàng hợp tác với mọi người xung quanh.
Cách giáo dục trẻ không nghe lời
Trẻ bướng bỉnh không nghe lời phải làm sao? Có nên đánh trẻ khi trẻ không nghe lời? Rất nhiều câu hỏi được đặt ra cho các bậc phụ huynh ngay lúc này. Có giây phút nào vì quá bực tức và ức chế mà ba mẹ đã đánh đòn con như một cách phạt trẻ không nghe lời chưa? Sau trận đòn ấy, trẻ có ngoan hơn không, có nghe lời ba mẹ hơn không? Phần lớn là không. Vậy ba mẹ phải làm gì khi trẻ không nghe lời đây?
Phương pháp dạy con biết nghe lời đang được phần lớn ba mẹ áp dụng là dạy con không đòn roi – một phương pháp kỷ luật tích cực. Điều này có nghĩa ba mẹ sẽ không dùng bạo lực thể chất gây ra những vết thương và tiếng khóc dữ dội cho con.
Thay vào đó, ba mẹ sẽ học cách nói để con nghe lời. Vậy có những điều gì cần chú ý khi áp dụng phương pháp này? Hãy tham khảo 6 cách dạy trẻ 2 tuổi biết nghe lời để giải tỏa băn khoăn làm gì khi trẻ không nghe lời nhé!
READ MORE:
6 cách trị trẻ không nghe lời
1. Lời nói cần rõ ràng và gắn với thực tế
Khi yêu cầu con làm điều gì đó, mẹ nên cân nhắc xem nhiệm vụ đó có vừa sức với con không và diễn tả một cách rõ ràng những gì con cần làm. Ví dụ, yêu cầu “Con dọn đồ chơi đi!” là chưa đủ rõ ràng và chắc chắn là con sẽ không biết mình cần phải làm gì, bắt đầu từ đâu. Thay vào đó, mẹ nên nói “Con giúp mẹ cất giày vào tủ nhé!”. Tương tự, thay vì nhắc con “Cả nhà chuẩn bị ăn cơm rồi đấy con nhé!” thì hãy dẫn con đi rửa tay sạch sẽ và ngồi vào bàn ăn.
Trong một ngày, mẹ nên dành thời gian để cùng con thực hiện một nhiệm vụ mới nào đó, chẳng hạn như xếp búp bê lên kệ hay xếp lại gối cho ngay ngắn. Có thể mẹ nghĩ rằng rằng trẻ tự biết làm những điều đó và không cần người lớn hướng dẫn, nhưng thực tế thì chưa hẳn là như vậy đâu ạ.
Khi hướng dẫn con kỹ năng nào đó, mẹ hãy nói thật dễ hiểu nhé!
2. Muốn con nghe lời hãy nói ít đi
Nếu thường xuyên bị con “bơ đẹp” thì ba mẹ hãy thử nghĩ lại xem liệu có phải mình nói quá nhiều, quá dài và quá khó hiểu hay không. Trẻ 2 tuổi với khả năng ngôn ngữ chưa phát triển hoàn thiện sẽ không thể hiểu được những câu nói phức tạp đó của ba mẹ.
Ba mẹ hãy nói chậm lại, nói ngắn hơn và hướng dẫn từng bước để con hoàn thành nhiệm vụ nhé! Ví dụ: “Con lên tầng và tìm giày của con rồi đi vào nhé!” hoặc “Con lại đây và ngồi cạnh mẹ này!” Như vậy, yêu cầu của mẹ đã được tách thành hai bước nhỏ và trẻ sẽ dựa vào đây để hoàn thành từng bước một.
3. Theo sát và hỗ trợ con
Nếu mẹ yêu cầu con vứt vỏ kẹo trên tay vào thùng rác mà con không chịu làm thì mẹ hãy lấy và bỏ vào thùng. Tương tự, con nhất quyết không chịu xuống khỏi ghế sau khi ăn xong thì mẹ sẽ dứt khoát bế con xuống. Cách xử lý khi trẻ không nghe lời này giúp trẻ nhận ra rằng không phải điều gì cũng có thể làm theo ý của mình mà có lúc mình cần nghe lời ba mẹ.
