Phát minh ra thi cử, người đàn ông năm nào cũng được hội học sinh 'réo tên than vãn' hóa ra bị oan

Thời đi học, những kỳ thi luôn là nỗi ám ảnh lớn nhất của hội học sinh. Cả năm chỉ có thi một lần, từ kiểm tra miệng, kiểm tra 15 phút, thi giữa kỳ, thi cuối kỳ, và còn biết bao kỳ thi khác như thi thử, thi để chia lớp, thi để tuyển đội,… Điều này khiến hội học sinh rất ám ảnh và ghét người phát minh ra thi cử.

Henry Fischel – Người đã thay đổi bước ngoặt của giáo dục

Vào trước mỗi kỳ thi, Henry Fischel đã bị ‘réo tên than vãn’. Theo các tài liệu được lưu truyền, ông được cho là người Mỹ đầu tiên phát minh ra các kỳ thi để kiểm tra năng lực của học sinh. Ý tưởng của ông chủ yếu tập trung vào khả năng tiếp thu kiến thức và vận dụng vào thực tế. Ông cho rằng, những kỳ thi này sẽ đánh giá mức độ nhận thức của học sinh với những gì họ đã được học. Từ đó, các quốc gia trên thế giới bắt đầu áp dụng các kỳ thi để đánh giá năng lực của học sinh.

Kỳ thi trở thành một phần tất yếu của giáo dục

Quốc gia đầu tiên thực hiện một kỳ thi tiêu chuẩn hóa trên toàn quốc là Trung Quốc cổ đại. Được gọi là kỳ thi hoàng gia, hệ thống này được thiết lập bởi triều đại nhà Tùy và nhằm lựa chọn ứng cử viên có khả năng để đảm nhận các vị trí chính phủ cụ thể. Mặc dù đã bị nhà Thanh bãi bỏ sau 1300 năm vào năm 1905, nước Anh lại áp dụng hệ thống thi tuyển này từ năm 1806 cho Dịch vụ công của nhà vua và sau đó áp dụng cho giáo dục.

Nhầm lẫn về người phát minh ra thi cử

Tuy nhiên, hình ảnh mà học sinh thường ‘cà khịa’ mỗi năm lại cho là của Henry Fischel, thực tế là Henry Kimball Hadley, một nhà soạn nhạc và nhạc trưởng người Mỹ, không liên quan gì đến giáo dục hay thi cử. Một người khác được cho là Henry Fischel, người đã phát minh ra các kỳ thi, thực ra là Henry Detlev Fishel, một nhà trị liệu tâm lý ở New York.

Henry A. Fischel – Cha đẻ thực sự của các kỳ thi

Theo tài liệu gần đây nhất, Henry A. Fischel là người đã thực sự phát minh ra các kỳ thi. Ông sinh ngày 20/11/1913 và là giáo sư danh dự về ngôn ngữ và văn hóa Cận Đông tại Đại học Indiana. Ông cũng đóng góp đáng kể vào việc thành lập Chương trình Nghiên cứu Do Thái và Khoa Nghiên cứu Tôn giáo tại Đại học Indiana. Vậy là hội học sinh không chỉ ‘cà khịa’ sai người mà ngay cả cha đẻ của các kỳ thi cũng không biết.

Dù người nào đã phát minh ra kỳ thi, cho đến thời điểm hiện tại, việc thi cử đã trở thành một phần tất yếu của giáo dục ở tất cả các quốc gia. Điều này giúp giáo viên đánh giá thực lực của học sinh và lựa chọn những nhân tài cho đất nước.

FEATURED TOPIC