4. Khen ngợi và động viên khi con làm tốt
Định nghĩa “con làm tốt” được hiểu là trẻ làm điều đó là vì bản thân trẻ cảm thấy đúng chứ không phải vì bị mẹ ép buộc. Ở đây, sự tự nguyện của con là rất quan trọng. Mẹ hãy để con làm mọi việc với tinh thần thoải mái chứ không phải dựa trên tinh thần bị ép buộc. Trẻ 2 tuổi rất muốn nhìn thấy bố mẹ vui, vậy nên những lời khen sẽ là động lực để con tiếp tục cố gắng.
Xem thêm : TRƯỜNG THPT NGUYỄN TRÃI
Ngoài ra, phần thưởng cũng chính là một nguồn động lực to lớn với những em bé 2 tuổi. Khi mong muốn con làm điều gì đó, ba mẹ nên nói trước về phần quà mà con sẽ nhận được nếu cố gắng hết sức. Ví dụ: “Khi con xếp hết búp bê lên giá xong thì mẹ con mình cùng đọc quyển truyện mới mua lúc sáng nhé!”
Khen ngợi là một cách giáo dục trẻ không nghe lời
5. Hạn chế nói “không”
Nếu trẻ ngó lơ khi mẹ nói “không” thì nguyên nhân có thể là trẻ đã nghe câu nói này quá nhiều lần. Khi đó, mẹ hãy thử những cách diễn đạt thay thế như “Mẹ con mình ra ngoài sân chơi ném bóng nhé!” thay vì giận dữ la hét: “Con đừng chơi ném bóng trong nhà bếp nữa!”.
Mẹ hãy cố gắng nói “có” bất cứ khi nào có thể và nên dùng những từ mang ý nghĩa khuyến khích thay vì ngăn cản. Nếu con muốn trèo lên cầu trượt, mẹ hãy đồng ý “Được, mẹ con mình cùng thử nhé!” thay vì tạo ra rào cản “Không được đâu, con chưa đủ lớn để chơi trò này!”
Ngăn cản là hành vi mang lại cảm giác tiêu cực và đặc biệt là không có tác dụng với những trẻ ương bướng không chịu nghe lời. Tuy nhiên, cũng có lúc mẹ buộc phải sử dụng để đảm bảo an toàn cho con. Mẹ không thể để yên cho con chạy ra đường hay nghịch ngợm bộ đồ pha trà trong phòng khách của bà được. Đây là lúc mẹ cần dùng đến từ “không” một cách thật nghiêm túc và dứt khoát để ngăn chặn ngay trước khi con gây ra hậu quả đáng tiếc nào đó.
Trong những trường hợp này, mẹ bắt buộc phải cứng rắn và không thể nhân nhượng. Nuôi dạy con khó ở điểm vừa tạo cho con một vùng an toàn, nhưng vừa khuyến khích con khám phá để thỏa mãn trí tò mò và óc tưởng tượng. Nhờ đó, trẻ sẽ rèn luyện tính độc lập của mình trong những giới hạn phù hợp và an toàn cho bản thân.
6. Trở thành người cha, người mẹ tâm lý
Hãy tưởng tượng mẹ đang thoải mái đọc sách hay nói chuyện với bạn mà phải có việc gấp cần làm. Cảm giác lúc đó rất bối rối và gấp gáp phải không mẹ? Trẻ cũng giống như vậy, cũng cần thời gian để chuẩn bị sẵn sàng tinh thần trước khi chuyển sang một hoạt động mới.
Ví dụ, trong lúc con đang chơi mà sắp đến giờ về nhà, mẹ hãy nói với con rằng “Chúng ta chuẩn bị về nhà rồi con ơi. Con chơi thêm một lúc nữa thôi nhé!”. Phản ứng ban đầu của trẻ sẽ là nuối tiếc, không nỡ bỏ ngay em búp bê xinh xắn xuống hay gấp cuốn truyện đang tô dở nhưng ít nhất con vẫn nhận thức được là mình sắp phải về nhà.
Nếu mẹ lo rằng tình trạng trẻ lì không nghe lời vẫn tiếp diễn dù đã áp dụng cách giáo dục trẻ không nghe lời thì nên trao đổi và nghe lời khuyên từ bác sĩ. Dù có vẻ không nghiêm trọng lắm nhưng để chắc chắn thì bác sĩ sẽ tiến hành kiểm tra thính lực hoặc đánh giá các vấn đề phát triển khác.
Nguồn: Babycenter
Nguồn: https://ispacedanang.edu.vn
Danh mục: Học tư duy